10 ngân hàng nắm giữ vàng lớn nhất thế giới


Theo WGC, vàng vẫn là tài sản tích trữ đáng tin cậy nhất trong số các loại tiền tệ trên thế giới. 

Đối mặt với sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và vị trí bấp bênh của đồng USD như một loại tiền tệ thế giới, các ngân hàng trung ương toàn cầu hiện nay đang tích cực tìm cách đa dạng hóa danh mục dự trữ, giảm tích lũy đô la Mỹ và euro.

Dựa trên giả định rằng các ngân hàng trung ương đầu tư 65% dự trữ ngoại hối bằng tài sản USD và euro, Hội đồng Vàng thế giới (WGC) đã phân tích một loạt các tài sản khác có thể đa dạng hóa tốt nhất trong 35% còn lại.

Trong số các lựa chọn truyền thống như yên Nhật, vàng và bảng Anh, cũng như tiền của các nước mới nổi như Trung Quốc, Canada, Úc thì các tài sản định giá bằng tiền của Thụy Sỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, Úc và vàng là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu của thị trường nợ công tại Trung Quốc và Úc, WGC đánh giá vàng cao nhất với tư cách một tài sản dự trữ đáng tin cậy.

Trong năm 2012, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bổ sung thêm 534,6 tấn vàng vào kho dự trữ, lượng mua theo năm lớn nhất kể từ 1964 và tăng 17% so với năm 2011. Nga, BrazilPhilippines là những nước mua vàng lớn nhất năm ngoái với 75, 34 và 33,6 tấn tương ứng.

Theo WGC, 10 nước nắm giữ vàng lớn nhất gồm các nước dưới đây. Lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm dưới đây cho thấy tỷ lệ % của vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, theo tính toán của WGC và dựa trên các dữ liệu tháng 3/2013.

1. Mỹ



Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Lượng vàng dự trữ chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 75,6%

2. Đức



Ngân hàng trung ương Đức

Lượng vàng dự trữ chính thức: 3.391.3 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 72,7%

3. IMF



Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Lượng vàng dự trữ chính thức: 969,6 tấn

4. Italia



Ngân hàng trung ương Italia

Lượng vàng dự trữ chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 72,2%

5. Pháp



Ngân hàng trung ương Pháp

Lượng vàng dự trữ chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 69,2%

6. Trung Quốc



Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

Lượng vàng dự trữ chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 1,7%

7. Thụy Sỹ



Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ

Lượng vàng dự trữ chính thức: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 10,5%

8. Nga



Ngân hàng trung ương Nga

Lượng vàng dự trữ chính thức: 969,6 tấn
Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 9,8%

9. Nhật Bản


Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Lượng vàng dự trữ chính thức: 765,2 tấn

Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 3,2%

10. Hà Lan



Ngân hàng trung ương Hà Lan

Lượng vàng dự trữ chính thức: 612,5 tấn


Tỷ lệ trong dự trữ ngoại hối: 59,2%

 

Post a Comment

أحدث أقدم