Trung Quốc vượt Đức và Mỹ để trở thành nước đứng đầu top những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo thống kế của Therichest.org. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước Châu Á còn lại góp mặt trong danh sách này.
10. Anh: 479.2 tỉ $
Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới xét về GDP, đồng thời đứng thứ 8 về ngang giá sức mua. Ở khu vực châu Âu, Anh chỉ xếp sau Đức. Xét về thu nhập bình quân đầu người, GDP của Anh đứng thứ 22 trên thế giới. Về mặt xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu cơ bản của Anh là hàng hóa đã chế biến, thực phẩm, thuốc lá và đồ uống. Đối tác xuất khẩu chính của Anh là Đức, chiếm 11,6% lượng hàng hóa xuất khẩu, kế đến là Mỹ chiếm 10,6 %, Hà Lan 8,4%, Pháp 7,8%, Cộng hòa Ailen 6,4% và Bỉ 5,7%.
9. Nga: 520.3 tỉ$
Nga là nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới xét về GDP trên danh nghĩa và đứng thứ 6 về ngang giá sức mua. Nga có lợi thế bởi lượng kim loại quý, nguồn nhiên liệu than đá khổng lồ, dầu mỏ và khí gas thiên nhiên. Hiện nay, Nga đã dần phục cuộc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hàng hóa xuất khẩu chính của Nga là dầu mỏ và các sản phẩm liên quan, khí gas thiên nhiên, kim loại, gỗ, sản phẩm lâm nghiệp, hóa chất, sản phẩm chế biến va vũ khí quân sự. Đối tác xuất khẩu chính của Nga là Hà Lan chiếm 12,3% lượng xuất khẩu, kế đến là Trung Quốc 6,5%, Ý 5,6%, Đức 4,6% và Ba Lan là 4,3%.
8. Ý: 524.9 tỉ $
Về mặt GDP danh nghĩa, nền kinh tế Ý đứng thứ 9 thế giới. Xét về ngang giá sức mua thì Ý chiếm vị trí số 10. Ý có một cơ sở hạ tầng phát triển cao và ngành kinh tế công nghiệp đa dạng. Mặt hàng xuất khẩu chính của Ý là các sản phẩm xây dựng, vải sợi và quần áo, máy sản xuất, xe hơi, các thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, khoảng sản và kim loại. Đối tác xuất khẩu chủ yếu của Ý là Pháp (11.57%), Mỹ 5.92%, Tây Ban Nha 5.69%, Vương Quốc Anh 5.13%, Thụy Sĩ 4.69%.
7. Hà Lan: 550.2 tỉ $
Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới, tuy vậy mức thu nhập bình quân đầu người cao đã đưa nước này vào trong top 10 nước giàu nhất thế giới. Hà Lan cũng từng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế suy thoái, nhiều ngân hàng phá sản và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy vậy, Hà Lan vẫn luôn chứng tỏ là quốc gia nhanh phục hồi và nỗ lực duy trì tỉ số tín dụng vào hàng cao nhất từ các hãng đánh giá nổi tiếng. Hà Lan hiện vẫn đi đầu về thương mại. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Lan là máy móc và thiết bị, hóa chất, nhiên liệu và những mặt hàng thực phẩm với các đối tác xuất khẩu chính là Đức (25,4%), Bỉ (13,7%), Pháp (8,9%), Anh (8,8%) và Ý (5,2%).
6. Hàn Quốc: 552.8 tỉ$
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chính là thiết bị bán dẫn, thiết bị thông tin liên lạc di động, ô tô, máy tính, thép, tàu thuyền và hóa dầu. Đối tác xuất khẩu chính là Trung Quốc 24.4 %, Mỹ 10,1% và Nhật Bản 7,1%.
5. Pháp: 589.7 tỉ$
Pháp là nền kinh tế thứ 5 trên thế giới trên danh nghĩa và thứ 9 về các chỉ số ngang giá sức mua. Pháp luôn là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chính của Pháp là nông sản, máy móc, giao thông vận tải, máy bay, đồ nhựa, hóa chất, thuốc y dược, sắt thép, đồ uống và đồ điện. Đối tác xuất khấu chính của Pháp là Đức với 15,68% tỉ trọng xuất khẩu, kế tiếp là Ý (8,16%), Tây Ban Nha (7,8%), Bỉ (7,44%), Anh (7,04%), Mỹ (5,56%) và Hà Lan là 3,99% .
4. Nhật Bản: 787 tỉ $
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trên danh nghĩa và thứ 4 về ngang giá sức mua. Sản phẩm xuất khẩu chính là ô tô, thiết bị bán dẫn, sắt thép, các dây chuyền tự động, vật liệu nhựa và máy móc. Đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Trung Quốc (chiếm 21,5% tỉ trọng xuất khẩu của Nhật), sau đó là Mỹ 8,9%, Úc 6,6%, Ả Rập sau đi (5,9%), các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (5,5%) và Hàn Quốc là 4,7%.
3. Mỹ: 1.497 tỉ $
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với ngang giá sức mua chiếm 1/5 tổng GDP thế giới. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và một cơ sở hạ tầng phát triển, Mỹ là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bao gồm sản phẩm cơ bản, các thiết bị và vật chất công nghiệp, hàng tiêu dùng, ô tô và các bộ phận ô tô, thực phẩm, thức ăn gia súc, đồ uống, nhiên liệu, sản phẩm xăng dầu, máy bay và các thiết bị đi kèm. Đối tác xuất khẩu chính của Mỹ là Canada (18,9% tỉ trọng), Mehico (14%), Trung Quốc 7,1%, Nhật Bản (4,5%) và Anh (3,5%).
2. Đức: 1.547 tỉ $
Đức có nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới trên danh nghĩa, đứng thứ 5 về ngang giá sức mua và là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Mặc dù không có được những nguyên liệu thô (Đức chỉ có lượng lớn than Lignit, muối Kali cacbonat), Đức vẫn là cường quốc xuất khẩu lớn thứ hai thế giới với lĩnh vực xuất khẩu chiếm 1/3 sản lượng kinh tế. Sản phẩm xuất khẩu của Đức là ô tô, máy móc, hóa chất, máy tính và các sản phẩm điện, thiết bị điện dân dụng, dược phẩm, kim loại, các thiết bị vận tải, thực phẩm, vải sợi, sản phẩm từ cao su và nhựa. Đối tác xuất khẩu chính của Đức là Pháp với 9,4%, Mỹ 6,8%, Hà Lan 6,6%, Anh 6,2%, Ý 6,2%, Trung Quốc 5,7%, Áo 5,5%, Bỉ 4,7% và Thụy Sĩ 4,4%.
1. Trung Quốc: 1.904 tỉ $
Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là hàng điện máy, thiết bị xử lý dữ liệu, quần áo, hàng vải sợi, sắt thép, thiết bị kính mắt và y tế. Đối tác chính là Nhật Bản với 11,2% tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc, kế đến là Hàn Quốc 9,3%, Mỹ 6,8%, Đức 5,3 và Úc 4,6%.
10. Anh: 479.2 tỉ $
Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới xét về GDP, đồng thời đứng thứ 8 về ngang giá sức mua. Ở khu vực châu Âu, Anh chỉ xếp sau Đức. Xét về thu nhập bình quân đầu người, GDP của Anh đứng thứ 22 trên thế giới. Về mặt xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu cơ bản của Anh là hàng hóa đã chế biến, thực phẩm, thuốc lá và đồ uống. Đối tác xuất khẩu chính của Anh là Đức, chiếm 11,6% lượng hàng hóa xuất khẩu, kế đến là Mỹ chiếm 10,6 %, Hà Lan 8,4%, Pháp 7,8%, Cộng hòa Ailen 6,4% và Bỉ 5,7%.
9. Nga: 520.3 tỉ$
Nga là nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới xét về GDP trên danh nghĩa và đứng thứ 6 về ngang giá sức mua. Nga có lợi thế bởi lượng kim loại quý, nguồn nhiên liệu than đá khổng lồ, dầu mỏ và khí gas thiên nhiên. Hiện nay, Nga đã dần phục cuộc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hàng hóa xuất khẩu chính của Nga là dầu mỏ và các sản phẩm liên quan, khí gas thiên nhiên, kim loại, gỗ, sản phẩm lâm nghiệp, hóa chất, sản phẩm chế biến va vũ khí quân sự. Đối tác xuất khẩu chính của Nga là Hà Lan chiếm 12,3% lượng xuất khẩu, kế đến là Trung Quốc 6,5%, Ý 5,6%, Đức 4,6% và Ba Lan là 4,3%.
8. Ý: 524.9 tỉ $
Về mặt GDP danh nghĩa, nền kinh tế Ý đứng thứ 9 thế giới. Xét về ngang giá sức mua thì Ý chiếm vị trí số 10. Ý có một cơ sở hạ tầng phát triển cao và ngành kinh tế công nghiệp đa dạng. Mặt hàng xuất khẩu chính của Ý là các sản phẩm xây dựng, vải sợi và quần áo, máy sản xuất, xe hơi, các thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, khoảng sản và kim loại. Đối tác xuất khẩu chủ yếu của Ý là Pháp (11.57%), Mỹ 5.92%, Tây Ban Nha 5.69%, Vương Quốc Anh 5.13%, Thụy Sĩ 4.69%.
7. Hà Lan: 550.2 tỉ $
Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới, tuy vậy mức thu nhập bình quân đầu người cao đã đưa nước này vào trong top 10 nước giàu nhất thế giới. Hà Lan cũng từng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế suy thoái, nhiều ngân hàng phá sản và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy vậy, Hà Lan vẫn luôn chứng tỏ là quốc gia nhanh phục hồi và nỗ lực duy trì tỉ số tín dụng vào hàng cao nhất từ các hãng đánh giá nổi tiếng. Hà Lan hiện vẫn đi đầu về thương mại. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Lan là máy móc và thiết bị, hóa chất, nhiên liệu và những mặt hàng thực phẩm với các đối tác xuất khẩu chính là Đức (25,4%), Bỉ (13,7%), Pháp (8,9%), Anh (8,8%) và Ý (5,2%).
6. Hàn Quốc: 552.8 tỉ$
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chính là thiết bị bán dẫn, thiết bị thông tin liên lạc di động, ô tô, máy tính, thép, tàu thuyền và hóa dầu. Đối tác xuất khẩu chính là Trung Quốc 24.4 %, Mỹ 10,1% và Nhật Bản 7,1%.
5. Pháp: 589.7 tỉ$
Pháp là nền kinh tế thứ 5 trên thế giới trên danh nghĩa và thứ 9 về các chỉ số ngang giá sức mua. Pháp luôn là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chính của Pháp là nông sản, máy móc, giao thông vận tải, máy bay, đồ nhựa, hóa chất, thuốc y dược, sắt thép, đồ uống và đồ điện. Đối tác xuất khấu chính của Pháp là Đức với 15,68% tỉ trọng xuất khẩu, kế tiếp là Ý (8,16%), Tây Ban Nha (7,8%), Bỉ (7,44%), Anh (7,04%), Mỹ (5,56%) và Hà Lan là 3,99% .
4. Nhật Bản: 787 tỉ $
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trên danh nghĩa và thứ 4 về ngang giá sức mua. Sản phẩm xuất khẩu chính là ô tô, thiết bị bán dẫn, sắt thép, các dây chuyền tự động, vật liệu nhựa và máy móc. Đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Trung Quốc (chiếm 21,5% tỉ trọng xuất khẩu của Nhật), sau đó là Mỹ 8,9%, Úc 6,6%, Ả Rập sau đi (5,9%), các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (5,5%) và Hàn Quốc là 4,7%.
3. Mỹ: 1.497 tỉ $
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với ngang giá sức mua chiếm 1/5 tổng GDP thế giới. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và một cơ sở hạ tầng phát triển, Mỹ là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bao gồm sản phẩm cơ bản, các thiết bị và vật chất công nghiệp, hàng tiêu dùng, ô tô và các bộ phận ô tô, thực phẩm, thức ăn gia súc, đồ uống, nhiên liệu, sản phẩm xăng dầu, máy bay và các thiết bị đi kèm. Đối tác xuất khẩu chính của Mỹ là Canada (18,9% tỉ trọng), Mehico (14%), Trung Quốc 7,1%, Nhật Bản (4,5%) và Anh (3,5%).
2. Đức: 1.547 tỉ $
Đức có nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới trên danh nghĩa, đứng thứ 5 về ngang giá sức mua và là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Mặc dù không có được những nguyên liệu thô (Đức chỉ có lượng lớn than Lignit, muối Kali cacbonat), Đức vẫn là cường quốc xuất khẩu lớn thứ hai thế giới với lĩnh vực xuất khẩu chiếm 1/3 sản lượng kinh tế. Sản phẩm xuất khẩu của Đức là ô tô, máy móc, hóa chất, máy tính và các sản phẩm điện, thiết bị điện dân dụng, dược phẩm, kim loại, các thiết bị vận tải, thực phẩm, vải sợi, sản phẩm từ cao su và nhựa. Đối tác xuất khẩu chính của Đức là Pháp với 9,4%, Mỹ 6,8%, Hà Lan 6,6%, Anh 6,2%, Ý 6,2%, Trung Quốc 5,7%, Áo 5,5%, Bỉ 4,7% và Thụy Sĩ 4,4%.
1. Trung Quốc: 1.904 tỉ $
Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là hàng điện máy, thiết bị xử lý dữ liệu, quần áo, hàng vải sợi, sắt thép, thiết bị kính mắt và y tế. Đối tác chính là Nhật Bản với 11,2% tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc, kế đến là Hàn Quốc 9,3%, Mỹ 6,8%, Đức 5,3 và Úc 4,6%.
إرسال تعليق