Ngày 6/1/2012, nhà sản xuất chip Wi-Fi Broadcom giới thiệu chip đầu tiên theo chuẩn 802.11ac, cung cấp vùng phủ sóng và tốc độ nhanh hơn gấp đôi so với chip Wi-Fi chuẩn 802.11n.
Các nhà phân tích cho rằng sản phẩm sử dụng chip 802.11ac sẽ xuất hiện trên thị trường vào cuối năm 2012. Chip Wi-Fi dựa theo tiêu chuẩn 802.11ac có khả năng cung cấp vùng phủ sóng tốt hơn, tốc độ nhanh hơn gấp 2 lần so với chip theo tiêu chuẩn 802.11n.
Broadcom đề nghị gọi tên các sản phẩm dùng chip Wi-Fi tiêu chuẩn 802.11ac là Wi-Fi 5G, vì 802.11ac là tiêu chuẩn IEEE thế hệ thứ 5 cho công nghệ mạng không dây phổ dụng. Các thế hệ trước gồm: 802.11, 802.11b, 802.11a/g, 802.11n.
Tiêu chuẩn 802.11, tốc độ lý thuyết 2 Mbps, được giới thiệu vào năm 1997, nhưng không thu hút nhiều nhà sản xuất thiết bị. Hai năm sau, 802.11b ra mắt với tốc độ lý thuyết 11Mbps, và tiêu chuẩn này trở thành công nghệ Wi-Fi được sử dụng rộng rãi. Năm 2002, tiêu chuẩn 802.11a và 802.11g giúp cải thiện tốc độ mạng Wi-Fi lên 54Mbps. Hai tiêu chuẩn này dùng 2 tần số khác nhau, cụ thể 802.11a dùng tần số 5Ghz, 802.11g dùng tần số 2,4Ghz.
Giữa năm 2000, các nhà sản xuất thiết bị mạng quan tâm nhiều hơn đến Wi-Fi, Wi-Fi dần trở nên phổ biến. Điều này giúp thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các tiêu chuẩn Wi-Fi thế hệ kế tiếp, và bảy năm sau IEEE phê chuẩn tiêu chuẩn 802.11n. Tiêu chuẩn 802.11n giờ hiện diện trong rất nhiều thiết bị từ máy tính xách tay, điện thoại thông minh cho đến TV.
Các thiết bị dùng chip theo tiêu chuẩn 802.11n có thể hoạt động trên băng tần 2,4 GHz hay 5 Ghz hay cả hai, tốc độ truy cập Wi-Fi phụ thuộc vào số lượng anten, công nghệ truyền nhận tín hiệu. Hiện nhiều thiết bị dùng chip theo tiêu chuẩn 802.11n có thể đạt tốc độ Wi-Fi lý thuyết đến 600Mbps.
Chip theo tiêu chuẩn 802.11ac cũng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho các nhà sản xuất thiết bị, tuy nhiên thời điểm hiện tại, chip 802.11ac sẽ dùng băng tần 5GHz, với độ phủ sóng rộng hơn, ít can nhiễu tín hiệu hơn so với tần số 2,4Ghz; và hỗ trợ kênh 80Mhz (chuẩn 802.11n hỗ trợ kênh 40Mhz). Một điểm mà các nhà phân tích quan tâm là chuẩn 802.11ac sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước đó, điều này rất hữu ích cho các thiết bị di động.
Broadcom cho biết các thiết bị dùng chip 802.11ac của hãng sẽ tương thích với các tiết bị dùng chip 802.11n (tần số 2GHz, 5Ghz). Broadcom sẽ cung cấp các mẫu chip Wi-Fi 5G: BCM4360 hỗ trợ 3 luồng dùng giao tiếp PCI; mẫu BCM4352, BCM43526 hỗ trợ 2 luồng dùng giao tiếp PCI, USB có tốc độ truy cập Wi-Fi đến 867Mbps; mẫu BCM43516 hỗ trợ 1 luồng dùng giao tiếp USB có tốc độ truy cập Wi-Fi đến 433Mbps. Chip dùng giao tiếp PCI thường dùng trên các bộ định tuyến, điểm truy cập không dây (access point) và máy tính. Chip dùng giao tiếp USB thường dùng trên các thiết bị điện tử gia dụng như TV, đầu Blu-ray, hộp giải mã (set-top box).
Broadcom nhận thấy tiêu chuẩn 802.11ac sẽ giúp thúc đẩy các ứng dụng băng thông rộng, qua mạng Wi-Fi, tại các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các nhà phân tích cho rằng sản phẩm sử dụng chip 802.11ac sẽ xuất hiện trên thị trường vào cuối năm 2012. Chip Wi-Fi dựa theo tiêu chuẩn 802.11ac có khả năng cung cấp vùng phủ sóng tốt hơn, tốc độ nhanh hơn gấp 2 lần so với chip theo tiêu chuẩn 802.11n.
Broadcom đề nghị gọi tên các sản phẩm dùng chip Wi-Fi tiêu chuẩn 802.11ac là Wi-Fi 5G, vì 802.11ac là tiêu chuẩn IEEE thế hệ thứ 5 cho công nghệ mạng không dây phổ dụng. Các thế hệ trước gồm: 802.11, 802.11b, 802.11a/g, 802.11n.
Tiêu chuẩn 802.11, tốc độ lý thuyết 2 Mbps, được giới thiệu vào năm 1997, nhưng không thu hút nhiều nhà sản xuất thiết bị. Hai năm sau, 802.11b ra mắt với tốc độ lý thuyết 11Mbps, và tiêu chuẩn này trở thành công nghệ Wi-Fi được sử dụng rộng rãi. Năm 2002, tiêu chuẩn 802.11a và 802.11g giúp cải thiện tốc độ mạng Wi-Fi lên 54Mbps. Hai tiêu chuẩn này dùng 2 tần số khác nhau, cụ thể 802.11a dùng tần số 5Ghz, 802.11g dùng tần số 2,4Ghz.
Giữa năm 2000, các nhà sản xuất thiết bị mạng quan tâm nhiều hơn đến Wi-Fi, Wi-Fi dần trở nên phổ biến. Điều này giúp thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các tiêu chuẩn Wi-Fi thế hệ kế tiếp, và bảy năm sau IEEE phê chuẩn tiêu chuẩn 802.11n. Tiêu chuẩn 802.11n giờ hiện diện trong rất nhiều thiết bị từ máy tính xách tay, điện thoại thông minh cho đến TV.
Các thiết bị dùng chip theo tiêu chuẩn 802.11n có thể hoạt động trên băng tần 2,4 GHz hay 5 Ghz hay cả hai, tốc độ truy cập Wi-Fi phụ thuộc vào số lượng anten, công nghệ truyền nhận tín hiệu. Hiện nhiều thiết bị dùng chip theo tiêu chuẩn 802.11n có thể đạt tốc độ Wi-Fi lý thuyết đến 600Mbps.
Chip theo tiêu chuẩn 802.11ac cũng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho các nhà sản xuất thiết bị, tuy nhiên thời điểm hiện tại, chip 802.11ac sẽ dùng băng tần 5GHz, với độ phủ sóng rộng hơn, ít can nhiễu tín hiệu hơn so với tần số 2,4Ghz; và hỗ trợ kênh 80Mhz (chuẩn 802.11n hỗ trợ kênh 40Mhz). Một điểm mà các nhà phân tích quan tâm là chuẩn 802.11ac sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước đó, điều này rất hữu ích cho các thiết bị di động.
Broadcom cho biết các thiết bị dùng chip 802.11ac của hãng sẽ tương thích với các tiết bị dùng chip 802.11n (tần số 2GHz, 5Ghz). Broadcom sẽ cung cấp các mẫu chip Wi-Fi 5G: BCM4360 hỗ trợ 3 luồng dùng giao tiếp PCI; mẫu BCM4352, BCM43526 hỗ trợ 2 luồng dùng giao tiếp PCI, USB có tốc độ truy cập Wi-Fi đến 867Mbps; mẫu BCM43516 hỗ trợ 1 luồng dùng giao tiếp USB có tốc độ truy cập Wi-Fi đến 433Mbps. Chip dùng giao tiếp PCI thường dùng trên các bộ định tuyến, điểm truy cập không dây (access point) và máy tính. Chip dùng giao tiếp USB thường dùng trên các thiết bị điện tử gia dụng như TV, đầu Blu-ray, hộp giải mã (set-top box).
Broadcom nhận thấy tiêu chuẩn 802.11ac sẽ giúp thúc đẩy các ứng dụng băng thông rộng, qua mạng Wi-Fi, tại các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
إرسال تعليق