Điều đáng báo động là cả 10 nước này đều thuộc Lục địa đen. Tại đây, tình trạng thất nghiệp, bất ổn định về chính trị, y tế, giáo dục chưa được đầu tư đã dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế.
10. Cộng hòa dân chủ Sao Tome và Principle
Công nghệ sản xuất tại đất nước này còn vô cùng lạc hậu. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,2%
Dân số: 168.526 người
GDP: 248 triệu USD
GDP bình quân đầu người: 1.473 USD
Kể từ khi giành độc lập vào năm 1975, đảo quốc với số dân chưa đến 200.000 người nằm ở bờ biển phía Tây châu Phi này có nguồn thu chủ yếu nhờ vào sản xuất cacao. Tuy nhiên, ngành sản xuất này đã suy giảm đáng kể do hạn hán và năng lực quản lý yếu kém. Gần đây, tuy được lợi từ việc phát hiện ra mỏ dầu ở vịnh Guinea song công nghệ sản xuất tại đất nước từng là một hoang đảo này còn vô cùng lạc hậu. Điểm sáng ở quốc đảo này chính là tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học rất khả quan với 98,3%, cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới là 88,8%.
9. Cộng hòa Sierra Leone
Cộng hòa Siera Leone phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,4%
Dân số: 5.997.486 người
GDP: 2,24 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 347 USD
Quốc gia nằm ở Tây Phi này sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản, nông nghiệp và ngư nghiệp vô cùng dồi dào. Ổn định chính trị giúp cải thiện nền kinh tế của Sierra Leone kể từ khi đất nước phục hồi sau cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1991 đến năm 2002. Tuy nhiên, chính tại nơi hòa bình vừa được thiết lập lại, vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Sierra Leone. Đất nước này phải phụ thuộc vào viện trợ quốc tế từ các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để có thể chi trả các khoản nợ. Tỷ lệ lạm phát lên tới 18% cộng thêm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất trên thế giới đang trở thành mối lo chung của quốc gia này.
8. Cộng hòa Burundi
Tranh giành quyền lực đã gây nên sự nghèo khó tại đất nước này. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,9%
Dân số: 8.575.172 người
GDP: 2,33 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 271 USD
Năm 1993, cuộc tranh giành quyền lực giữa hai bộ tộc chính là Hutu và Tutsi đã gây nên tình trạng bạo lực lan rộng và kéo dài trong nhiều năm liền. Dù cuộc nội chiến nay đã chấm dứt song xung đột sắc tộc vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, xung đột kéo dài không phải là nguyên nhân duy nhất khiến quốc gia nằm ở phía Đông châu Phi này luôn trong tình trạng nghèo đói. Không sở hữu nguồn tài nguyên thiên phong phú, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 31% GDP song có tới hơn 90% dân số làm nghề nông. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại nước này hiện gấp đôi tỷ lệ của toàn thế giới, cứ 1.000 trẻ em sinh ra thì có 87,8 ca tử vong.
7. Cộng hòa Madagascar
Nền kinh tế của Madagascar chủ yếu vẫn dựa vào ngành nông nghiệp với 80% dân số. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 68,7 %
Dân số: 21.315.135 người
GDP: 9.95 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 467 USD
Nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi phía Đông châu Phi, quốc đảo có diện tích hơn 900.000 km2 này nhận được các chương trình trợ giúp kinh tế từ phía Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế phục vụ quá trình tư hữu hóa và tham gia vào Luật hỗ trợ phát triển châu Phi. Luật này cho phép hàng hóa từ các nước châu Phi được nhập khẩu vào Mỹ miễn thuế và không hạn chế về số lượng, song Madagascar vẫn gặp phải nhiều khó khăn nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn do các tổ chức này đề ra. Nền kinh tế của quốc đảo này chủ yếu vẫn dựa vào ngành nông nghiệp với 80% dân số tham gia sản xuất. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của Madagascar chỉ đạt 467 USD, đưa nước này vào danh sách 11 quốc gia có GDP bình quân đầu người dưới 500 USD.
6. Eritrea
Eritrea xếp thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở chỉ khoảng 33,5%. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 69%
Dân số: 5.415.280 người
GDP: 2,61 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 482 USD
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của quốc gia châu Phi từng chịu sự xâm chiếm của Italy này dựa vào những dự án khai khoáng lớn song có tới 80% lực lượng lao động tại Eritrea tham gia vào ngành nông nghiệp.
Tuy vậy, nông nghiệp chỉ đóng góp 11% vào tổng GDP trong khi con số này đối với ngành công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 34% và 55%. Việc đảng Mặt trận nhân dân vì dân chủ và pháp lý tại Eritrea thực thi nhiều chính sách quản lý thắt chặt nguồn ngoại tệ và ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước cộng thêm lệnh trừng phạt kinh tế từ phía Liên Hiệp Quốc năm 2009 do Chính phủ ủng hộ những kẻ nổi loạn chống người Ethiopian đã khiến nền kinh tế càng thêm kiệt quệ. Eritrea xếp thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở chỉ khoảng 33,5%.
5. Vương quốc Swaziland
Swaziland la quốc gia quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang khu vực Nam Phi. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 69,2%
Dân số: 1.067.773 người
GDP: 3,98 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 3.725 USD
Một trong những nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của Swaziland chính là tình trạng quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang khu vực Nam Phi. Tại quốc gia này, tuổi thọ trung bình của dân số chỉ khoảng 48,3. Nguyên do chính dẫn đến hiện tượng này là tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong độ tuổi từ 15 đến 49 đạt mức cao kỷ lục 25,9%.
4. Cộng hòa dân chủ Congo
Cộng hòa dân chủ Congo đã phải hứng chịu tình trạng xung đột và tham nhũng. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 71,3%
Dân số: 67.757.577 người
GDP: 15,64 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 231 USD
Trong suốt 15 năm qua, Congo đã phải hứng chịu tình trạng xung đột và tham nhũng “làm sụt giảm đáng kể nguồn thu của chính phủ, gia tăng các khoản nợ nước ngoài, gây nên cái chết của hơn 5 triệu người do bạo lực, mất mùa và bệnh tật” (theo cuốn CIA’s World Factbook). Mặc dù khai khoáng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia này song phần lớn các hoạt động kinh tế lại tập trung vào những ngành không đóng góp cho GDP. Y tế và giáo dục tại quốc gia Trung Phi này rất nghèo nàn. Cứ mỗi 1.000 trẻ em được sinh ra, có tới 111,7 ca tử vong trước khi tròn một tuổi. Tỉ lệ đến trường của học sinh tiểu học thấp thứ 2 trên thế giới với hơn 33%.
3. Cộng hòa Zimbabwe
Năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở Cộng hòa Zimbabwe đạt mức “phi mã”. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 72%
Dân số: 12.754.378 người
GDP: 9,9 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 776 USD
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1980, Robert Mugabe đã lên nắm chức Tổng thống Zimbabwe. Nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bằng chương trình cải cách ruộng đất với mục đích phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen. Tuy nhiên, việc làm này đã đẩy Zimbabwe vào tình trạng suy thoái và chính trị hỗn loạn. Nông nghiệp – ngành cung cấp nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu và tạo việc làm chịu nhiều tác động tiêu cực nhất. Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở nước này đạt mức “phi mã”, nếu thời điểm năm 2007, một USD đổi được 9.686,9 đô la Zimbabwe thì đến năm 2008, con số này là 430.927,7 đô la Zimbabwe. Năm 1993, tỷ lệ người nghèo của Zimbabwe dưới 35%, tuy nhiên đến nay, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên 72%.
2. Cộng hòa Guinea Xích Đạo
Cộng hòa Guinea Xích Đạo lại nằm trong số những quốc gia có tuổi thọ thấp nhất. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 76,8%
Dân số: 720.213 người
GDP: 19,79 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 27.478 USD
Một điều khá nghịch lý là tại đất nước nghèo thứ 2 thế giới, GDP bình quân đầu người lại cao hơn mức trung bình của thế giới 10.034 USD. Chiết xuất dầu mỏ và khí đốt đã tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, song một bộ phận lớn người dân vẫn chưa thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Chính phủ điều hành quốc gia Tây Phi này đã chịu nhiều lời chỉ trích do năng lực quản lý nguồn thu từ các tài nguyên năng lượng còn yếu kém. Dù thu lợi đáng kể từ hoạt động khai thác dầu mỏ song Guinea Xích Đạo lại nằm trong số những quốc gia có tuổi thọ thấp nhất (50,8) và tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở mức trung bình (56,3%).
1. Cộng hòa Haiti
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập của hơn một nửa dân số Haiti dưới 1 USD/ngày. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 77%
Dân số: 10.123.787 người
GDP: 7,35 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 726 USD
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập của hơn một nửa dân số Haiti dưới 1 USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 ước tính lên tới 40,6%. Đất nước nghèo đói này đang trong giai đoạn tái thiết kể từ sau trận động đất kinh hoàng năm 2010. Tổng số người thiệt mạng trong thảm họa này khoảng 46.000 – 85.000 người, trong khi con số chính thức do chính phủ Haiti đưa ra là 316.000 người. Ngân hàng thế giới ước tính, tổng thiệt hại từ trận động đất lên tới 8 tỷ USD, tương đương 120% GDP của nước này.
10. Cộng hòa dân chủ Sao Tome và Principle
Công nghệ sản xuất tại đất nước này còn vô cùng lạc hậu. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,2%
Dân số: 168.526 người
GDP: 248 triệu USD
GDP bình quân đầu người: 1.473 USD
Kể từ khi giành độc lập vào năm 1975, đảo quốc với số dân chưa đến 200.000 người nằm ở bờ biển phía Tây châu Phi này có nguồn thu chủ yếu nhờ vào sản xuất cacao. Tuy nhiên, ngành sản xuất này đã suy giảm đáng kể do hạn hán và năng lực quản lý yếu kém. Gần đây, tuy được lợi từ việc phát hiện ra mỏ dầu ở vịnh Guinea song công nghệ sản xuất tại đất nước từng là một hoang đảo này còn vô cùng lạc hậu. Điểm sáng ở quốc đảo này chính là tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học rất khả quan với 98,3%, cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới là 88,8%.
9. Cộng hòa Sierra Leone
Cộng hòa Siera Leone phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,4%
Dân số: 5.997.486 người
GDP: 2,24 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 347 USD
Quốc gia nằm ở Tây Phi này sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản, nông nghiệp và ngư nghiệp vô cùng dồi dào. Ổn định chính trị giúp cải thiện nền kinh tế của Sierra Leone kể từ khi đất nước phục hồi sau cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1991 đến năm 2002. Tuy nhiên, chính tại nơi hòa bình vừa được thiết lập lại, vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Sierra Leone. Đất nước này phải phụ thuộc vào viện trợ quốc tế từ các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để có thể chi trả các khoản nợ. Tỷ lệ lạm phát lên tới 18% cộng thêm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất trên thế giới đang trở thành mối lo chung của quốc gia này.
8. Cộng hòa Burundi
Tranh giành quyền lực đã gây nên sự nghèo khó tại đất nước này. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 66,9%
Dân số: 8.575.172 người
GDP: 2,33 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 271 USD
Năm 1993, cuộc tranh giành quyền lực giữa hai bộ tộc chính là Hutu và Tutsi đã gây nên tình trạng bạo lực lan rộng và kéo dài trong nhiều năm liền. Dù cuộc nội chiến nay đã chấm dứt song xung đột sắc tộc vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, xung đột kéo dài không phải là nguyên nhân duy nhất khiến quốc gia nằm ở phía Đông châu Phi này luôn trong tình trạng nghèo đói. Không sở hữu nguồn tài nguyên thiên phong phú, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 31% GDP song có tới hơn 90% dân số làm nghề nông. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại nước này hiện gấp đôi tỷ lệ của toàn thế giới, cứ 1.000 trẻ em sinh ra thì có 87,8 ca tử vong.
7. Cộng hòa Madagascar
Nền kinh tế của Madagascar chủ yếu vẫn dựa vào ngành nông nghiệp với 80% dân số. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 68,7 %
Dân số: 21.315.135 người
GDP: 9.95 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 467 USD
Nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi phía Đông châu Phi, quốc đảo có diện tích hơn 900.000 km2 này nhận được các chương trình trợ giúp kinh tế từ phía Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế phục vụ quá trình tư hữu hóa và tham gia vào Luật hỗ trợ phát triển châu Phi. Luật này cho phép hàng hóa từ các nước châu Phi được nhập khẩu vào Mỹ miễn thuế và không hạn chế về số lượng, song Madagascar vẫn gặp phải nhiều khó khăn nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn do các tổ chức này đề ra. Nền kinh tế của quốc đảo này chủ yếu vẫn dựa vào ngành nông nghiệp với 80% dân số tham gia sản xuất. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của Madagascar chỉ đạt 467 USD, đưa nước này vào danh sách 11 quốc gia có GDP bình quân đầu người dưới 500 USD.
6. Eritrea
Eritrea xếp thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở chỉ khoảng 33,5%. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 69%
Dân số: 5.415.280 người
GDP: 2,61 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 482 USD
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của quốc gia châu Phi từng chịu sự xâm chiếm của Italy này dựa vào những dự án khai khoáng lớn song có tới 80% lực lượng lao động tại Eritrea tham gia vào ngành nông nghiệp.
Tuy vậy, nông nghiệp chỉ đóng góp 11% vào tổng GDP trong khi con số này đối với ngành công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 34% và 55%. Việc đảng Mặt trận nhân dân vì dân chủ và pháp lý tại Eritrea thực thi nhiều chính sách quản lý thắt chặt nguồn ngoại tệ và ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước cộng thêm lệnh trừng phạt kinh tế từ phía Liên Hiệp Quốc năm 2009 do Chính phủ ủng hộ những kẻ nổi loạn chống người Ethiopian đã khiến nền kinh tế càng thêm kiệt quệ. Eritrea xếp thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở chỉ khoảng 33,5%.
5. Vương quốc Swaziland
Swaziland la quốc gia quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang khu vực Nam Phi. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 69,2%
Dân số: 1.067.773 người
GDP: 3,98 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 3.725 USD
Một trong những nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của Swaziland chính là tình trạng quá lệ thuộc vào xuất khẩu sang khu vực Nam Phi. Tại quốc gia này, tuổi thọ trung bình của dân số chỉ khoảng 48,3. Nguyên do chính dẫn đến hiện tượng này là tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong độ tuổi từ 15 đến 49 đạt mức cao kỷ lục 25,9%.
4. Cộng hòa dân chủ Congo
Cộng hòa dân chủ Congo đã phải hứng chịu tình trạng xung đột và tham nhũng. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 71,3%
Dân số: 67.757.577 người
GDP: 15,64 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 231 USD
Trong suốt 15 năm qua, Congo đã phải hứng chịu tình trạng xung đột và tham nhũng “làm sụt giảm đáng kể nguồn thu của chính phủ, gia tăng các khoản nợ nước ngoài, gây nên cái chết của hơn 5 triệu người do bạo lực, mất mùa và bệnh tật” (theo cuốn CIA’s World Factbook). Mặc dù khai khoáng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia này song phần lớn các hoạt động kinh tế lại tập trung vào những ngành không đóng góp cho GDP. Y tế và giáo dục tại quốc gia Trung Phi này rất nghèo nàn. Cứ mỗi 1.000 trẻ em được sinh ra, có tới 111,7 ca tử vong trước khi tròn một tuổi. Tỉ lệ đến trường của học sinh tiểu học thấp thứ 2 trên thế giới với hơn 33%.
3. Cộng hòa Zimbabwe
Năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở Cộng hòa Zimbabwe đạt mức “phi mã”. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 72%
Dân số: 12.754.378 người
GDP: 9,9 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 776 USD
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1980, Robert Mugabe đã lên nắm chức Tổng thống Zimbabwe. Nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bằng chương trình cải cách ruộng đất với mục đích phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen. Tuy nhiên, việc làm này đã đẩy Zimbabwe vào tình trạng suy thoái và chính trị hỗn loạn. Nông nghiệp – ngành cung cấp nguồn lực cho hoạt động xuất khẩu và tạo việc làm chịu nhiều tác động tiêu cực nhất. Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở nước này đạt mức “phi mã”, nếu thời điểm năm 2007, một USD đổi được 9.686,9 đô la Zimbabwe thì đến năm 2008, con số này là 430.927,7 đô la Zimbabwe. Năm 1993, tỷ lệ người nghèo của Zimbabwe dưới 35%, tuy nhiên đến nay, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên 72%.
2. Cộng hòa Guinea Xích Đạo
Cộng hòa Guinea Xích Đạo lại nằm trong số những quốc gia có tuổi thọ thấp nhất. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 76,8%
Dân số: 720.213 người
GDP: 19,79 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 27.478 USD
Một điều khá nghịch lý là tại đất nước nghèo thứ 2 thế giới, GDP bình quân đầu người lại cao hơn mức trung bình của thế giới 10.034 USD. Chiết xuất dầu mỏ và khí đốt đã tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế, song một bộ phận lớn người dân vẫn chưa thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Chính phủ điều hành quốc gia Tây Phi này đã chịu nhiều lời chỉ trích do năng lực quản lý nguồn thu từ các tài nguyên năng lượng còn yếu kém. Dù thu lợi đáng kể từ hoạt động khai thác dầu mỏ song Guinea Xích Đạo lại nằm trong số những quốc gia có tuổi thọ thấp nhất (50,8) và tỷ lệ đến trường của học sinh tiểu học ở mức trung bình (56,3%).
1. Cộng hòa Haiti
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập của hơn một nửa dân số Haiti dưới 1 USD/ngày. Ảnh: internet
Tỷ lệ người nghèo: 77%
Dân số: 10.123.787 người
GDP: 7,35 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 726 USD
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập của hơn một nửa dân số Haiti dưới 1 USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 ước tính lên tới 40,6%. Đất nước nghèo đói này đang trong giai đoạn tái thiết kể từ sau trận động đất kinh hoàng năm 2010. Tổng số người thiệt mạng trong thảm họa này khoảng 46.000 – 85.000 người, trong khi con số chính thức do chính phủ Haiti đưa ra là 316.000 người. Ngân hàng thế giới ước tính, tổng thiệt hại từ trận động đất lên tới 8 tỷ USD, tương đương 120% GDP của nước này.
إرسال تعليق