Sức mạnh quân sự của Triều Tiên

Tiềm lực quân sự Triều Tiên là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt hiện nay, khi Hàn Quốc và Triều Tiên liên tục kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu chống lại sự khiêu khích từ bên kia.












Theo News Limited Network, lợi thế quân sự lớn nhất của Triều Tiên so với Hàn Quốc và các đồng minh Mỹ là trên mặt đất. Quân đội Triều Tiên gồm hơn 1 triệu binh lính, với hơn 8 triệu nữa thuộc lực lượng dự trữ. Tuy nhiên, bao nhiêu người trong số đó đủ khỏe để cầm vũ khí và chiến đấu cũng còn là một điều phải bàn.


Thông tin về năng lực quân sự của Triều Tiên không được công bố và có sự khác biệt tùy nguồn tin. Theo các tài liệu được công nhận rộng rãi, lợi thế quân sự lớn nhất của Triều Tiên so với Hàn Quốc và đồng minh Mỹ là lực lượng quân đội trên mặt đất. Quân đội Triều Tiên gồm hơn 1 triệu binh lính, thêm 4 đến 8 triệu nữa thuộc lực lượng dự trữ.Một thay đổi mới diễn ra trong tiềm lực quân sự của Triều Tiên là việc nước này tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sau lần thử dưới lòng đất vào tháng 2. Đồ họa: NewsLimitedNetwork










Ảnh:
Xe tăng Kokpung diễu hành ở Bình Nhưỡng. Tính đến năm 2010, có 200 - 300 chiếc loại này đang phục vụ trong quân đội Triều Tiên.Giáo sư Alan Dupont ngành An ninh Quốc tế thuộc Đại học New South Wales, Australia, cho rằng rất ít có khả năng Triều Tiên tiến hành tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc vì điều đó đồng nghĩa với tự sát. Tuy nhiên, nếu nước này điều quân trong một cuộc tấn công phủ đầu vào Hàn Quốc, sẽ khiến 9,6 triệu dân Seoul hoảng sợ, và gây quan ngại lớn cho 50 triệu dân Hàn Quốc. Ảnh: Militaryphoto










Ảnh: AFP
Con át chủ bài của quân đội Triều Tiên có thể là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ được huấn luyện khắc nghiệt, rèn giũa và được trang bị vũ khí tốt. Họ có thể gây khó khăn lớn cho hậu phương của đối phương.Hàn Quốc có 600.000 quân thường trực và 28.500 lính Mỹ đồn trú. Về hải quân, Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục. Nước này có 600 máy bay quân sự do Mỹ sản xuất, trong đó có các chiến đấu cơ F-16. Không quân và hải quân Triều Tiên chỉ được trang bị các thiết bị từ thời Xô viết. Ảnh: AFP










Ảnh:
Có khoảng 1.600 xe tăng T-55 phục vụ quân đội Triều Tiên.Theo Giáo sư Alan Dupont, các đòn mà Triều Tiên có thể tung ra là cho nổ bom hạt nhân dưới lòng đất, nã pháo qua biên giới, hoặc thỉnh thoảng phóng tên lửa Taepodong qua trời Nhật Bản, hoặc thậm chí đặt thủy lôi quanh bờ biển. Tuy nhiên nguồn ngân sách hạn hẹp và tình trạng thiếu lương thực khiến Triều Tiên không thể gây đe dọa lớn với Hàn Quốc. Ảnh: Xinhua











Pháo phản lực M-1978.


Pháo phản lực M-1978 170 mm do Triều Tiên thiết kế và sản xuất, được đưa vào phục vụ từ năm 1978. Loại vũ khí này được triển khai tại khu vực phi quân sự, gần biên giới với Hàn Quốc, thường được ngụy trang dưới đất. Theo Wikipedia, quân đội Triều Tiên đã cung cấp loại pháo này cho Iran trong cuộc chiến Iran-Iraq và nó đã được sử dụng với thành công nhất định. Ảnh: Xinhua










Ảnh:
Trong ảnh là pháo 240 mm trong môt cuộc diễu hành ở Bình Nhưỡng. Theo Yonhap, người Triều Tiên đã sản xuất hai loại pháo 240 mm là M-1985 gồm 12 nòng và M-1991 gồm 22 nòngẢnh: armyrecognition










Theo trang GlobalSecurity, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Kn-02 là phiên bản nâng cấp của tên lửa Xô viết SS-21, có tầm phóng từ 100 đến 120 km. Nó được cho là dài 6,4 m, đường kính 0,65 m, nặng 2.010 kg, chứa 450 kg chất nổ trong đầu đạn. Kể từ năm 2004, nó đã được phóng thử ít nhất 17 lần. Ảnh: military-today










Tên lửa đạn đạo tầm trung Musu-dan cải tiến, với chiều dài từ 12 đến 19 m, đường kính 1,5 tới 2 m, trọng lượng phóng từ 19.000 đến 26.000 kg, và tầm phóng từ 2.500 đến 4.000 km. Tên lửa được cho là có đầu đạn đơn với lượng chất nổ 1.200 kg và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính. Ảnh: Yonhap










Ảnh:
Tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong -1 được phóng hôm 31/1/1998. Nó có chiều dài 25 m, nặng 1.000 kg. Ảnh: Xinhua










Ảnh:
Tên lửa đạn đạo ba tầng Taepodong-2 là bản kế thừa của Taepodong-1, được phóng thử một lần nhưng thất bại. Ảnh: Xinhua










Ảnh:
Các loại tên lửa chính của Triều Tiên. Tên lửa tầm xa Taepodong-2 dài 32 m và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ cho rằng tên lửa Taepodong-2 thậm chí có thể đạt tầm hoạt động lên tới 15.000 km nếu được trang bị bộ phận đẩy phụ. Đồ họa: Realdealtalk










Khoảng 40 máy bay MiG-29 phục vụ không quân Triều Tiên. MiG-29, do Liên Xô sản xuất, là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân Triều Tiên, được sử dụng chủ yếu để bảo vệ không phận. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng trước máy bay Mig-29 trong một chuyến thị sát quân đội. Ảnh: KCNA











Mig-21. Ảnh: militaryphoto


Triều Tiên có hơn 150 máy bay MiG-21, số lượng lớn nhất trong các loại máy bay của nước này. Mig-21 PFM là một phiên bản mới hơn của MiG-21, với nhiều cải tiến so với thế hệ đầu. Nó bao gồm các hệ thống như tiếp nhận cảnh báo radar, hệ thống xác nhận đồng đội - đối phương (IFF), vốn cần thiết trong các cuộc chiến không quân hiện đại. PFM còn được trang bị pháo GSh-23 với 200 viên đạn, hai tên lửa AA-2 Atoll và có chỗ cho tên lửa Kh-66. Ảnh: militaryphoto










Tàu ngầm Sang-O xuất xứ từ Triều Tiên là tàu ngầm diesel/điện, duyên hải, nặng 300 tấn, có hai phiên bản: Sang-O I dài 34 m và Sang-O II dài 39 m. Theo GlobalSecurity, các tàu này được sử dụng để cài thủy lôi, tác chiến cùng các tàu trên mặt nước.Wikipedia dẫn một nghiên cứu năm 2010 cho hay Triều Tiên sở hữu tổng cộng 70 tàu ngầm, trong đó có 40 tàu ngầm lớp Sang-O, 20 tàu ngầm lớp Romeo (1.800 tấn) và 10 tàu ngầm cỡ nhỏ như tàu lớp Yeono (130 tấn).

Post a Comment

أحدث أقدم