Hệ thống giấy phép lái xe (GPLX) Việt Nam gồm 10 hạng, xây dựng trên cơ sở cấu hình, tải trọng và mục đích thiết kế phương tiện cơ giới. Ngoài ra còn có các quy định cụ thể về thời hạn, đối tượng sử dụng xe và chuyển đổi bằng lái.
Điều kiện dự thi lấy GPLX
Đối tượng dự thi lấy GPLX cần phải có đủ các điều kiện sau:
- Giấy chứng minh nhân dân.
- Từ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày, tháng, năm sinh).
- Có đủ sức khỏe (theo quyết định 4132/QĐ-BYT).
- Nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học, thi và cấp GPLX.
- Với người nước ngoài, cần thêm giấy phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam
Ngày 18/12/2001, Bộ Giao thông Vận tải ban hành "Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Trong đó, việc hệ thống hoá, hiệu lực và phân hạng bằng lái được quy định như sau:
Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.
Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh.
Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.
Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.
Hạng B1: Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp, được quyền điều khiển:
- Ôtô dưới 9 chỗ, kể cả người lái.
- Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng B2: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng C: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Hạng D: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.
Hạng E: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.
Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.
Thời hạn của giấy phép lái xe
- Các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Khi có giấy phép lái xe hạng A2 phải tuân thủ quy định của Chính phủ về đối tượng được sử dụng loại xe 2 bánh từ 175 cc trở lên.
- Hạng B1: 5 năm.
- Hạng A4, B2, C, D, E, F: 3 năm.
Trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép này phải làm đơn xin đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe, gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng lái.
GPLX của nước ngoài hoặc Quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không?
Ở một số nước, những người đã có bằng lái xe có thể xin cấp bằng lái Quốc tế để sử dụng tại một vài nước khác. Việt Nam chưa tham gia vào cam kết Quốc tế nào về giấy phép điều khiển phương tiện cơ giới, nên người có bằng lái xe nước ngoài, bằng Quốc tế muốn điều khiển ôtô, xe máy 70cc trở lên ở Việt Nam phải xin cấp đổi giấy phép. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, những người có giấy phép lái xe của nước ngoài hoặc Quốc tế đều dễ dàng xin cấp bằng lái của Việt Nam mà không cần phải học lại kỹ thuật và thi sát hạch.
Việc cấp đổi GPLX chỉ được xét khi GPLX Quốc tế đó còn giá trị sử dụng. Giấy phép mới do Việt Nam cấp có thời hạn sử dụng phù hợp với hạn sử dụng của GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá giấy phép cùng loại của Việt Nam, không vượt quá thời hạn người nước ngoài hoặc người Việt Nam lưu trú tại Việt Nam.
GPLX mới tương ứng với những hạng giấy phép mà người xin cấp đã được cấp ở nước ngoài. Ví dụ, GPLX nước ngoài có cả hạng ôtô, xe máy thì bằng lái được đổi cũng có hạng tương ứng. Trừ trường hợp môtô từ 175cc trở lên, trước đây do chính sách hạn chế trong nước mà người nước ngoài cũng không được cấp.
Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, với người nước ngoài, GPLX được giao vào thứ sáu hàng tuần, thời hạn tối đa là 10 ngày. Với người Việt Nam, theo quy định của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, cứ 11 ngày sau thì người xin cấp tới nhận giấy phép mới.
Giấy phép lái xe của Việt Nam có được công nhận ở nước ngoài?
Hiện nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận với các nước trong khối ASEAN về việc công nhận GPLX lẫn nhau. Theo đó, công dân Việt Nam khi đến làm việc ở các nước ASEAN có thể đổi GPLX để được lái xe tại các nước đó. Còn với các nước chưa có thỏa thuận về thủ tục ngoại giao trong việc đổi GPLX nên việc chấp nhận đổi GPLX của Việt Nam hay không là tùy từng nước. Với mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, Pháp đã chấp thuận đổi GPLX của Việt Nam ra GPLX tại Pháp theo đúng hạng bằng lái xe được cấp.
Điều kiện dự thi lấy GPLX
Đối tượng dự thi lấy GPLX cần phải có đủ các điều kiện sau:
Mặt trước của GPLX |
- Giấy chứng minh nhân dân.
- Từ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày, tháng, năm sinh).
- Có đủ sức khỏe (theo quyết định 4132/QĐ-BYT).
- Nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học, thi và cấp GPLX.
- Với người nước ngoài, cần thêm giấy phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam
Ngày 18/12/2001, Bộ Giao thông Vận tải ban hành "Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Trong đó, việc hệ thống hoá, hiệu lực và phân hạng bằng lái được quy định như sau:
Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.
Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh.
Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.
Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.
Mặt sau của giấy phép lái xe hạng A1 |
Hạng B1: Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp, được quyền điều khiển:
- Ôtô dưới 9 chỗ, kể cả người lái.
- Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng B2: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng C: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Hạng D: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.
Hạng E: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.
Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.
Mặt sau của GPLX hạng B1 và B2 |
Thời hạn của giấy phép lái xe
- Các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Khi có giấy phép lái xe hạng A2 phải tuân thủ quy định của Chính phủ về đối tượng được sử dụng loại xe 2 bánh từ 175 cc trở lên.
- Hạng B1: 5 năm.
- Hạng A4, B2, C, D, E, F: 3 năm.
Trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép này phải làm đơn xin đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe, gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng lái.
GPLX của nước ngoài hoặc Quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không?
Thời hạn được ghi rõ trên mặt trước của GPLX |
Ở một số nước, những người đã có bằng lái xe có thể xin cấp bằng lái Quốc tế để sử dụng tại một vài nước khác. Việt Nam chưa tham gia vào cam kết Quốc tế nào về giấy phép điều khiển phương tiện cơ giới, nên người có bằng lái xe nước ngoài, bằng Quốc tế muốn điều khiển ôtô, xe máy 70cc trở lên ở Việt Nam phải xin cấp đổi giấy phép. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, những người có giấy phép lái xe của nước ngoài hoặc Quốc tế đều dễ dàng xin cấp bằng lái của Việt Nam mà không cần phải học lại kỹ thuật và thi sát hạch.
Việc cấp đổi GPLX chỉ được xét khi GPLX Quốc tế đó còn giá trị sử dụng. Giấy phép mới do Việt Nam cấp có thời hạn sử dụng phù hợp với hạn sử dụng của GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá giấy phép cùng loại của Việt Nam, không vượt quá thời hạn người nước ngoài hoặc người Việt Nam lưu trú tại Việt Nam.
GPLX mới tương ứng với những hạng giấy phép mà người xin cấp đã được cấp ở nước ngoài. Ví dụ, GPLX nước ngoài có cả hạng ôtô, xe máy thì bằng lái được đổi cũng có hạng tương ứng. Trừ trường hợp môtô từ 175cc trở lên, trước đây do chính sách hạn chế trong nước mà người nước ngoài cũng không được cấp.
Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, với người nước ngoài, GPLX được giao vào thứ sáu hàng tuần, thời hạn tối đa là 10 ngày. Với người Việt Nam, theo quy định của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, cứ 11 ngày sau thì người xin cấp tới nhận giấy phép mới.
Giấy phép lái xe của Việt Nam có được công nhận ở nước ngoài?
Hiện nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận với các nước trong khối ASEAN về việc công nhận GPLX lẫn nhau. Theo đó, công dân Việt Nam khi đến làm việc ở các nước ASEAN có thể đổi GPLX để được lái xe tại các nước đó. Còn với các nước chưa có thỏa thuận về thủ tục ngoại giao trong việc đổi GPLX nên việc chấp nhận đổi GPLX của Việt Nam hay không là tùy từng nước. Với mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, Pháp đã chấp thuận đổi GPLX của Việt Nam ra GPLX tại Pháp theo đúng hạng bằng lái xe được cấp.
xe nâng hàng
ردحذفxe nâng điện
xe nâng trung quốc
إرسال تعليق