Nghi lễ này xuất hiện ở khắp ba miền của đất nước và đặc biệt được người miền Bắc coi trọng. Bài viết này, cộng đồng cưới hỏi Trầu cau sẽ chia sẻ với bạn đọc một số kinh nghiệm để Lễ chạm ngõ diễn ra suôn sẻ và ấm cúng!
Ý nghĩa của Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là thời điểm nhà trai sẽ đến đặt vấn đề chính thức, xin phép nhà gái cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau. Đồng thời, là dịp để hai gia đình tìm hiểu gia cảnh và phong tục cưới hỏi của đôi bên. Qua những tìm hiểu, chuyện trò, hai nhà sẽ tiến đến quyết định kế hoạch hôn nhân của đôi uyên ương.
Đây là một trong ba nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống. Nếu các gia đình bỏ qua lễ này mà tiến hành luôn lễ ăn hỏi thì mọi người sẽ cảm thấy việc cưới xin bị đường đột, không "có trước có sau".
Lễ chạm ngõ - nghi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình
Nhà trai mang lễ đến nhà gái thường là bố mẹ chú rể, chú rể tương lai và người mai mối (nếu có). Bên nhà gái tiếp đón thường là bố mẹ cô dâu, cô dâu tương lai và những người thân trong gia đình.
Những người tham dự tuy không nhất thiết phải mặc vest, áo dài nhưng cũng nên diện trang phục lịch sự, trang trọng.
Lễ vật
Đối với nhà trai, cần phải chuẩn bị lễ vật thật chu đáo, vì đây là một buổi gặp gỡ mang ý nghĩa văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị trầu, cau, chè có thể thêm hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu.
Những nghi thức trong Lễ chạm ngõ
Khi nhà trai đem lễ chạm ngõ đến nhà cô dâu, nhà gái cũng phải ăn mặc lịch sự, nghi lễ đón thân thiện và cởi mở, sau đó mời nhà trai uống trà, ăn bánh kẹo, trái cây.
Trong khi hai gia đình đang trò chuyện, cô dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc trà (chè) để thưa chuyện với bố mẹ. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai xem mặt và tính cách cô dâu tương lai. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ, đặt lên bàn thờ gia tiên thì nghi lễ chạm ngõ coi như đã hoàn thành.
Mặc dù chỉ là một nghi lễ nhỏ nhưng nếu bỏ qua Lễ chạm ngõ mà tiến hành luôn Lễ ăn hỏi thì theo quan niệm đây là việc làm ngang tắt, không có khởi đầu. Vì vậy, đây được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Đặc biệt, nó còn là một phong tục mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt, cần được gìn giữ và duy trì cho thế hệ sau.
Ý nghĩa của Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là thời điểm nhà trai sẽ đến đặt vấn đề chính thức, xin phép nhà gái cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau. Đồng thời, là dịp để hai gia đình tìm hiểu gia cảnh và phong tục cưới hỏi của đôi bên. Qua những tìm hiểu, chuyện trò, hai nhà sẽ tiến đến quyết định kế hoạch hôn nhân của đôi uyên ương.
Đây là một trong ba nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống. Nếu các gia đình bỏ qua lễ này mà tiến hành luôn lễ ăn hỏi thì mọi người sẽ cảm thấy việc cưới xin bị đường đột, không "có trước có sau".
Lễ chạm ngõ - nghi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình
Nhà trai mang lễ đến nhà gái thường là bố mẹ chú rể, chú rể tương lai và người mai mối (nếu có). Bên nhà gái tiếp đón thường là bố mẹ cô dâu, cô dâu tương lai và những người thân trong gia đình.
Những người tham dự tuy không nhất thiết phải mặc vest, áo dài nhưng cũng nên diện trang phục lịch sự, trang trọng.
Lễ vật
Đối với nhà trai, cần phải chuẩn bị lễ vật thật chu đáo, vì đây là một buổi gặp gỡ mang ý nghĩa văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị trầu, cau, chè có thể thêm hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu.
Những nghi thức trong Lễ chạm ngõ
Khi nhà trai đem lễ chạm ngõ đến nhà cô dâu, nhà gái cũng phải ăn mặc lịch sự, nghi lễ đón thân thiện và cởi mở, sau đó mời nhà trai uống trà, ăn bánh kẹo, trái cây.
Trong khi hai gia đình đang trò chuyện, cô dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc trà (chè) để thưa chuyện với bố mẹ. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai xem mặt và tính cách cô dâu tương lai. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ, đặt lên bàn thờ gia tiên thì nghi lễ chạm ngõ coi như đã hoàn thành.
Mặc dù chỉ là một nghi lễ nhỏ nhưng nếu bỏ qua Lễ chạm ngõ mà tiến hành luôn Lễ ăn hỏi thì theo quan niệm đây là việc làm ngang tắt, không có khởi đầu. Vì vậy, đây được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Đặc biệt, nó còn là một phong tục mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt, cần được gìn giữ và duy trì cho thế hệ sau.
إرسال تعليق