Taekwondo có 2 môn phái:
Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966
Liên đoàn Taekwondo thế giới (tiếng Anh: World Taekwondo Federation hay WTF) là một tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwondo quốc tế rời khỏi Hàn Quốc
Cấp đai của 2 phái này cũng gần giống nhau
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh , đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan (ITF) hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về taekwondo.
Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Đai trắng (cấp 8) Đai vàng (cấp 7) Đai xanh (cấp 6 và 5) Đai nâu (cấp 4 và 3) Đai đỏ (cấp 2 và 1) Đai đen (nếu chưa đủ 18 tuổi sẽ đeo đai đỏ đen đến khi đủ 18 tuổi sẽ được đeo đai đen)
Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Hệ phái Taekwondo WTF có 9 trình độ (gọi là một “gup”) với 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6
– Căn bản: 10 đòn đấm trung.
– Quyền: bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek 1 Jang, Taeguek 2 Jang).
-Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi).
– Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taeguek Sam-Jang.
– Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
– Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taeguek Oh-Jang, Taeguek Yuk-Jang, Taeguek Chil-Jang.
– Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Song đấu: đấu tính điểm với võ sinh đồng cấp.
Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai
– Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
– Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
Quyền:
– 1.Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
– 2.Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
– Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
1.Đòn Tay,
2.Đòn Chân,
3.Đòn Tay, chân phối hợp,
4.Đòn Bay,
5.Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
– Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
– Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.
– Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
Kì thi thăng Đẳng (Dan)
Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại.
Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)
Những võ sinh tứ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên Nền đen chữ vàng.Tập tin:Tae bangten I.jpg
Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
Quyền:
1.Bài: Koryo Poomsae (Triều Tiên Quyền) đối với 1 Dan và Kuemgang Poomsae (Kim Cang Quyền) đối với 2 Dan
2.Bốc thăm ngẫu nhiên trong 8 bài Thái cực (2 Dan có thêm bài Koryo)
Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: tự chọn
1.Đòn tay,
2.Đòn chân,
3.Đòn tay, chân phối hợp,
4.Đòn bay,
5.Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
Thể lực: như thi lên 1 Dan
Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ. Nam: 2 viên, 3 viên ; Nữ: 1 viên, 2 viên.
Trung cấp Huyền đai (4 Dan đến 5 Dan)
Những võ sinh từ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên nền đen chữ đỏ.
Mỗi năm có 1 kì thi vào tháng 11.
Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
Quyền: Bài quyền theo Cấp Đẳng và bài quyền bốc thăm một trong những bài quyền trước.
Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: Bao gồm các tư thế đối luyện đứng và đối luyện ngồi.
Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút.
Thể lực: như thi lên 1 Dan
Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ, 4 viên đối với Nam và 3 viên đối với Nữ
Từ 5 Dan lên 6 Dan phải chặt được 1 viên gạch bằng cạnh bằng tay trong
Cao cấp Huyền đai (6 Dan trơ lên): Thi tại Kukiwon Hàn Quốc.
Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966
Liên đoàn Taekwondo thế giới (tiếng Anh: World Taekwondo Federation hay WTF) là một tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwondo quốc tế rời khỏi Hàn Quốc
Cấp đai của 2 phái này cũng gần giống nhau
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh , đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan (ITF) hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về taekwondo.
Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Đai trắng (cấp 8) Đai vàng (cấp 7) Đai xanh (cấp 6 và 5) Đai nâu (cấp 4 và 3) Đai đỏ (cấp 2 và 1) Đai đen (nếu chưa đủ 18 tuổi sẽ đeo đai đỏ đen đến khi đủ 18 tuổi sẽ được đeo đai đen)
Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Hệ phái Taekwondo WTF có 9 trình độ (gọi là một “gup”) với 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6
– Căn bản: 10 đòn đấm trung.
– Quyền: bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek 1 Jang, Taeguek 2 Jang).
-Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi).
– Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taeguek Sam-Jang.
– Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
– Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taeguek Oh-Jang, Taeguek Yuk-Jang, Taeguek Chil-Jang.
– Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Song đấu: đấu tính điểm với võ sinh đồng cấp.
Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai
– Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
– Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
– Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
Quyền:
– 1.Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
– 2.Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
– Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
1.Đòn Tay,
2.Đòn Chân,
3.Đòn Tay, chân phối hợp,
4.Đòn Bay,
5.Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
– Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
– Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.
– Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
Kì thi thăng Đẳng (Dan)
Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại.
Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)
Những võ sinh tứ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên Nền đen chữ vàng.Tập tin:Tae bangten I.jpg
Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
Quyền:
1.Bài: Koryo Poomsae (Triều Tiên Quyền) đối với 1 Dan và Kuemgang Poomsae (Kim Cang Quyền) đối với 2 Dan
2.Bốc thăm ngẫu nhiên trong 8 bài Thái cực (2 Dan có thêm bài Koryo)
Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: tự chọn
1.Đòn tay,
2.Đòn chân,
3.Đòn tay, chân phối hợp,
4.Đòn bay,
5.Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
Thể lực: như thi lên 1 Dan
Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ. Nam: 2 viên, 3 viên ; Nữ: 1 viên, 2 viên.
Trung cấp Huyền đai (4 Dan đến 5 Dan)
Những võ sinh từ 1 Dan đến 3 Dan có bảng tên nền đen chữ đỏ.
Mỗi năm có 1 kì thi vào tháng 11.
Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
Quyền: Bài quyền theo Cấp Đẳng và bài quyền bốc thăm một trong những bài quyền trước.
Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: Bao gồm các tư thế đối luyện đứng và đối luyện ngồi.
Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút.
Thể lực: như thi lên 1 Dan
Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ, 4 viên đối với Nam và 3 viên đối với Nữ
Từ 5 Dan lên 6 Dan phải chặt được 1 viên gạch bằng cạnh bằng tay trong
Cao cấp Huyền đai (6 Dan trơ lên): Thi tại Kukiwon Hàn Quốc.
إرسال تعليق