Pantsir-S1 được xem là một trong những hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay.
Nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
“Gần đây, Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống phòng không pháo – tên lửa Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới”, ông Victor Baranez nói.
Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound) do Cục Thiết kế Máy móc Công cụ KBP (Tula, Nga) phát triển nhằm chống mọi mục tiêu bay thấp như: máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và thậm chí là cả mục tiêu trên bộ.
Chương trình Pantsir-S1 được triển khai vào năm 1994, hệ thống được chấp nhận đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2003.
Hệ thống Pantsir-S1 thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6. Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km.
Còn tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 20kg. Tên lửa kết cấu với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình 1.300m/s, tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km.
Về hệ thống radar, Pantsir-S1 trang bị radar điều khiển hỏa lực băng tần kép 1RS2 khả năng hoạt động trong dải tần UHF và EHF bước sóng mm hoặc cm. Tầm trinh sát của 1RS2 khoảng 30km, theo dõi mục tiêu từ cự ly 24km (đối với các mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar từ 2cm2-3cm2). Số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 20.
Ngoài radar, Pantsir-S1 còn được bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang điện tử. Nó có bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số cung cấp khả năng tự động theo dõi mục tiêu.
Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt radar và hệ thống quang điện, Pantsir-S1 có khả năng tấn công 2 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Pantsir-S1 hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao nên ê kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người (lái xe và 2 sĩ quan điều khiển hệ thống). Thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ mất từ 4-6 giây (bao gồm phát hiện mục tiêu và bắn tên lửa đầu tiên), mất 1-2 giây để khai hỏa pháo 30mm.
Toàn bộ hệ thống (pháo, tên lửa, radar) được đặt trên khung gầm xe vận tải Ural-5323 cho phép đạt khả năng cơ động cao, linh họa.
Với những khả năng như vậy, Pantsir-S1 sẽ là sự bổ sung đáng giá cho lưới lửa phòng không tầm thấp của Việt Nam.
Nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
“Gần đây, Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống phòng không pháo – tên lửa Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới”, ông Victor Baranez nói.
Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound) do Cục Thiết kế Máy móc Công cụ KBP (Tula, Nga) phát triển nhằm chống mọi mục tiêu bay thấp như: máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và thậm chí là cả mục tiêu trên bộ.
Chương trình Pantsir-S1 được triển khai vào năm 1994, hệ thống được chấp nhận đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2003.
Hệ thống Pantsir-S1 thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6. Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km.
Còn tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 20kg. Tên lửa kết cấu với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình 1.300m/s, tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km.
Về hệ thống radar, Pantsir-S1 trang bị radar điều khiển hỏa lực băng tần kép 1RS2 khả năng hoạt động trong dải tần UHF và EHF bước sóng mm hoặc cm. Tầm trinh sát của 1RS2 khoảng 30km, theo dõi mục tiêu từ cự ly 24km (đối với các mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar từ 2cm2-3cm2). Số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 20.
Ngoài radar, Pantsir-S1 còn được bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang điện tử. Nó có bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số cung cấp khả năng tự động theo dõi mục tiêu.
Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt radar và hệ thống quang điện, Pantsir-S1 có khả năng tấn công 2 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Pantsir-S1 hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao nên ê kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người (lái xe và 2 sĩ quan điều khiển hệ thống). Thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ mất từ 4-6 giây (bao gồm phát hiện mục tiêu và bắn tên lửa đầu tiên), mất 1-2 giây để khai hỏa pháo 30mm.
Toàn bộ hệ thống (pháo, tên lửa, radar) được đặt trên khung gầm xe vận tải Ural-5323 cho phép đạt khả năng cơ động cao, linh họa.
Với những khả năng như vậy, Pantsir-S1 sẽ là sự bổ sung đáng giá cho lưới lửa phòng không tầm thấp của Việt Nam.
إرسال تعليق