Sự hình thành chùa Hương gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiên - tục gọi là bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết này, vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã đến đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kể lại rằng: Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Phật tử Việt Nam đã lấy ngày đó là ngày Khánh đản.
Lễ hội Chùa Hương được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng tới cuối tháng Ba Âm lịch hàng năm.
Khu di tích Hương Sơn gồm 18 chùa, đền và hang động có vẻ đẹp tự nhiên mang đậm chất văn hóa phật giáo. Hệ thống chùa, đền nằm trên núi được bao bọc bởi rừng và các con suối uốn lượn, làm tăng sự hấp dẫn kỳ bí của di tích tâm linh này. Trong một lần đi vãng cảnh chùa, vào đến động chính, trước vẻ đẹp của động, chúa Trịnh đã phải thốt lên "Nam thiên đệ nhất động".
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ hàng trăm năm trước và tồn tại cho đến ngày nay. Hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kết thúc vào rằm tháng Ba (âm lịch) nên hội chùa Hương là lễ hội có thời gian kéo dài nhất Việt Nam.
Đặc biệt, lễ hội này cũng thu hút một lượng khách lớn nhất so với các lễ hội khác. Từ nhiều năm nay, người ta khai hội vào mùng 6 Tết Nguyên đán. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người đi vãng cảnh chùa vào tất cả các ngày trong năm và người ta thích thú vì sự tĩnh lặng, khiến họ thoải mái thả hồn vào thiên nhiên.
Sách viết về Hương Sơn thì có nhiều, từ văn, thơ, đến khảo cứu về di tích này. Song với mong muốn giúp du khách có những hiểu biết nhanh khi đi lễ hội, nhóm tác giả Trần Đăng Hùng, Nguyễn Quang Đại và Nguyễn Hồng Hạnh đã tuyển chọn, trích dẫn tài liệu của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, cố Thượng tọa Thích Viên Thành, Đại đức Thích Minh Hiền... về Hương Sơn để đưa vào gần trăm trang sách khổ nhỏ. Dù mỏng nhưng cũng đã giới thiệu với độc giả những nét cơ bản về rừng, suối, hệ thống đền, chùa và hang động, với ảnh cùng bản đồ minh họa.
إرسال تعليق