Hội họa và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật lâu đời nhất của loài người. Không biết âm nhạc có trước – mà còn tùy định nghĩa – hay hội họa có trước, nhưng ngay khi con người còn ăn lông ở lỗ đã vẽ những hình tượng trong hang động, dù là với mục đích gì. Ngày nay nhiều bộ môn khác ra đời đặc biệt các bộ môn hiển thị (Visual Arts) như nhiếp ảnh, điện ảnh cũng vẫn không làm cho hội họa mai một.
Ngay về hội họa và chỉ trên góc cạnh kỹ thuật cũng chia ra nhiều ngành: Thủy mặc, Mầu nước, Sơn mài, Mộc bản, Sơn Nước (Acrylic), Sơn dầu (Oil colour), Phấn tiên (Pastel)…Trong bài này chúng ta chỉ chú ý đến những điểm căn bản của kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Dĩ nhiên muốn vẽ, chúng ta cần vật liệu và dụng cụ rồi sau đó là đến cách vẽ.
VẬT LIỆU VẼ TRANH
Mặt vẽ (Support):
Sơn dầu có thể vẽ trên gần như bất cứ vật liệu nào như vải bố, gỗ, giấy, nhựa, miễn là vật liệu ấy không chứa độ dầu (fat) cao hơn là độ dầu chứa trong sơn dùng để vẽ. Tuy nhiên khi chọn support để vẽ, cần để ý support có thể biến dạng theo thời gian. Dù sơn dầu khá chắc và có độ co dãn nào đó sau khi khô, nhưng nếu mặt support bên dưới biến dạng nhiều sẽ làm hư lớp sơn vẽ nằm bên trên. Support càng ít biến dạng thì càng có giá trị bảo trì cao. Một họa phẩm đẹp mới vài chục năm đã bị mục, phai mầu, bong sơn, nứt nẻ, co dúm thì thật đáng buồn. Gỗ tốt, canvas dán trên bìa cứng, ván ép để vẽ là những support tốt. Tuy nhiên support thông dụng nhất vẫn là canvas căng trên khung vì:
- thoáng khí để sơn dễ bay hơi, "dễ thở", khô đi một cách tự nhiên.
- Tương đối chịu được thời tiết khắc nghiệt (ít bị vênh, cong, nứt nẻ..) chứ không như những support loại khác nhẹ. Vấn đề tưởng như không quan trọng, nhưng nếu bức họa lớn khoảng vài mét vuông nếu vẽ trên ván ép nặng vài chục ký khi cần di chuyển và treo lên rất khó khăn. Mang khoảng 20 họa phẩm như thế đi triển lãm, khiêng ...bở hơi tai. Diện tích càng lớn, tỷ lệ trọng lượng vàn ép, giấy ép, plastic càng cao so với canvas căng trên khung. Môt bức họa nhỏ cỡ mặt monitor, vẽ trên support nào cũng nặng gần như nhau. Nhưng một bức họa cỡ chiếc chiếu vẽ trên ván ép có thể nặng gấp mười lần so với bức cùng cỡ vẽ trên canvas văng trên khung gỗ. .
Canvas từ thế kỷ 15 đã từ từ thay thế ván gỗ, và trở nên thông dụng trong kỹ thuật tranh sơn dầu, sơn nước (Acrylic) vì những ưu điểm trên.
Sơn chống dầu (Primer):
Trước tiên xin đừng lộn sơn chống dầu với sơn lót (Under-painting). Chúng ta sẽ nói thêm về điểm này khi nói về cách vẽ. Tất cả những support làm bằng vật liệu thiên nhiên như gỗ, sợi organic ...cần phải sơn chống dầu trước khi vẽ sơn dầu. Lớp sơn chống dầu tất nhiên là loại sơn nước có chất keo bao phủ lấy mặt vẽ. Loại sơn chống dầu thông dụng gọi là Gesso. Phải sơn ít nhất ba lớp mới an toàn. Sơn chống dầu có hai công dụng.:
- Không để dầu thấm vào sợi bố, sợi organic, vì chẳng bao lâu, bố thấm dầu sẽ bị mục.
- Trám những lỗ li ti của support và như thế dầu và những chất phụ pha sơn khác sẽ không bị hút quá nhiều làm mất bớt công dụng và đặc tính của sơn vẽ.
Canvas đã căng trên khung và đã sơn chống dầu có bán sẵn tại các tiệm cung cấp vật liệu nghệ thuật cho họa sỹ. Canvas bầy bán đủ loại đủ cỡ.
Cọ và dao (bay) (Brush and palette knife):
Cọ là dụng cụ chính để vẽ. Nói thế bởi vì người ta có thể vẽ sơn dầu với bất cứ phương tiện nào: như dùng bay, một miếng móp, một chiếc khăn lông, một cái muỗng, ngay cả với ngón tay của mình. Tuy vậy cọ vẫn được coi là dụng cụ phổ thông nhất.
Tùy độ cứng mềm của lông xử dụng mà những vết cọ để lại trên sơn khác nhau. Cọ có phẩm chất cao không bị rụng lông khi vẽ, không bị tòe đầu, biến hình dạng một sớm một chiều. Cọ tốt sau khi dùng trở lại hình thể nguyên thủy và nếu bảo trì kỹ lưỡng sẽ rất bền. Nên mua cọ tốt. Cọ rẻ tiền gây nhiều phiền toái khi cẽ và mau hư. Lúc đầu nên dùng loại cọ lông tương đối mềm, vì ta có khung hướng nhấn cọ hơi mạnh; nếu dùng loại lông cứng sẽ quẹt hết sơn đi. Có nhiều nhãn hiệu khác nhau, một trong những hiệu khá thông dụng và tốt, giá phải chăng là hiệu M. Grumbacher.
Chỉ cần một bộ cọ vài cái đủ để vẽ bất cứ loại tranh nào. Một người mới bắt đầu làm quen với sơn dầu chỉ cần:
- Một cọ tương đối dẹp, đầu bằng, rộng 2”, để sơn những mảng tương đối lớn, hay sơn lót và một cọ dẹp đầu bằng rộng khảng 3/4”.
- Một cọ fibert hay Walnut-shaped (đầu dẹp hình bầu dục, có thể hơi nhọn) khoảng nửa inch và một cọ cùng loại nhỏ hơn khoảng ¼”. Loại này rất thông dụng vì đa dụng.
- Một cọ tròn nhỏ nhọn đầu (round brush) (như bút viết chữ nho) để vẽ nét mảnh. Cũng có thể dùng cọ filbert 1/4” nói trên để vẽ những nét nhỏ như cành cây, cọng cỏ.
Cầm cọ như thế nào? Thật ra không có một cách cầm cọ nào nhất định cả. Tuy nhiên người ta thấy đa số họa sỹ khi cần quét những đường dài thì cầm cán cọ trong lòng bàn tay, làm thế nào để cánh tay và cườm tay di chuyển thoải mái. Còn khi vẽ những đường ngắn, thì cầm như cầm cây viết chì vây. Nếu cần vẽ những đường chính xác thì bàn tay cần một cây nhỏ như cây thước để bàn tay có thể tựa lên.
Ngoài cọ ra, cũng cần một cái cái bay để trộn mầu, để cạo sơn trên khay pha mầu (palette). Bay còn là phương tiện để vẽ thông dụng thứ hai sau cọ, đặc biệt công hiệu khi vẽ trên lớp sơn còn ướt (alla prima). Người ta chỉ dùng bay từ đầu tới cuối mà vẽ được nguyên một bức tranh. Vẽ bằng bay tương đối khó nhưng không vì vậy mà không thử và luyện tập. Bay có ưu điểm là không để lại đường vết của những sợi lông như khi vẽ bằng cọ, chùi mau sạch, bền, không cần dùng hóa chất để rửa nên nơi làm việc bớt bị ô nhiễm. Vì lau sạch rất mau, nên chuyển đổi mầu rất nhanh, không bị đợi lâu mà cụt mất hứng.
Sơn dầu (Oil Colour):
Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn còn ướt).
Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt umber) mau khô nhất.
Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là: Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu (Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow – Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy.
Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết:
- Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu.
Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner hay Turpentine.. Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng cứng.
Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất trong nhóm này là Linseed Oil.
Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu.
- Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay mỏng.
NHỮNG LỐI VẼ SƠN DẦU:
Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean.
Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.
Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách vẽ fat over lean:
- từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ.
- giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi vẽ.
- Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền (xin coi lại đoạn nói về sơn dầu).
Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima):
Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn (muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì.
Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima - Bắt đầu là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể.
Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can đảm”.
Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn.
Vẽ trên sơn đã khô (Painting over dry paint):
Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ những bức tranh phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu (miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô.
Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là:
- Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay.
- Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những lớp mầu một cách dễ dàng.
- Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng hơn.
Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị xỉn đi.
Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái hay của sơn dầu và mầu sắc không bền.
Vẽ trên nền tráng dầu (Painting over a Base of Oil):
Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil) lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu.
Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour):
Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng có cái dẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua.
QUY LUẬT CHUNG:
Ánh sáng:
Điều gì quan trọng nhất cần để ý và nắm vững khi vẽ một bức tranh? Đó là ánh sáng. Ánh sáng khiến ta nhìn được cái lồi lõm của sự vật. Chính ánh sáng làm cho ta thấy được chiều sâu của cảnh trí. Chính ánh sáng giúp ta phân biệt được cái thân cây sù sì khác với mặt hồ phẳng lặng. Trước khi kết thúc bài này, xin nhắc lại vài quy luật chung mà phần lớn liên hệ đến ánh sáng.
- Điểm sáng nhất trong bóng râm cũng không sáng bằng điểm tối nhất chường ra ánh sáng. Hay nói ngược lại: Điểm tối nhất của vùng chường ra ánh sáng cũng vẫn sáng hơn điểm sáng nhất trong bóng râm. Chà! Nghe có vẻ chơi chữ quá đi. Đừng cố hình dung mà mệt não. Hãy để một vật gì đó ra ngoài ánh sáng ban chiều hay ban sáng, rồi nhìn vào đó bạn sẽ thấy ngay.
- Đối tượng càng ở xa, càng mờ nhạt, và có mầu sắc lạnh hơn. Đối tượng càng ở gần, có mầu ấm hơn và rõ nét. Mầu đỏ và vàng là những mầu nóng nhất. Mầu xanh dương là mầu lạnh nhất. Khi pha chúng với nhau chúng ta được những mầu trung gian, hoặc hơi ấm, hay hơi lạnh. Một vật ở gần có mầu xanh, ở xa sẽ bớt xanh. Một vật ở gần có mầu đỏ, ở xa sẽ bớt đỏ...
- Giũa vùng sáng (Highlight) và vùng tối (Shadow) luôn luôn có vùng có sắc độ trung gian (Halftone). Sắc độ trung gian này quan trọng vì nó thường chiếm phần lớn diện tích bức tranh và vì nó cân bằng được hai đầu. Cần nhận diện ra sắc độ này và phác họa nó trước tiên. Điều này giúp tránh vẽ bức tranh quá sáng hay quá tối. Khi vẽ xong mới nhận ra sai lầm này thì đã quá trễ.
- Luật Phối cảnh:
Đường chân trời là đường chính trong luật phối cảnh. Tầm mắt ta phóng xa sẽ ngừng lại ở đó. Những đường nằm trên đường chân trời khi chạy ra xa sẽ hạ thấp xuống và nhập với nó. Những đưòng nằm dưới đường chân trời khi chạy ra xa sẽ vươn lên cao rồi quy vào đó. Vẽ theo luật phối cảnh sẽ cho bức tranh có chiều sâu.
Thay lời kết
Sơn dầu rất đa dạng. Không như mầu nước chỉ vẽ theo kỹ thuật mầu nước, sơn dầu có cách vẽ riêng và có thể vẽ như mầu nước. Sơn dầu có thể vẽ những cảnh trí âm u mà cũng diễn tả được những cảnh trí rực rỡ. Và sau chót sơn dầu rất bền, bền nhất trong các loại media. Những bức tranh thời Leonardo Da Vinci, với kỹ thuật rất xưa mà vẫn giữ được tới ngày nay, thì sơn dầu hiện nay, với kỹ thuật pha chế tân tiến, chắc còn bền hơn nhiều.
Ngay về hội họa và chỉ trên góc cạnh kỹ thuật cũng chia ra nhiều ngành: Thủy mặc, Mầu nước, Sơn mài, Mộc bản, Sơn Nước (Acrylic), Sơn dầu (Oil colour), Phấn tiên (Pastel)…Trong bài này chúng ta chỉ chú ý đến những điểm căn bản của kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Dĩ nhiên muốn vẽ, chúng ta cần vật liệu và dụng cụ rồi sau đó là đến cách vẽ.
VẬT LIỆU VẼ TRANH
Mặt vẽ (Support):
Sơn dầu có thể vẽ trên gần như bất cứ vật liệu nào như vải bố, gỗ, giấy, nhựa, miễn là vật liệu ấy không chứa độ dầu (fat) cao hơn là độ dầu chứa trong sơn dùng để vẽ. Tuy nhiên khi chọn support để vẽ, cần để ý support có thể biến dạng theo thời gian. Dù sơn dầu khá chắc và có độ co dãn nào đó sau khi khô, nhưng nếu mặt support bên dưới biến dạng nhiều sẽ làm hư lớp sơn vẽ nằm bên trên. Support càng ít biến dạng thì càng có giá trị bảo trì cao. Một họa phẩm đẹp mới vài chục năm đã bị mục, phai mầu, bong sơn, nứt nẻ, co dúm thì thật đáng buồn. Gỗ tốt, canvas dán trên bìa cứng, ván ép để vẽ là những support tốt. Tuy nhiên support thông dụng nhất vẫn là canvas căng trên khung vì:
- thoáng khí để sơn dễ bay hơi, "dễ thở", khô đi một cách tự nhiên.
- Tương đối chịu được thời tiết khắc nghiệt (ít bị vênh, cong, nứt nẻ..) chứ không như những support loại khác nhẹ. Vấn đề tưởng như không quan trọng, nhưng nếu bức họa lớn khoảng vài mét vuông nếu vẽ trên ván ép nặng vài chục ký khi cần di chuyển và treo lên rất khó khăn. Mang khoảng 20 họa phẩm như thế đi triển lãm, khiêng ...bở hơi tai. Diện tích càng lớn, tỷ lệ trọng lượng vàn ép, giấy ép, plastic càng cao so với canvas căng trên khung. Môt bức họa nhỏ cỡ mặt monitor, vẽ trên support nào cũng nặng gần như nhau. Nhưng một bức họa cỡ chiếc chiếu vẽ trên ván ép có thể nặng gấp mười lần so với bức cùng cỡ vẽ trên canvas văng trên khung gỗ. .
Canvas từ thế kỷ 15 đã từ từ thay thế ván gỗ, và trở nên thông dụng trong kỹ thuật tranh sơn dầu, sơn nước (Acrylic) vì những ưu điểm trên.
Sơn chống dầu (Primer):
Trước tiên xin đừng lộn sơn chống dầu với sơn lót (Under-painting). Chúng ta sẽ nói thêm về điểm này khi nói về cách vẽ. Tất cả những support làm bằng vật liệu thiên nhiên như gỗ, sợi organic ...cần phải sơn chống dầu trước khi vẽ sơn dầu. Lớp sơn chống dầu tất nhiên là loại sơn nước có chất keo bao phủ lấy mặt vẽ. Loại sơn chống dầu thông dụng gọi là Gesso. Phải sơn ít nhất ba lớp mới an toàn. Sơn chống dầu có hai công dụng.:
- Không để dầu thấm vào sợi bố, sợi organic, vì chẳng bao lâu, bố thấm dầu sẽ bị mục.
- Trám những lỗ li ti của support và như thế dầu và những chất phụ pha sơn khác sẽ không bị hút quá nhiều làm mất bớt công dụng và đặc tính của sơn vẽ.
Canvas đã căng trên khung và đã sơn chống dầu có bán sẵn tại các tiệm cung cấp vật liệu nghệ thuật cho họa sỹ. Canvas bầy bán đủ loại đủ cỡ.
Cọ và dao (bay) (Brush and palette knife):
Cọ là dụng cụ chính để vẽ. Nói thế bởi vì người ta có thể vẽ sơn dầu với bất cứ phương tiện nào: như dùng bay, một miếng móp, một chiếc khăn lông, một cái muỗng, ngay cả với ngón tay của mình. Tuy vậy cọ vẫn được coi là dụng cụ phổ thông nhất.
Tùy độ cứng mềm của lông xử dụng mà những vết cọ để lại trên sơn khác nhau. Cọ có phẩm chất cao không bị rụng lông khi vẽ, không bị tòe đầu, biến hình dạng một sớm một chiều. Cọ tốt sau khi dùng trở lại hình thể nguyên thủy và nếu bảo trì kỹ lưỡng sẽ rất bền. Nên mua cọ tốt. Cọ rẻ tiền gây nhiều phiền toái khi cẽ và mau hư. Lúc đầu nên dùng loại cọ lông tương đối mềm, vì ta có khung hướng nhấn cọ hơi mạnh; nếu dùng loại lông cứng sẽ quẹt hết sơn đi. Có nhiều nhãn hiệu khác nhau, một trong những hiệu khá thông dụng và tốt, giá phải chăng là hiệu M. Grumbacher.
Chỉ cần một bộ cọ vài cái đủ để vẽ bất cứ loại tranh nào. Một người mới bắt đầu làm quen với sơn dầu chỉ cần:
- Một cọ tương đối dẹp, đầu bằng, rộng 2”, để sơn những mảng tương đối lớn, hay sơn lót và một cọ dẹp đầu bằng rộng khảng 3/4”.
- Một cọ fibert hay Walnut-shaped (đầu dẹp hình bầu dục, có thể hơi nhọn) khoảng nửa inch và một cọ cùng loại nhỏ hơn khoảng ¼”. Loại này rất thông dụng vì đa dụng.
- Một cọ tròn nhỏ nhọn đầu (round brush) (như bút viết chữ nho) để vẽ nét mảnh. Cũng có thể dùng cọ filbert 1/4” nói trên để vẽ những nét nhỏ như cành cây, cọng cỏ.
Cầm cọ như thế nào? Thật ra không có một cách cầm cọ nào nhất định cả. Tuy nhiên người ta thấy đa số họa sỹ khi cần quét những đường dài thì cầm cán cọ trong lòng bàn tay, làm thế nào để cánh tay và cườm tay di chuyển thoải mái. Còn khi vẽ những đường ngắn, thì cầm như cầm cây viết chì vây. Nếu cần vẽ những đường chính xác thì bàn tay cần một cây nhỏ như cây thước để bàn tay có thể tựa lên.
Ngoài cọ ra, cũng cần một cái cái bay để trộn mầu, để cạo sơn trên khay pha mầu (palette). Bay còn là phương tiện để vẽ thông dụng thứ hai sau cọ, đặc biệt công hiệu khi vẽ trên lớp sơn còn ướt (alla prima). Người ta chỉ dùng bay từ đầu tới cuối mà vẽ được nguyên một bức tranh. Vẽ bằng bay tương đối khó nhưng không vì vậy mà không thử và luyện tập. Bay có ưu điểm là không để lại đường vết của những sợi lông như khi vẽ bằng cọ, chùi mau sạch, bền, không cần dùng hóa chất để rửa nên nơi làm việc bớt bị ô nhiễm. Vì lau sạch rất mau, nên chuyển đổi mầu rất nhanh, không bị đợi lâu mà cụt mất hứng.
Sơn dầu (Oil Colour):
Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn còn ướt).
Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt umber) mau khô nhất.
Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là: Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu (Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow – Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy.
Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết:
- Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu.
Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner hay Turpentine.. Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng cứng.
Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất trong nhóm này là Linseed Oil.
Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu.
- Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay mỏng.
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu (P.2)
NHỮNG LỐI VẼ SƠN DẦU:
Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean.
Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.
Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách vẽ fat over lean:
- từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ.
- giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi vẽ.
- Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền (xin coi lại đoạn nói về sơn dầu).
Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima):
Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn (muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì.
Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima - Bắt đầu là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể.
Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can đảm”.
Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn.
Vẽ trên sơn đã khô (Painting over dry paint):
Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ những bức tranh phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu (miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô.
Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là:
- Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay.
- Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những lớp mầu một cách dễ dàng.
- Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng hơn.
Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị xỉn đi.
Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái hay của sơn dầu và mầu sắc không bền.
Vẽ trên nền tráng dầu (Painting over a Base of Oil):
Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil) lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu.
Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour):
Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng có cái dẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua.
QUY LUẬT CHUNG:
Ánh sáng:
Điều gì quan trọng nhất cần để ý và nắm vững khi vẽ một bức tranh? Đó là ánh sáng. Ánh sáng khiến ta nhìn được cái lồi lõm của sự vật. Chính ánh sáng làm cho ta thấy được chiều sâu của cảnh trí. Chính ánh sáng giúp ta phân biệt được cái thân cây sù sì khác với mặt hồ phẳng lặng. Trước khi kết thúc bài này, xin nhắc lại vài quy luật chung mà phần lớn liên hệ đến ánh sáng.
- Điểm sáng nhất trong bóng râm cũng không sáng bằng điểm tối nhất chường ra ánh sáng. Hay nói ngược lại: Điểm tối nhất của vùng chường ra ánh sáng cũng vẫn sáng hơn điểm sáng nhất trong bóng râm. Chà! Nghe có vẻ chơi chữ quá đi. Đừng cố hình dung mà mệt não. Hãy để một vật gì đó ra ngoài ánh sáng ban chiều hay ban sáng, rồi nhìn vào đó bạn sẽ thấy ngay.
- Đối tượng càng ở xa, càng mờ nhạt, và có mầu sắc lạnh hơn. Đối tượng càng ở gần, có mầu ấm hơn và rõ nét. Mầu đỏ và vàng là những mầu nóng nhất. Mầu xanh dương là mầu lạnh nhất. Khi pha chúng với nhau chúng ta được những mầu trung gian, hoặc hơi ấm, hay hơi lạnh. Một vật ở gần có mầu xanh, ở xa sẽ bớt xanh. Một vật ở gần có mầu đỏ, ở xa sẽ bớt đỏ...
- Giũa vùng sáng (Highlight) và vùng tối (Shadow) luôn luôn có vùng có sắc độ trung gian (Halftone). Sắc độ trung gian này quan trọng vì nó thường chiếm phần lớn diện tích bức tranh và vì nó cân bằng được hai đầu. Cần nhận diện ra sắc độ này và phác họa nó trước tiên. Điều này giúp tránh vẽ bức tranh quá sáng hay quá tối. Khi vẽ xong mới nhận ra sai lầm này thì đã quá trễ.
- Luật Phối cảnh:
Đường chân trời là đường chính trong luật phối cảnh. Tầm mắt ta phóng xa sẽ ngừng lại ở đó. Những đường nằm trên đường chân trời khi chạy ra xa sẽ hạ thấp xuống và nhập với nó. Những đưòng nằm dưới đường chân trời khi chạy ra xa sẽ vươn lên cao rồi quy vào đó. Vẽ theo luật phối cảnh sẽ cho bức tranh có chiều sâu.
Thay lời kết
Sơn dầu rất đa dạng. Không như mầu nước chỉ vẽ theo kỹ thuật mầu nước, sơn dầu có cách vẽ riêng và có thể vẽ như mầu nước. Sơn dầu có thể vẽ những cảnh trí âm u mà cũng diễn tả được những cảnh trí rực rỡ. Và sau chót sơn dầu rất bền, bền nhất trong các loại media. Những bức tranh thời Leonardo Da Vinci, với kỹ thuật rất xưa mà vẫn giữ được tới ngày nay, thì sơn dầu hiện nay, với kỹ thuật pha chế tân tiến, chắc còn bền hơn nhiều.
إرسال تعليق