So với câu nói cám ơn, lời xin lỗi không phải ai cũng dễ dàng nói ra. Dù đôi khi biết rõ phần sai thuộc về mình, nhưng hầu như nhiều người chọn phương án im lặng. Xin lỗi là một nghệ thuật và rất hiệu quả khi sử dụng đúng nơi, đúng thời điểm. Nó có tác dụng giúp giảm bớt căng thẳng, xỏa dịu cảm giác tội lỗi. Do đó, bạn và mọi người cần học cách nói lời xin lỗi.Bạn cần phải học cách nói lời xin lỗi.
Bước 1: Có trách nhiệm
Nếu một người nào đó đang tức giận với bạn, việc có trách nhiệm với chính mình là một điều tốt nên làm. Dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đã làm để khiến họ buồn bã, bực tức, nổi giận một cách vô tình hay có chủ ý. Khi bạn đã xác định rõ mình không làm bất cứ điều gì sai trái, bạn không cần phải bận tâm và mất thời gian nhiều với người ấy. Nhưng nếu bạn đã lỡ, hãy tiến hành bước thứ 2 tiếp theo.
Bước 2: Nói lời xin lỗi ngay lập tức
Một khi đã xác định phần lỗi là do bạn gây ra, đừng cố gắng biện minh nhằm giảm nhẹ “tội”. Điều này càng khiến giá trị của bạn tụt giảm nghiêm trọng. Hãy nói lời xin lỗi với người ấy ngay lập tức và bày tỏ sự hối lỗi vì đã để chuyện không hay xảy ra. Tốt nhất vẫn là gặp mặt trực tiếp, song, bạn vẫn có để dùng điện thoại khi cả hai ở cách xa nhau. Lưu ý, bạn cần tránh đưa việc này lên các trang mạng xã hội hoặc viết một email dài chỉ để kể lể nhiều thứ không mấy liên quan đến vấn đề chính.
Bước 3: Nhìn nhận rằng họ đã tức giận
Bạn cần nhìn nhận vấn đề rằng người kia đã rất tức giận khi bạn làm điều sai trái với họ. Lúc này, bạn có thể hình dung được hậu quả mà mình đã gây ra. Đó có thể là về mặt tinh thần hoặc vật chất. Điều cần làm là bày tỏ sự hối tiếc chân thật nhất và hỏi han về vấn đề khắc phục hậu quả.
Bước 4: Xin tha thứ
Khi bạn yêu cầu được tha thứ, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu vấn đề rõ ràng và nhận thức không tái phạm một lần nữa. Nếu người ấy chấp nhận lời xin lỗi của bạn, hãy nói lời cảm ơn và cười thật tươi nhé!
Bước 5: Tha thứ cho bản thân mình
Trong trường hợp bạn đã làm hết sức để hối lỗi nhưng người kia không chấp nhận, bạn không nhất thiết phải bận tâm hay dằn vặt bản thân quá nhiều. Quan trọng là bạn ý thức được bản thân và không sai phạm trong tương lai. Tự trách bản thân không phải là điều hay ho, nó chỉ càng khiến tinh thần bạn thêm suy sụp, tiêu cực. Do đó, bạn hãy tha thứ cho bản thân.
Nếu sự cố không may xảy đến có ảnh hưởng đến vật chất, bạn nên làm công tác bồi thường thỏa đáng song song với việc nói lời xin lỗi. Một khi đã làm tốt cả hai việc trên và kết quả tốt đẹp, điều này có nghĩa là bạn đã sử dụng thành công nghệ thuật xin lỗi.
Bước 1: Có trách nhiệm
Nếu một người nào đó đang tức giận với bạn, việc có trách nhiệm với chính mình là một điều tốt nên làm. Dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đã làm để khiến họ buồn bã, bực tức, nổi giận một cách vô tình hay có chủ ý. Khi bạn đã xác định rõ mình không làm bất cứ điều gì sai trái, bạn không cần phải bận tâm và mất thời gian nhiều với người ấy. Nhưng nếu bạn đã lỡ, hãy tiến hành bước thứ 2 tiếp theo.
Bước 2: Nói lời xin lỗi ngay lập tức
Một khi đã xác định phần lỗi là do bạn gây ra, đừng cố gắng biện minh nhằm giảm nhẹ “tội”. Điều này càng khiến giá trị của bạn tụt giảm nghiêm trọng. Hãy nói lời xin lỗi với người ấy ngay lập tức và bày tỏ sự hối lỗi vì đã để chuyện không hay xảy ra. Tốt nhất vẫn là gặp mặt trực tiếp, song, bạn vẫn có để dùng điện thoại khi cả hai ở cách xa nhau. Lưu ý, bạn cần tránh đưa việc này lên các trang mạng xã hội hoặc viết một email dài chỉ để kể lể nhiều thứ không mấy liên quan đến vấn đề chính.
Bước 3: Nhìn nhận rằng họ đã tức giận
Bạn cần nhìn nhận vấn đề rằng người kia đã rất tức giận khi bạn làm điều sai trái với họ. Lúc này, bạn có thể hình dung được hậu quả mà mình đã gây ra. Đó có thể là về mặt tinh thần hoặc vật chất. Điều cần làm là bày tỏ sự hối tiếc chân thật nhất và hỏi han về vấn đề khắc phục hậu quả.
Bước 4: Xin tha thứ
Khi bạn yêu cầu được tha thứ, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu vấn đề rõ ràng và nhận thức không tái phạm một lần nữa. Nếu người ấy chấp nhận lời xin lỗi của bạn, hãy nói lời cảm ơn và cười thật tươi nhé!
Bước 5: Tha thứ cho bản thân mình
Trong trường hợp bạn đã làm hết sức để hối lỗi nhưng người kia không chấp nhận, bạn không nhất thiết phải bận tâm hay dằn vặt bản thân quá nhiều. Quan trọng là bạn ý thức được bản thân và không sai phạm trong tương lai. Tự trách bản thân không phải là điều hay ho, nó chỉ càng khiến tinh thần bạn thêm suy sụp, tiêu cực. Do đó, bạn hãy tha thứ cho bản thân.
Nếu sự cố không may xảy đến có ảnh hưởng đến vật chất, bạn nên làm công tác bồi thường thỏa đáng song song với việc nói lời xin lỗi. Một khi đã làm tốt cả hai việc trên và kết quả tốt đẹp, điều này có nghĩa là bạn đã sử dụng thành công nghệ thuật xin lỗi.
إرسال تعليق