Dù đã có khá nhiều chuyến đi trong và ngoài nước nhưng khi đặt chân đến đỉnh Fansipan - ngọn linh sơn cao nhất Đông Dương ở độ cao 3.143m, tôi mới nhận ra rằng, có những chuyến đi mở ra tầm nhìn mới và còn có thể, thay đổi cả cuộc sống.
Dấu ấn trên từng chặng đường
“Hình thành cùng dãy Himalaya trong quá trình kiến tạo vỏ trái đất cách đây 160 triệu năm, Fansipan là ngọn núi cao nhất trong ngàn vạn những ngọn núi đá granít thuộc dãy Hoàng Liên Sơn”.
Trước chuyến đi, tôi ghi trong sổ tay của mình thông tin này để rồi khi bắt đầu bước những bước đầu tiên của hành trình, tôi luôn nghĩ về nó. Nghĩ về sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Nhưng không vì thế mà chùn bước.
Một ngày đầu tháng 3.Tôi đến Sapa trước 1 ngày để cơ thể quen với nhiệt độ và tập vận động. Sương mù dày đặc không thấy lối đi. Nhưng thật may, sáng hôm sau trời trong hơn, dù cái lạnh của Sapa vẫn khiến những người đến từ phương Nam nắng nóng chưa thật sự thoải mái.
Sau khi gặp người dẫn đường và khuân vác gói ghém hành lý, xe đưa đoàn đến đèo Trạm Tôn thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên tại độ cao 1.934m. Sau gần 2 giờ leo núi, buổi ăn trưa nhanh gọn tại Bãi Sỏi đã tiếp thêm năng lượng và càng lúc càng hối thúc những bước chân khám phá. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là tiếp tục băng rừng đến lán 1 tại độ cao 2.235m. Những “đôi chân thành thị” nhanh chóng thích nghi với những địa hình rừng núi quanh co, có lúc gần như phải đổ gập người vượt lên những tảng đá cao, có lúc lại gấp gáp thả dốc. Đã có thành viên trượt chân ngã, nhưng nhờ có rễ cây giữ lại, “sự cố” nhắc nhở mọi người phải thật sự tập trung vào từng bước đi của mình.Thế nhưng, vẻ đẹp của thiên nhiên khiến chúng tôi không thể không tự thưởng cho mình những phút giây dừng lại để ngắm nhìn. Những gốc cây cổ thụ rêu phong phủ xanh rêu, những đoạn rừng cây cối ngả nghiêng đan xen, những đóa hoa đỗ quyên tuyệt đẹp ẩn hiện. Nhưng đặc biệt nhất là cánh rừng sau khi vượt qua lán 1 chừng vài trăm mét, những gốc cây bị cháy đen, loang lỗ đối lập với những vạt cỏ xanh um tùm tạo nên những hình thù lạ mắt. Chọn góc nhìn từ 1 thân cây cao, trước mặt, sau lưng là mây, là sương giăng lưng chừng những dãy núi xếp lớp, với tôi đó là một khoảnh khắc đã được thu hình trong tâm trí. Hơn bao giờ hết, tôi thấm thía, hạnh phúc không phải ở nơi đích đến mà trên từng chặng đường ta qua.
Cả ngày đi bộ được khoảng 3,5km đường núi. Chúng tôi ăn tối nóng và nghỉ ngơi bên cạnh dòng suối nước trong vắt và lạnh căm. Không khí buổi tối thêm vui với thực đơn thịnh soạn không kém các nhà hàng, những ly rượu Bắc Hà được rót ra đong đầy cùng những nụ cười. Lần đầu tiên ngủ đêm trong rừng, dù không trọn giấc với tiếng gió rừng ầm ào và liên hồi như âm thanh vòm trong những rạp chiếu phim, nhưng tôi hiểu vì sao đã có một thành viên trong đoàn say mê đứng giữa rừng để thưởng thức âm thanh sống động ấy hàng giờ đồng hồ.
Hấp lực từ độ cao 3.143m
8g khởi hành, ngày thứ hai cũng là ngày đi bộ dài nhất, khoảng 7km đường rừng. Những cung đường thử thách nhất, lên dốc rồi xuống, lại lên dốc dựng đứng, đủ để đôi chân mệt nhừ, những khớp gối như mất cảm giác và dù thời tiết trên độ cao luôn trên 10độ C thì mồ hôi vẫn đẫm 2 lớp áo. Đoàn đi lên đường đỉnh, đi bộ xuyên rừng trúc giữa đường phân thủy ở độ cao 2800 – 2900m. Lúc này đã 12g hơn, đích đến đang rất gần nhưng thử thách vẫn còn ở phía trước. Những đoạn núi đá cao ngất khiến mọi người trong đoàn phải dùng đến tư thế “Hơ mông” (nghĩa là dùng tay chống và chân… bò), thậm chí có đoạn đòi hỏi người leo phải dùng dây thừng bước lên vách đá dựng đứng như những vận động viên chuyên nghiệp.
Hai trăm mét cuối cùng, những hơi thở dồn và mạnh, cảm giác như trái tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, những bước chân nặng nề hơn. Những cái nắm tay dìu nhau như một lời động viên mang đậm tinh thần đồng đội: “Cố lên! Cố lên!”
Để rồi cuối cùng tất cả cùng reo lên sung sướng: “Đến rồi”. Nhiệt độ trên đỉnh lúc đó áng chừng đã xuống dưới Ođộ C.
Thời khắc đáng nhớ đến với mọi người vào lúc 14g20phut. Khi đứng trên đỉnh nóc nhà Đông Dương, mọi cảm giác vỡ òa. Không nghĩ được gì nữa. Bay bỗng và tự do như cơn gió… “Không” mà lại “có” rất nhiều. Thời gian ở trên đỉnh quá ngắn. Nhưng đủ dài để mọi người hiểu giá trị của khoảnh khắc, khi đã vượt qua bao khó khăn để được đứng trên đỉnh cao lộng gió. Hình như ai cũng có, và cần phải có, những “Fansipan” của riêng mình, để chinh phục, và sống.
Mọi người trong đoàn ăn vội vài miếng bánh mì khô ngay trên đỉnh núi và vội vã trở xuống trước khi trời tối.
Khi xuống núi, thử thách mới thật sự là đây. Khi không còn mục tiêu cần chinh phục, khi sức đã hao hụt, mỏi mệt rã rời,khi những ánh sáng đồng hành dần tắt, chỉ còn mình ta mà thôi… Ý chí và quyết tâm dẫn đường.
Lên đến đỉnh đã khó, xuống núi còn khó và nguy hiểm nhiều hơn. Chỉ cần 1 cú trượt chân chấn thương sẽ gây biết bao khó khăn.
Những bước chân váng vất trên những con đường hẹp, cảm giác như đi không chạm đất, những đầu ngón chân sưng tấy. Gió rừng ban đêm khe khắt như muốn thổi bay những con người bé nhỏ đang đi trong bóng tối. Với 12 tiếng đồng hồ đi bộ, chúng tôi mệt lả khi lê bước đến được trạm dừng chân khi đồng hồ đã chỉ 21 giờ.
“Triết lý leo núi”
Ngày cuối cùng, đoàn xuống đến trạm Tôn khi đã quá trưa. Trên đường về, những suy nghĩ trong tôi đan xen cùng những cảnh đẹp hung vĩ và thơ mộng của núi rừng.
Ngẫm ra, cuộc đời cũng như núi kia, đi lên và đi xuống. Những “đỉnh cao” danh vọng, những mục tiêu lớn của cuộc đời… rồi cũng chỉ 1 thời. Mình có đủ dũng cảm để “đi xuống” khi đã quen với những “hào quang”? Đơn giản hơn, đạt được 1 vị trí nào đó, làm được 1 công việc nào đó, rồi thì, có đủ can đảm “đi xuống” hay có đủ tự tin quyết định chọn thời điểm để “leo” núi khác?
Mỗi người sẽ phải tự tìm câu trả lời cho riêng mình. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, khi trân trọng và hòa nhập, con người sẽ học được nhiều điều quý giá từ thiên nhiên.
Dấu ấn trên từng chặng đường
“Hình thành cùng dãy Himalaya trong quá trình kiến tạo vỏ trái đất cách đây 160 triệu năm, Fansipan là ngọn núi cao nhất trong ngàn vạn những ngọn núi đá granít thuộc dãy Hoàng Liên Sơn”.
Trước chuyến đi, tôi ghi trong sổ tay của mình thông tin này để rồi khi bắt đầu bước những bước đầu tiên của hành trình, tôi luôn nghĩ về nó. Nghĩ về sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Nhưng không vì thế mà chùn bước.
Một ngày đầu tháng 3.Tôi đến Sapa trước 1 ngày để cơ thể quen với nhiệt độ và tập vận động. Sương mù dày đặc không thấy lối đi. Nhưng thật may, sáng hôm sau trời trong hơn, dù cái lạnh của Sapa vẫn khiến những người đến từ phương Nam nắng nóng chưa thật sự thoải mái.
Sau khi gặp người dẫn đường và khuân vác gói ghém hành lý, xe đưa đoàn đến đèo Trạm Tôn thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên tại độ cao 1.934m. Sau gần 2 giờ leo núi, buổi ăn trưa nhanh gọn tại Bãi Sỏi đã tiếp thêm năng lượng và càng lúc càng hối thúc những bước chân khám phá. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là tiếp tục băng rừng đến lán 1 tại độ cao 2.235m. Những “đôi chân thành thị” nhanh chóng thích nghi với những địa hình rừng núi quanh co, có lúc gần như phải đổ gập người vượt lên những tảng đá cao, có lúc lại gấp gáp thả dốc. Đã có thành viên trượt chân ngã, nhưng nhờ có rễ cây giữ lại, “sự cố” nhắc nhở mọi người phải thật sự tập trung vào từng bước đi của mình.Thế nhưng, vẻ đẹp của thiên nhiên khiến chúng tôi không thể không tự thưởng cho mình những phút giây dừng lại để ngắm nhìn. Những gốc cây cổ thụ rêu phong phủ xanh rêu, những đoạn rừng cây cối ngả nghiêng đan xen, những đóa hoa đỗ quyên tuyệt đẹp ẩn hiện. Nhưng đặc biệt nhất là cánh rừng sau khi vượt qua lán 1 chừng vài trăm mét, những gốc cây bị cháy đen, loang lỗ đối lập với những vạt cỏ xanh um tùm tạo nên những hình thù lạ mắt. Chọn góc nhìn từ 1 thân cây cao, trước mặt, sau lưng là mây, là sương giăng lưng chừng những dãy núi xếp lớp, với tôi đó là một khoảnh khắc đã được thu hình trong tâm trí. Hơn bao giờ hết, tôi thấm thía, hạnh phúc không phải ở nơi đích đến mà trên từng chặng đường ta qua.
Cả ngày đi bộ được khoảng 3,5km đường núi. Chúng tôi ăn tối nóng và nghỉ ngơi bên cạnh dòng suối nước trong vắt và lạnh căm. Không khí buổi tối thêm vui với thực đơn thịnh soạn không kém các nhà hàng, những ly rượu Bắc Hà được rót ra đong đầy cùng những nụ cười. Lần đầu tiên ngủ đêm trong rừng, dù không trọn giấc với tiếng gió rừng ầm ào và liên hồi như âm thanh vòm trong những rạp chiếu phim, nhưng tôi hiểu vì sao đã có một thành viên trong đoàn say mê đứng giữa rừng để thưởng thức âm thanh sống động ấy hàng giờ đồng hồ.
Hấp lực từ độ cao 3.143m
8g khởi hành, ngày thứ hai cũng là ngày đi bộ dài nhất, khoảng 7km đường rừng. Những cung đường thử thách nhất, lên dốc rồi xuống, lại lên dốc dựng đứng, đủ để đôi chân mệt nhừ, những khớp gối như mất cảm giác và dù thời tiết trên độ cao luôn trên 10độ C thì mồ hôi vẫn đẫm 2 lớp áo. Đoàn đi lên đường đỉnh, đi bộ xuyên rừng trúc giữa đường phân thủy ở độ cao 2800 – 2900m. Lúc này đã 12g hơn, đích đến đang rất gần nhưng thử thách vẫn còn ở phía trước. Những đoạn núi đá cao ngất khiến mọi người trong đoàn phải dùng đến tư thế “Hơ mông” (nghĩa là dùng tay chống và chân… bò), thậm chí có đoạn đòi hỏi người leo phải dùng dây thừng bước lên vách đá dựng đứng như những vận động viên chuyên nghiệp.
Hai trăm mét cuối cùng, những hơi thở dồn và mạnh, cảm giác như trái tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, những bước chân nặng nề hơn. Những cái nắm tay dìu nhau như một lời động viên mang đậm tinh thần đồng đội: “Cố lên! Cố lên!”
Để rồi cuối cùng tất cả cùng reo lên sung sướng: “Đến rồi”. Nhiệt độ trên đỉnh lúc đó áng chừng đã xuống dưới Ođộ C.
Thời khắc đáng nhớ đến với mọi người vào lúc 14g20phut. Khi đứng trên đỉnh nóc nhà Đông Dương, mọi cảm giác vỡ òa. Không nghĩ được gì nữa. Bay bỗng và tự do như cơn gió… “Không” mà lại “có” rất nhiều. Thời gian ở trên đỉnh quá ngắn. Nhưng đủ dài để mọi người hiểu giá trị của khoảnh khắc, khi đã vượt qua bao khó khăn để được đứng trên đỉnh cao lộng gió. Hình như ai cũng có, và cần phải có, những “Fansipan” của riêng mình, để chinh phục, và sống.
Mọi người trong đoàn ăn vội vài miếng bánh mì khô ngay trên đỉnh núi và vội vã trở xuống trước khi trời tối.
Khi xuống núi, thử thách mới thật sự là đây. Khi không còn mục tiêu cần chinh phục, khi sức đã hao hụt, mỏi mệt rã rời,khi những ánh sáng đồng hành dần tắt, chỉ còn mình ta mà thôi… Ý chí và quyết tâm dẫn đường.
Lên đến đỉnh đã khó, xuống núi còn khó và nguy hiểm nhiều hơn. Chỉ cần 1 cú trượt chân chấn thương sẽ gây biết bao khó khăn.
Những bước chân váng vất trên những con đường hẹp, cảm giác như đi không chạm đất, những đầu ngón chân sưng tấy. Gió rừng ban đêm khe khắt như muốn thổi bay những con người bé nhỏ đang đi trong bóng tối. Với 12 tiếng đồng hồ đi bộ, chúng tôi mệt lả khi lê bước đến được trạm dừng chân khi đồng hồ đã chỉ 21 giờ.
“Triết lý leo núi”
Ngày cuối cùng, đoàn xuống đến trạm Tôn khi đã quá trưa. Trên đường về, những suy nghĩ trong tôi đan xen cùng những cảnh đẹp hung vĩ và thơ mộng của núi rừng.
Ngẫm ra, cuộc đời cũng như núi kia, đi lên và đi xuống. Những “đỉnh cao” danh vọng, những mục tiêu lớn của cuộc đời… rồi cũng chỉ 1 thời. Mình có đủ dũng cảm để “đi xuống” khi đã quen với những “hào quang”? Đơn giản hơn, đạt được 1 vị trí nào đó, làm được 1 công việc nào đó, rồi thì, có đủ can đảm “đi xuống” hay có đủ tự tin quyết định chọn thời điểm để “leo” núi khác?
Mỗi người sẽ phải tự tìm câu trả lời cho riêng mình. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, khi trân trọng và hòa nhập, con người sẽ học được nhiều điều quý giá từ thiên nhiên.
Cảm ơn bạn nhiều lắm! Tôi có thể yên tâm rằng con trai tôi có thể chinh phục đỉnh Phan xi păng nhẹ nhàng giống như bạn.
ردحذفBài viết của bạn hay lắm! Đích thực là nhà văn rồi, đúng không? Giá mà còn tuổi trẻ chắc tôi cũng thử đi lên đỉnh Phan xi păng và xuống xem cảm giác thế nào.
إرسال تعليق