Những Quy Định Sinh Đẻ Kỳ Lạ



Từ việc sinh đẻ của bà mẹ đến nghi thức chào đón đứa trẻ mới ra đời, mỗi Quốc gia khác nhau trên thế giới lại có một “thủ tục” riêng đặc trưng.

Indonesia - Massage cho bà mẹ sau khi sinh

Các bà mẹ Indonesia có hẳn một chuyên gia đến nhà để massage 90 phút mỗi ngày sau khi sinh được 1 tháng.Phong tục này được người Indonesia tin là sẽ giải làm dịu những cơn khó chịu sau khi sinh như stress, cứng cơ, nghẽn mạch máu.

Các bà mẹ Indonesia có hẳn một chuyên gia đến nhà để massage 90 phút mỗi ngày sau khi sinh được 1 tháng. Ảnh: internet

Trung Quốc – Kiêng cữ 1 tháng

Phong tục kiêng cữ truyền thống trong khoảng 30 đến 40 ngày sau khi sinh được áp dụng ở Trung Quốc, và thậm chí là ở cả các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài. Mục đích của nó là để bảo vệ bà mẹ sau sinh khỏi gió máy và âm khí, những yếu tố có thể làm cơ thể suy nhược và dẫn tới đau ốm.

Các bà mẹ mới sinh con cũng không được rời khởi nhà hoặc mở cửa sổ, máy điều hòa hay quạt. Ngoài ra, họ cũng không được phép tắm gội để tránh bị cảm lạnh.

Người Ai-len – Rắc bánh lên đầu trẻ sơ sinh

Một phong tục phổ biến của người Ai-len là sử dụng bánh cưới của bố mẹ để rắc lên đầu của đứa trẻ trong lễ rửa tội. Tầng cao nhất của chiếc bánh cưới được giữ lại để làm lễ rửa tội cho đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng mới cưới, trong khi các tầng còn lại được cắt ra để phục vụ khách khứa. Vào lễ rửa tội, các mảnh vụn bánh sẽ được rắc lên đầu đứa trẻ để cầu chúc đứa trẻ sống lâu.

Ngày nay, người Ai-len có xu hướng thay thế việc sử dụng bánh cưới bằng một chai rượu Champagne trong lễ rửa tội.

Bulgari và Lithuania – Trả lương bà mẹ trong 2 năm

Quy định này giống như một điều tuyệt vời hơn là kỳ lạ. Ở Bulgaria, các bà mẹ được trả 100% lương trong năm đầu và mức lương tối thiểu trong năm thứ hai sau sinh.

Lithuania trả 100% lương trong một năm, hoặc trả 70% cho 52 tuần đầu và 40% cho những tuần còn lại. Mẹ hoặc cha đứa trẻ có thể nhận số tiền này, hoặc nhận thay phiên nhau.

Ở Bulgaria, các bà mẹ được trả 100% lương trong năm đầu và mức lương tối thiểu trong năm thứ hai sau sinh. Ảnh: internet

Người Do thái – Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Brit Milah, hay còn gọi là cắt bao quy đầu, là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng đối với các gia đình và bạn bè người Do thái khi chào đón một thành viên mới trong cộng đồng. Người chuyên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh được gọi là mohel. Các mohel thực hiện nghi lễ khi đứa trẻ trai được 8 ngày tuổi. Sau đó, gia đình và bạn bè sẽ tổ chức một bữa ăn mừng.

Nhật Bản – giữ dây rốn trong một chiếc hộp

Khi dây rốn của đứa trẻ sơ sinh rơi ra, nó sẽ được các bà mẹ Nhật Bản giữ lại trong một chiếc hộp gỗ gọi là heso. Đây là biểu tượng cho mối quan hệ khăng khít giữa bà mẹ và đứa con trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nigeria và Ghanaia – “Mai táng” cho nhau rốn

Hầu hết các nước ở Châu Phi đều có một truyền thống đặc trưng đối với nhau rốn. Ở nhiều nền văn hóa trên lục địa đen, địa điểm chôn nhau thường là dưới gốc cây.

Người Nigeria và Ghanaia thường xem nhau rốn như anh em sinh đôi của đứa trẻ đang sống và mai táng cho nó một cách cẩn thận.

Người H'mong – Thay tên đổi họ

Người dân tộc thiểu số Hmong sống chủ yếu ở Việt Nam, Lào và Campuchia thường bị mất tên sau khi sinh con. Sau khi sinh đứa con đầu tiên, nếu đứa trẻ được đặt tên là Tou, thì người mẹ sẽ được gọi là “Tou Nam”, nghĩa là “mẹ của Tou”.

Khi người phụ nữ đến tuổi làm bà, gần như không ai còn biết tên thực sự của họ nữa.

Bali – Không để chân trẻ sơ sinh chạm đất

Theo phong tục của nhiều người Bali, chân của đứa trẻ không được chạm đất trong vòng 105 ngày đầu tiên sau khi ra đời. Thay vào đó, chúng sẽ được mẹ và các thành viên thân thích trong gia đình thay phiên nhau bế.

Theo phong tục của nhiều người Bali, chân của đứa trẻ không được chạm đất trong vòng 105 ngày đầu tiên sau khi ra đời. Ảnh: internet

Tây Tạng – Trang hoàng nhà cửa

Khi gia đình người Tây Tạng đón một thành viên mới, hai tấm biển lớn sẽ được treo bên ngoài mái biên. Một tấm để xua đuổi ma quỷ và bảo vệ đứa trẻ. Tấm còn lại là để mang lại may mắn. Tuy nhiên, lễ ăn mừng thật sự chỉ được bắt đầu khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi đối với trẻ trai và 4 ngày tuổi đối với trẻ gái. Nhiều người sẽ đến tham dự lễ ăn mừng này.

Các món quà như quần áo, trà bơ bò Tây Tạng, rượu lúa mạch, thịt và pho mát thường được bạn bè và người thân mang tặng để chúc đứa trẻ gặp nhiều may mắn.

Pakistan – Chuyển khỏi nhà sau khi sinh

Ở Pakistan, vài ngày sau khi hạ sinh, bà mẹ sẽ phải chuyển khỏi nhà vào sống trong một tòa nhà được gọi là Bashleni. Tòa nhà này có vẽ hình các con vật và có một miếu thờ Dezalik, nữ thần sinh đẻ.

Chỉ có những phụ nữ “không sạch sẽ” (những người đang trong thời kỳ hành kinh) được phép vào tòa nhà này để giúp đỡ bà mẹ mới sinh, và họ phải khỏa thân, thậm chí là cả bà đỡ.

Ấn Độ - Tắm cho bà mẹ bằng sữa và... nước đái bò

Giống như phụ nữ Trung Quốc, phụ nữ Ấn Độ không tắm ngay sau khi lâm bồn. Vào ngày thứ 5 sau khi sinh, bà mẹ sẽ được tắm bằng sữa và… nước đái bò.

Sau đó, người phụ nữ sẽ được nghỉ ngơi trong một căn phòng rải phân bò tươi.

Post a Comment

أحدث أقدم