Tìm hiểu những nét chính về Luật và cách chơi bóng chày full

Bóng chày được chơi giữa hai đội, mỗi đội gồm 9 người chơi, dưới sự giám sát của một hay nhiều viên chức, gọi là trọng tài (umpire). Thường có 4 trọng tài trong một trận đấu của giải "Major League"; có thể tới 6 tùy vào giải và tầm quan trọng của trận đấu. Có 4 cái căn cứ (có thể gọi là chốt). Đánh số theo ngược chiều kim đồng hồ, căn cứ thứ nhất, thứ hai, thứ ba và gọi là nệm (đôi khi còn gọi là túi) có dạng hình vuông 15 in (38 cm) nhô lên cao một khoảng ngắn so với mặt đất; cùng với đĩa nhà (home plate), là căn cứ thứ tư, nó tạo thành một hình vuông có cạnh 90 ft (27.4 m) gọi là kim cương. Căn cứ nhà (plate) là phiến đá mỏng bằng cao su hình ngũ giác gọi là nhà. Sân chơi được chia làm 2 phần chính:

Khu vực nội thành, bao gồm cả 4 chốt (3 chốt và 1 nhà), được cách với bên ngoài bởi 4 đường vôi trắng và bao quanh là khu vực cỏ xanh. Tuy nhiên xét kỹ về mặt kỹ thuật thì khu vực nội thành chỉ bao gồm phần đất nền bên cạnh đường vôi, 4 chốt và 4 đường vôi trắng.

Khu vực ngoại thành, là khu vực có trồng cỏ bao quanh khu vực nội thành, giữa 4 chốt, và ngoài cùng được bao bọc bởi 1 bờ tường hoặc hàng rào chắn. Đường vôi nối chốt nhà và chốt 1, chốt 3 và nhà, kéo dài ra đến khi chạm bờ rào, được xem là đường ngăn cách khu vực phạm lỗi. Khu vực nằm trên (cỏ mọc dày hơn) là khu vực an toàn, khu vực phía dưới là khu vực phạm lỗi (đường vôi được tính là nằm trong khu vực an toàn)

Trận đấu gồm 9 lượt trong đó mỗi đội thay phiên nhau để đánh banh và cố gắng ghi điểm (gọi là run), trong khi đội kia ném banh và bảo vệ sân. Trong bóng chày, đội phòng thủ luôn có banh—một điều khác với các môn thể thao khác. Vai trò mỗi đội sẽ được thay đổi khi có 3 cầu thủ của đội đánh banh bị loại. Đội thắng là đội có nhiều run nhất sau 9 hiệp. Trong trường hợp hòa nhau, một số hiệp bổ sung cho tới khi một đội comes out trước ở cuối lượt đấu (nếu đội khách chơ trước) hay trong một lượt đấu thiếu (nếu đội nhà dẫn đầu trong nửa đầu lượt đấu bổ sung, trận đấu kết thúc tại đó). Tại đầu trận đấu, tất cả 9 cầu thủ của đội nhà đều ra sân (để phòng thủ), trong khi các cầu thủ đội khách lần lượt đánh bóng.

danhbongchay

Tư thế người đánh banh chuẩn bị vung gậy đánh vào trái banh được ném tới.

Cuộc đối đầu quan trọng nhất trong bóng chày là giữa "Cầu thủ Ném bóng" (pitcher) ở đội đang phòng thủ, và cầu thủ đập bóng ở phía đội tấn công. Cầu thủ ném bóng sẽ ném bóng về hướng chốt nhà, Ở nơi đó có sẵn một cầu thủ bắt bóng (Catcher) chờ để bắt gọn quả bóng này. Đứng ở sau lưng cầu thủ bắt bóng là một trọng tài, trọng tài này có thể quyết định một cú ném bóng có phạm luật hay không, cầu thủ bắt bóng có dính hay không. Còn cầu thủ đánh bóng ở phía đội tấn công sẽ đứng ở vị trí tay phải hoặc trái của Catcher cố gắng đánh trúng quả bóng ném đi từ Pitcher. Vị trí chỗ Pitcher đứng ném bóng gọi là "Ụ ném bóng" ở chính giữa có thanh đệm cao su (61x14cm), Pitcher chỉ được phép bước lùi hoặc tiến 1 bước trong cả quá trình ném bóng. Nhiệm vụ của Catcher (Người bắt bóng) không chỉ phải bắt bóng bị đập hụt hoặc không đập mà còn phải ra hiệu cho Pitcher bằng cách dùng ám hiệu ở tay hướng ném bóng và cách ném bóng. Pitcher sẽ đồng ý bằng cách gật đầu, bằng không anh ta có thể lắc đầu để bác bỏ yêu cầu của catcher. Nhiệm vụ của catcher sẽ nặng nề hơn khi tình hình diễn biến trên sân phức tạp và phải phối hợp ăn ý với Pitcher.

Cứ mỗi nửa lượt đấu (hiệp đấu), mục đích của đội phòng ngự là loại cho bằng được 3 cầu thủ bất kỳ của đội tấn công mới thôi. Một cầu thủ bị "loại" sẽ phải rời sân và chờ lượt đánh bóng kế tiếp của mình. Có rất nhiều cách để loại cầu thủ đập bóng hoặc cầu thủ chiếm chốt; phổ biến nhất là cầu thủ đội phòng ngự cố gắng bắt quả bóng ngay khi nó còn đang bay và chưa chạm đất (sau khi bị đập), hoặc cầu thủ giữ chốt nhận được bóng và chạm vào người cầu thủ đang chạy chiếm chốt, hoặc cầu thủ giao bóng làm cho cầu thủ đập bóng hụt 3 lần. Nếu Pitcher ném hỏng 4 lần thì Batter được chạy về chốt mà không có sự ngăn cản nào của đối thủ. Sau khi số cầu thủ bị loại của đội tấn công lên tới 3 người thì nửa lượt đấu đó sẽ chấm dứt, 2 đội đổi phiên cho nhau; Không có giới hạn bao nhiêu cầu thủ được quay vòng đập bóng ở mỗi hiệp đấu, chỉ đến khi bị loại 3 cầu thủ mới thôi. Nếu ở một hiệp đấu, đội tấn công đã sử dụng hết tất cả cầu thủ trong danh sách thứ tự đập bóng của mình thì hiệp đấu đó được gọi là "batting around" (Đập bóng vòng quanh). Nó có thể báo hiệu cho một hiệp đấu có nhiều điểm được ghi. Một hiệp đấu kết thúc khi 2 đội đã thực hiện xong phần tấn công của mình.

Đội trên sân

Các cầu thủ của đội phòng ngự sẽ đứng trong sân bóng và có nhiệm vụ ngăn chặn những cầu thủ đối phương ghi điểm. Có tất cả 9 cầu thủ ở bên đội phòng thủ, trong đó chỉ có 2 vị trí (người ném và người bắt) là cố định, còn tất cả các vị trí khác là tùy ý. Thông thường sẽ có một bố trí tối ưu cho các cầu thủ phòng ngự, nhưng tùy vào người đập bóng và tình hình trận đấu mà các cầu thủ có thể thay đổi cho phù hợp. Chín vị trí phòng thủ là: người ném (pitcher), người bắt (catcher), giữ chốt một (first baseman), giữ chốt hai (second baseman), giữ chốt ba (third baseman), chặn ngắn (shortstop), trái ngoài (left fielder), giữa ngoài (center fielder), phải ngoài (right fielder). Thứ tự của các cầu thủ trên bảng ghi điểm sẽ là người ném (1), người bắt (2), giữ chốt một (3), giữ chốt hai (4), giữ chốt ba (5), chặn ngắn (6), trái ngoài (7), giữa ngoài (8), phải ngoài (9). Vị trí của chặn ngắn (shortstop) hơi khác biệt so với các vị trí khác là do thói quen của các cầu thủ trong thời sơ khai của môn thể thao này.

Khẩu đội hình

Khẩu đội bao gồm người ném - người đứng trên bục ném - và người bắt - người ngồi sau và bảo vệ chốt nhà (home plate). Khẩu đội (battery) bao gồm 2 vị trí luôn phải đấu cùng người đập của đội đối phương cho nên mới được gọi là battery, từ được sáng tạo bởi Henry Chadwick.

Nhiệm vụ của người ném là ném bóng về phía chốt nhà với mục đích loại người đập bên đối phương. Ngoài ra sau khi ném, người ném còn có thể hoạt động như một cầu thủ phòng ngự thực sự. Người bắt sẽ có nhiệm vụ bắt quả bóng nếu như người đập không đánh trúng. Cùng với người ném và huấn luyện viên, người bắt cũng quyết định chiến thuật, điều khiển các cầu thủ phòng ngự đội nhà, và đồng thời phòng ngự khu vực xung quanh chốt nhà.

Khu vực sân trong (infield)

Bốn cầu thủ phòng ngự khu vực sân trong là chốt một, chốt hai, chặn ngắn, và chốt ba. Thời đầu, các vị trí một, hai, ba đứng gần với các chốt tương ứng, và vị trí chặn ngắn thường chơi phía trong, ở giữa hai và ba. Sau này, các vị trí dần thay đổi cho đến hình dạng "cái ô" quen thuộc hiện nay. Trong hình dạng cái ô, chốt một và ba sẽ đứng cách chốt tương ứng một quãng ngắn về phía chốt hai, chốt hai sẽ đứng gần về phía chốt một, và chặn ngắn sẽ đứng gần hơn về phía chốt hai. Nhìn từ người đập, các vị trí chốt một, chốt hai, chặn ngắn và chốt ba sẽ đứng cách đều nhau về hai phía của người ném (giống hình cái ô), và hầu như không có khoảng trống.

Người ở vị trí chốt một có nhiệm vụ chính là nhận bóng để loại người chạy bên đối phương ở chốt một. Khi một cầu thủ ở khu vực nội thành chặn được một quả đập bóng, họ sẽ phải ném bóng về phía chốt một trước khi người đập kịp chạy đến đó để loại người đập đó. Do đó người ở chốt một phải có khả năng nhận bóng rất tốt. Ngoài ra họ cũng cần chặn được những quả đập chạy gần ở chốt một. Người ở chốt một cũng cần nhận bóng từ người ném để có thể loại người chạy đanh đứng ở chốt một trong trường hợp anh này rời quá xa chốt và không quay về kịp. So với các vị trí khác thì vị trí chốt một thường an nhàn hơn, nhưng cũng vẫn cần rất nhiều kĩ thuật. Những cầu thủ trong nội thành không luôn luôn ném bóng tốt, do đó người ở chốt một có nhiệm vụ đón tất cả các quả bóng ném về phía mình thật tốt. Những cầu thủ có tuổi, hoặc cầu thủ đập bóng tốt nhưng phòng ngự kém thường được chuyển về chốt một. Cầu thủ ở chốt hai phòng ngự khu vực bên phải của chốt hai và chơi hỗ trợ cầu thủ chốt một trong các tình huống chơi đỡ nhẹ (bunt). Anh ta cũng thường cắt các đường chuyền về chốt nhà không cần thiết của các cầu thủ ở ngoại thành, hoặc làm cầu nối trong trường hợp cầu thủ ở ngoại thành không thể ném thằng về đến chỗ người bắt. Người chặn ngắn chơi ở khoảng trống giữa chốt hai và chốt ba, nơi nhưng người đập bóng tay phải thường đập bóng đến. Họ cũng chơi hỗ trợ cho chốt hai, chốt ba, hoặc vùng ngoại thành bên trái. Cũng giống như chốt hai, đôi khi họ cũng cắt, hoặc làm cầu nối cho các cầu thủ ở vùng ngoại thành. Đây là vị trí rất quan trọng trong phòng ngự, vì thế đôi khi một cầu thủ chặn ngắn tốt được chọn để chơi trong đội hình chính mặc dù có thể không phải là một cầu thủ đập bóng giỏi. Người ở chốt ba thường cần phải có cánh tay khỏe để ném bóng thật nhanh xuyên qua vùng nội thành về phía chốt một. Ngoài ra họ cũng cần có phản xạ tốt, vì những người ở chốt ba có thể nhìn được những quả đập bóng rõ ràng hơn so với ở các vị trí khác.

Khu vực sân ngoài (outfield)

Ba cầu thủ sân ngoài (hay còn gọi là outfielder) là trái ngoài, giữa ngoài, và phải ngoài được đặt tên theo hướng nhìn của người bắt. Người chơi ở vị trí phải ngoài thường có cánh tay khỏe nhất để có thể loại được những người chạy đạng chạy về phía chốt ba hoặc chạy về home ghi điểm. Người ở giữa ngoài có khu vực phòng thủ rộng nhất do đó cần phải rất nhanh, và có cánh tay khỏe để chuyển bóng nhanh về khu vực nội thành. Cũng giống như vị trí chặn ngắn, đây là vị trí được đặt trọng yếu trong phòng ngự. Ngoài ra người chơi ở vị trí này cũng là chỉ huy của nhóm cầu thủ ngoại thành, và các cầu thủ phải ngoài hoặc trái ngoài thường nhường bóng cho họ trong trường hợp bóng bay đến khu vực giữa của hai người. Người chơi ở vị trí trái ngoài thường có cánh tay yếu nhất do không cần thiết phải ném bóng ở khoảng cách xa. Tuy nhiên họ cũng cần có kĩ năng chạy và bắt bóng tốt do những người đập bóng tay phải (chiếm số đông) thường đánh bóng về khu vực này hơn. Ngoài ra họ cũng chơi hỗ trợ người ở chốt ba trong khi nhận bóng ném từ phía người bắt.

Chiến lược phòng thủ

Ném bóng

Ném bóng khó là phương thức phòng ngự hữu hiệu nhất bên phía đội phòng thủ, nó có thể loại trực tiếp cầu thủ đánh bóng và ngăn ngừa cầu thủ chạy chiếm chốt. Một trận đấu thực sự có tổng cộng hơn 100 cú ném bóng từ mỗi đội. Tuy nhiên đa số các Pitcher đều không đủ thể lực để cầm cự tới thời điểm đó. Trước kia, một cầu thủ ném bóng có thể bị yêu cầu ném liên tục 4 trận đấu (9 hiệp) trong vòng 1 tuần. Nhưng với y học hiện đại đã chứng minh rằng đó là một sự tra tấn về thể lực, các cầu thủ ném bóng chính hiện nay chỉ được yêu cầu ném từ 6 đến 7 hiệp trong 1 trận đấu (tùy vào phong độ) sau 5 ngày.

Mặc dù pitcher chỉ được phép tiến hoặc lùi một bước trong quá trình ném bóng, nhưng bù lại anh ta cũng có lợi thế nhất định khi có thể thay đổi vị trí ném bóng, tốc độ, đường bóng, cách vung tay, đỗ xoáy khác nhau. Đa số các pitcher đều cố gắng nắm vững từ 2 đến 3 kỹ năng ném bóng khác nhau; nhưng cũng có những Pitcher ném tốt cả 6 cách ném bóng với mức độ khó cao. Cú ném thường thấy nhất là một cú "Bóng Nhanh", bóng đi với tốc độ nhanh nhất có thể và thường đi thẳng; một cú "Xoáy bóng", đường bóng đi hơi cong vì cách kết hợp ngón tay và cổ tay của Pitcher tạo độ xoáy cho bóng; và ngoài ra con có cú ném "Bóng Giả nhanh" giả mạo cú ném "Bóng nhanh" nhưng tốc độ thấp hơn nhiều để đánh lừa cầu thủ đánh bóng.

Chiến lược ném bóng cổ điển dễ hiểu nhất của Pitcher là sự kết hợp giữa "Bóng nhanh" và "Bóng hơi nhanh". Một cầu thủ ném bóng ở giải chuyên nghiệp có thể ném bóng đạt vận tốc 145 km/h (90 dặm một giờ), thậm chí một số pitcher ném bóng đạt tới vận tốc 161 km/h (100 dặm một giờ). Trong khi đó cú "Bóng hơi nhanh" có vận tốc chỉ là 121 đến 137 km/h (75 đến 85 dặm một giờ). Mặc dù cách ném và đường bóng rất giống cú ném "bóng nhanh" nhưng tốc độ lại giảm đáng kể. Điều này có thể đánh lừa Cầu thủ đập bóng vì cầu thủ đập bóng canh thời gian để đánh một cú "Bóng nhanh" nhưng không ngờ lại bóng lại bay chậm hơn nhiều.

Một số pitcher chọn kiểu ném "tàu ngầm", một cách ném rất khó chịu đòi hỏi pitcher phải vung tay hướng từ dưới lên hoặc đưa ngang. Tuy nhiên những cú ném như vậy thường rất khó để có thể đánh trúng được vì hướng đi và tốc độ của bóng rất khó đoán. Mặc dù những cú ném như vậy thường không thể đi nhanh bằng những cú vung tay qua đầu nhưng các pitcher thường ném bóng đi hiểm để làm cầu thủ đập bóng bị mất thăng bằng khi đập bóng. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ Walter Johnson, cầu thủ nổi tiếng với những cú ném bóng nhanh nhất trong lịch sử bóng chày ném bóng bằng cách vung tay ngang (Mặc dù không hoàn toàn là kiểu ném tàu ngầm)

Một trận đấu có thể đòi hỏi nhiều cầu thủ ném bóng, bao gồm Cầu thủ ném bóng chính và một vài Cầu thủ Ném bóng dự bị. Pitcher được thay ra thay vào giống như các cầu thủ khác, và luật không hạn chế có bao nhiêu pitcher được sử dụng mỗi trận đấu; Hạn chế duy nhất chỉ là số thành viên trong danh sách đăng ký. Trong những lúc tình hình không nguy hiểm, các cầu thủ ném bóng dự bị được sử dụng để giảm tải cho cầu thủ ném bóng chính (ngoại trừ các trận đấu về cuối mùa giải cực kỳ quan trọng). Các cầu thủ ném bóng dự bị được sử dụng một khu vực trên sân để làm nóng người trước khi được thay vào. Nếu trận đấu phải bước vào hiệp phụ thì không có lý gì một đội bóng lại sử dụng cầu thủ dự bị. Họa hoằn lắm một đội bóng có thể sử dụng một vị trí khác trên sân để trám vào vị trí ném bóng, ở giải chuyên nghiệp một số cầu thủ ngoài khả năng chuyên môn ở vị trí của mình còn có thể chơi khá ở vị trí ném bóng. Chuyện này khá phổ biến hơn nữa trong quá khứ, khi một đội bóng chỉ sử dụng một cầu thủ ném bóng chính duy nhất, một cầu thủ đa năng sẽ được ném bóng phòng khi Pitcher chính bị chấn thương hoặc ném bóng quá thiếu hiệu quả. Ngày nay trong bóng chày hiện đại, con số 100 được xem như là con số thần kỳ, hiếm Pitcher nào ném liên tục đạt mức đó, trong một trận đấu một đội có thể sử dụng từ 2 cho đến 5 Pitcher. Ở mùa giải 2005 ALCS, Chicago White Sox thắng liên tục 4 trận chỉ sử dụng duy nhất một Pitcher, một sự kiện đáng ghi nhận trong bóng chày hiện đại.

Chiến lược trên sân

Trong một trận đấu, chỉ có vị trí của người ném và người bắt là cố định, còn các cầu thủ khác phải di chuyển quanh sân bóng để ngăn chặn đối phương ghi điểm. Tùy vào tình huống trận đấu mà các cầu thủ có thể bố trí vị trí khác nhau. Các "tình huống" của trận đấu có thể bao gồm: số cầu thủ đã bị loại, số bóng đã ném (strike và ball), số cầu thủ đang chạy và tốc độ chạy của cầu thủ, khả năng và kiểu ném bóng của người ném, lượt ném bóng, sân nhà hay sân đối phương, và rất nhiều yếu tố khác. Các tình huống phòng ngự điển hình gồm có: chống chơi đỡ nhẹ (bunt), chống đánh cắp chốt (người chạy tiến đến chốt tiếp theo mà không cần chờ người đập đập bóng), phòng ngự thật gần để ngặn chặn người chạy ở chốt ba ghi điểm, phòng ngự kiểu "kép" (double play) tức là loại cùng lúc hai người chạy ở chốt một và chốt hai, chuyển các vị trí phòng ngự đến những chỗ người đập bóng hay đập tới, vân vân

Post a Comment

أحدث أقدم