Trong môi trường mạng Campus thường gồm có nhiều switch kết nối bên trong, nên việc cấu hình và quản lý một số lượng lớn switch, VLAN và VLAN trunk phải được điều khiển ra ngoài nhanh. Cisco đã triển khai một phương pháp quản lý VLAN qua mạng Campus đó là VLAN Trunking Protocol - VTP.
VTP là một giao thức quảng bá cho phép duy trì cấu hình thống nhất trên một miền quản trị. Sử dụng gói trunk lớp 2 để quản lý sự thêm xóa và đặt tên cho VLAN trong một miền quản tri nhất định. Thông điệp VTP được đóng gói trong frame của ISL hay 802.1Q và được truyền trên các đường trunk. Đồng thời, VTP cho phép tập trung thông tin về sự thay đổi từ tất cả các switch trong một hệ thống mạng. Bất kỳ switch nào tham gia vào sự trao đổi VTP đều có thể nhận biết và sử dụng bất cứ VLAN nào mà VTP quản lý. Sau đây ta sẽ nói đến hoạt động của giao thức VTP
1.Miền VTP
VTP được sắp sếp trong miền quản lý, hoặc khu vực với các nhu cầu thông thường của VLAN. Một switch có thể chỉ thuộc một miền VTP, và chia sẻ thông tin VLAN với các switch khác trong miền. Tuy nhiên các switch trong các miền VTP khác nhau không chia sẻ thông tin VTP.
Các switch trong một miền VTP quảng bá một vài thuộc tính đến các miền lân cận như miền quản lý VTP, số VTP, VLAN, và các tham số đặc trưng của VLAN. Khi một VLAN được thêm vào một switch trong một miền quản lý, thì các switch khác được cho biết về VLAN mới này qua việc quảng bá VTP. Tất cả switch trong một miền đều có thể sẵn sàng nhận lưu lượng trên cổng trunk sử dụng VLAN mới.
Các chế độ (mode) VTP
Để tham gia vào miền quản lý VTP, mỗi switch phải được cấu hình để hoạt động ở chế độ nào. Chế độ VTP sẽ xác định quá trình chuyển mạch và quảng bá thông tin VTP như thế nào. Ta có các chế độ sau:
• Chế độ Server: các server VTP sẽ điều khiển việc tạo VLAN và thay đổi miền của nó. Tất cả thông tin VTP đều được quảng bá đến các switch trong miền, và các switch khác sẽ nhận đồng thời. Mặc định là một switch hoạt động ở chế độ server. Chú ý là miền VTP phải có ít nhất một server để tạo, thay đổi hoặc xóa và truyền thông tin VLAN.
• Chế độ Client: chế độ VTP không cho phép người quản trị tạo, thay đổi hoặc xóa bất cứ VLAN nào thay vì lắng nghe các quảng bá VTP từ các switch khác và thay đổi cấu hình VLAN một cách thích hợp. Đây là chế độ lắng nghe thụ động. Các thông tin VTP được chuyển tiếp ra liên kết trunk đến các switch lân cận trong miền, vì vậy switch cũng hoạt động như là một rờ le VTP (relay).
• Chế độ transparent (trong suốt): các switch VTP trong suốt không tham gia trong VTP. Ở chế độ trong suốt, một switch không quảng bá cấu hình VLAN của chính nó, và một switch không đồng bộ cở sở dữ liệu VLAN của nó với thông tin quảng bá nhận được. Trong VTP phiên bản 1, switch hoạt động ở chế độ trong suốt không chuyển tiếp thông tin quảng bá VTP nhận được đến các switch khác, trừ khi tên miền và số phiên bản VTP của nó khớp với các switch khác. Còn trong phiên bản 2, switch trong suốt chuyển tiếp thông tin quảng bá VTP nhận được ra cổng trunk của nó, và hoạt động như rờ le VTP.
Chú ý: switch hoạt động ở chế độ trong suốt có thể tạo và xóa VLAN cục bộ của nó. Tuy nhiên các thay đổi của VLAN không được truyền đến bất cứ switch nào.
2.Quảng bá VTP
Mỗi Cisco switch tham gia vào VTP phải quảng bá số VLAN (chỉ các VLAN từ 1 đến 1005), và các tham số VLAN trên cổng trunk của nó để báo cho các switch khác trong miền quản lý. Quảng bá VTP được gửi theo kiểu muilticast. Switch chặn các frame gửi đến địa chỉ VTP multicast và xử lý nó. Các frame VTP được chuyển tiếp ra ngoài liên kết trunk như là một trường hợp đặc biệt.
Bởi vì tất cả switch trong miền quản lý học sự thay đổi cấu hình VLAN mới, nên một VLAN phải được tạo và cấu hình chỉ trên một VTP server trong miền.
Mặc định, miền quản lý sử dụng quảng bá không bảo mật (không có mật khẩu). Ta có thể thêm mật khẩu để thiết lập miền ở chế độ bảo mật. Mỗi switch trong miền phải được cấu hình với cùng mật khẩu để tất cả switch sử dụng phương pháp mã hóa đúng thông tin thay đổi của VTP.
Quá trình quảng bá VTP bắt đầu cấu hình với số lần sửa lại là 0. Khi có sự thay đổi tiếp theo, số này tăng lên trước khi gửi quảng bá ra ngoài. Khi swich nhận một quảng bá với số lần sửa lại lớn hơn số lưu trữ cục bộ thì quảng bá sẽ được ghi đè lên thông tin VLAN, vì vậy thêm số 0 này vào rất quan trọng. Số lần sửa lại VTP được lưu trữ trong NVRAM và switch không được thay đổi. Số lần sửa lại này chỉ được khởi tạo là 0 bằng một trong cách sau:
• Thay đổi chế độ VTP của switch thành transparent, và sau đó thay đổi chế độ thành server.
• Thay đổi miền VTP của switch thành tên không có thực (miền VTP không tồn tại) và sau đó thay đổi miền VTP thành tên cũ.
• Tắt hay mở chế độ pruning (cắt xén) trên VTP server.
Nếu số lần sửa lại VTP không được thiết lập lại 0, thì một server switch mới, phải quảng bá VLAN không tồn tại, hoặc đã xóa. Nếu số lần sửa lớn hơn lần quảng bá liền trước, thì switch lắng nghe rồi ghi đè lên toàn bộ sơ sở dữ liệu của VLAN với thông tin trạng thái VLAN là null hoặc bị xóa. Điều này đề cập đến vấn đề đồng bộ VTP.
Việc quảng bá có thể bắt đầu khi yêu cầu từ switch (client-mode) muốn học về cơ sở dữ liệu VTP ở thời điểm khởi động, và từ switch (server-mode) khi có sự thay đổi cấu hình VLAN. Việc quảng bá VTP có thể xảy ra trong ba hình thức sau:
• Thông báo tổng kết (Summary Advertisement): các server thuộc miền VTP gửi thông báo tổng kết 300s một lần và mỗi khi có sự thay đổi sơ sở dữ liệu của VLAN. Thông tin của thông báo tổng kết gồm có miển quản lý, phiên bản VTP, tên miền, số lần sửa lại cấu hình, đánh dấu thời gian (timestamp), mã hóa hàm băm MD5, và số tập con của quảng bá đi theo. Đối với sự thay đổi cấu hình VLAN, có một hoặc nhiều tập con quảng bá với nhiều dữ liệu cấu hình VLAN riêng biệt trong thông báo tổng kết. Hình 2.8 biểu diễn format của thông báo tổng kết.
• Thông báo tập hợp con (Subset Advertisement): các server thuộc miền VTP quảng bá tập con sau khi có sự thay đổi cấu hình VLAN. Thông báo này gồm có các thay đổi rõ ràng đã được thực thi, như tạo hoặc xóa một VLAN, tạm ngưng hoặc kích hoạt lại một VLAN, thay đổi tên VLAN, và thay đổi MTU của VLAN (Maximum Transmission Unit). Thông báo tập con có thể gồm có các thông số VLAN như: trạng thái của VALN, kiểu VLAN (Ethernet hoặc Token Ring), MTU, chiều dài tên VLAN, số VLAN, giá trị nhận dạng kết hợp với bảo mật SAID (Security Association Identifer), và tên VLAN. Các VLAN được ghi vào thông báo tập hợp con một cách tuần tự và riêng lẻ. Hình 2.9 biểu diễn format của thông báo tập con.
• Thông báo yêu cầu từ client: một client VTP yêu cầu thông VLAN như xác lập lại, xóa cở sở dữ liệu của VLAN, và thay đổi thành viên miền VTP, hoặc nghe thông báo tổng kết VTP với số lần sửa lại cao hơn số hiện tại. Sau thông báo client yêu cầu, thì các server đáp ứng bằng thông báo tổng kết và thông báo tập con. Hình 2.10 biểu diễn format yêu cầu của thông báo client
Các Catalyst switch (server-mode) lưu trữ thông tin VTP không dính liếu đến cấu hình switch trong NVRAM VLAN và dữ liệu VTP được lưu trong file vlan.dat trên hệ thống file bộ nhớ Flash của switch. Tất cả thông tin VTP như số lần cấu hình lại VTP được lưu lại khi tắt nguồn điện của switch. Switch có thể khôi phục cầu hình VLAN từ cơ sở dữ liệu VTP sau khi nó khởi động.
3.Sự lượt bớt (pruning) VTP
Ta hãy nhớ lại là một switch chuyển tiếp các frame broadcast ra tất cả các port sẵn có trong miền broadcast, còn các frame multicast thì được chuyển tiếp theo nghĩa thông minh hơn, nhưng cũng cùng một kiểu. Khi witch không tìm thấy địa chỉ MAC đích trong bảng chuyển tiếp thì nó phải chuyển frame ra tất cả các port để cố gắng tìm đến đích.
Khi chuyển tiếp frame ta tất cả các port trong miền broadcast hoặc VLAN, thì kể cả các port của trunk nếu có VLAN. Thông thường, trong mạng có một vài switch, các liên kết trunk giữa các switch và VTP được sử dụng để quản lý việc truyền thông tin VLAN. Điều này làm cho các liên kết trunk giữa các switch mang lưu lượng từ tất cả VLAN.
Xem xét mạng trong hình 2.11, khi hostPC trong VLAN 3 gửi broadcast, thì Cat C chuyển tiếp ra tất cả các port của VLAN 3, bao gồm cả liên kết trunk đến Cat A. Sau đó Cat A sẽ chuyển tiếp broadcast đến Cat B và D trên các liên kết trunk này. Đến lượt Cat B và D chỉ chuyển broadcast trên các lên kết truy cập được cấu hình cho VLAN 3. Nếu Cat B và D không có user nào thuộc VLAN 3, thì việc chuyển tiếp frame broadcast đến chúng sẽ dùng hết băng thông trên liên kết trunk, và bộ xử lý tài nguyên trong cả hai switch, chỉ có Cat B và D loại bỏ frame.
Do đó VTP pruning sẽ sử dụng hiệu quả băng thông bằng cách giảm bớt việc lưu lương không cần thiết. Các frame broadcast hoặc các frame unicast không xác định trên một VLAN chỉ được chuyển tiếp trên liên kết trunk nếu switch nhận trên đầu cuối của trunk có port thuộc VLAN đó. VTP pruning là sự mở rộng trên phiên bản 1 của VTP, sử dụng kiểu message VTP bổ sung. Khi một Catalyst Switch có một port với một VLAN, thì switch gửi quảng bá đến các switch lân cận mà có port hoạt động trên VLAN đó. Các lân cận của nó sẽ giữ thông tin này để giải quyết nếu có lưu lượng tràn từ một VLAN có sử dụng port trunk hay không.
Hình 2.12 biểu diễn mạng từ hình 2.11 với VTP pruning. Vì Cat B không thông báo về VLAN 3, nên Cat A sẽ giảm bớt lưu lượng trên trunk bằng các không tràn lưu lượng VLAN 3 đến Cat B. Cat D có thông báo về VLAN 3, nên lưu lượng được tràn đến nó.
Chú ý: Ngoài ra người ta còn sử dụng giao thức Spanning Tree để giảm lưu lượng không cần thiết trên trunk, ta sẽ tìm hiểu phần này ở chương 3.
4.Gỡ rối (trobleshooting) VTP
Vì một lý do nào đó mà một switch không nhận đựơc thông tin cập nhật từ VTP server, thì hãy xem xét các nguyên nhân sau:
• Switch được cấu hình theo kiểu transparent nên khi nhận các quảng bá VTP đến thì nó không được xử lý.
• Nếu switch được cấu hình theo kiểu Client, thì nó không có chức năng như VTP server. Trong trường hợp này, thì cấu hình thành VTP sever của chính nó.
• Xem xét tên miền được cấu hình đúng cách để so trùng với VTP server chưa?
• Xem xét phiên bản VTP tương thích với các switch trong miền VTP chưa?
Chú ý: nếu một switch mới (có thể ở chế độ client hay server) được cấu hình ở cùng một miền của mạng chuyển mạch trước đó, và có số lần cấu hình lại cao hơn tất cả các switch hiện có trong mạng, thì ngay sau khi switch mới này được đưa vào mạng, nó sẽ đồng bộ thông tin của nó với toàn bộ switch trong mạng. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn đến toàn bộ mạng bị treo, vì các thông tin VLAN đã thay đổi hoàn toàn. Để ngăn chặn điều này xảy ra thì ta sẽ thiết lập lại số lần cấu hình của mỗi switch mới trước khi đưa vào mạng.
VLAN Trunking Protocol – Giao thức mạch nối các VLAN (VTP)
I. Khái niệm, hoạt động của mạch nối (trunk)
1.1 Sự ra đời của thuật ngữ Trunking
Thuật ngữ Trunking bắt nguồn từ công nghệ Radio và công nghệ điện thoại. Trong công nghệ radio, một đường Trunk là một đường dây truyền thông mà trên đó truyền tải nhiều kênh tín hiệu radio.
Trong công nghiệp điện thoại, khái niệm thuật ngữ Trunking là kết hợp giữa đường truyền thông điện thoại hoặc các kênh điện thoại giữa hai điểm. Một trong các điểm có thể là một tổng đài
Ngày nay, nguyên lý trunking được chấp nhận sử dụng trong công nghệ mạng chuyển mạch. Một đường Trunk là kết nối vật lý và logic giữa 2 switch.
1.2 Khái niệm
Trong khuôn khổ môi trường chuyển mạch VLAN, một đường Trunk là một kết nối point-to-point để hỗ trợ các VLAN trên các switch liên kết với nhau. Một đường được cấu hình Trunk sẽ gộp nhiều liên kết ảo trên một liên kết vật lý để chuyển tín hiệu từ các VLAN trên các switch với nhau dựa trên một đường cáp vật lý.
1.3 Hoạt động của Trunking
Giao thức Trunking được phát triển để nâng cao hiệu quả quản lý việc lưu chuyển các Frame từ các VLAN khác nhau trên một đường truyền vật lý. Giao thức trunking thiết lập các thoả thuận cho việc sắp sếp các Frame vào các cổng được liên kết với nhau ở hai dầu đường trunk.
Hiện tại có 2 kỹ thuật Trunking là Frame Filtering và Frame Tagging. Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ đề cập đến kỹ thuật Frame Tagging.
Giao thức Trunking sử dụng kỹ thuật Frame Tagging để phân biệt các Frame và để dễ dàng quản lý và phân phát các Frame nhanh hơn. Các tag được thêm vào trên đường gói tin đi ra vào đường trunk và được bỏ đi khi ra khỏi đường trunk. Các gói tin có gắn tag không phải là gói tin Broadcast.
Một đường vật lý duy nhất kết nối giữa hai switch thì có thể truyền tải cho mọi VLAN. Để lưu trữ, mỗi Frame được gắn tag để nhận dạng trước khi gửi đi, Frame của VLAN nào thì đi về VLAN đó.
1.4 Cấu hình một cổng là Trunk trên switch
Switch_A(config)# interface fastethernet 0/1
Switch_A(config-if)# switchport mode trunk
Switch_A(config-if)# switchport trunk encapsulation dot1q
Hoặc
Switch_A(config-if)# switchport trunk encapsulation isl
Switch_A(config-if)# end
II. VLAN Trunking Protocol – Giao thức mạch nối VLAN - VTP
2.1 Nguồn gốc VTP
VTP được thiết lập để giải quyết các vấn đề nằm bên trong hoạt động của môi trường mạng chuyển mạch VLAN.
Ví dụ: Một domain mà có các kết nối switch hỗ trợ bởi các VLAN. Để thiết lập và duy trì kết nối bên trong VLAN, mỗi VLAN phải được cấu hình trên cổng của switch.
Khi phát triển mạng và các switch được thêm vào mạng, mỗi switch mới phải được cấu hình với các thông tin của VLAN trước đó. Một kết nối đơn không đúng VLAN ẩn chứa 2 vấn đề:
• Các kết nối chồng chéo lên nhau do cấu hình VLAN không đúng
• Các cấu hình không đúng giữa các môi trường truyền khác nhau như là: Ethernet và FDDI.
Với VTP, cấu hình VLAN được duy trì dễ dàng bằng Admin domain. Thêm nữa, VTP làm giảm phức tạp của việc quản lý VLAN.
2.2 Khái niệm VTP
Vai trò của VTP là duy trì cấu hình VLAN thông qua admin domain của mạng. VTP là một giao thức lớp 2 sử dụng các Trunk Frame để quản lý việc thêm bớt, xoá và đổi tên các VLAN trên một domain. Thêm nữa, VTP cho phép tập trung các thay đổi tới tất cả các switch trong mạng.
Thông điệp VTP được dóng gói trong một chi\uẩn CISCO là giao thức ISL hoặc IEEE 802.1q và sau đó đi qua các liên kết Trunk tới thiết bị khác.
2.3 Lợi ích của VTP
VTP có thể bị cấu hình không đúng, khi sự thay đổi được tạo ra. Các cấu hình không đúng có thể tổng hợp trong trường hợp thốg kê các vi phạm nguyên tắc bảo mật. Bởi vì các kết nối của VLAN bị chồng chéo khi các VLAn bị đặt trùng tên. Các cấu hình không đúng này có thể bị cắt kết nối khi chúng được ánh xạ từ một kiểu LAN tới một kiểu LAN khác. VTP cung cấp các lợi ích sau:
• Cấu hình đúng các VLAN qua mạng
• Hệ thống ánh xạ cho phép 1 VLAn được trunk qua các môi trường truyền hỗn hợp. Giống như ánh xạ các VLAN Ethernet tới đường cáp trục tốc độ cao như ATM, LANE hoặc FDDI.
• Theo dõi chính xác và kiểm tra VLAN
• Báo cáo động về việc thêm vào các VLAN
• Dễ dàng cấu hình khi thêm mới VLAN
Trước khi thiết lập các VLAN trên switch, ta phải setup một management domain trong phạm vi những thứ mà ta có thể kiểm tra các VLAN trong mạng. Các switch trong cùng một management domain chia sẻ thông tin VLAN với các VLAN khác và một switch có thể tham gia vào chỉ một VTP management domain. Các switch ở domain khác không chia sẻ thông tin VTP.
Các switch sử dụng giao thức VTP thì trên mỗi cổng trunk của nó có:
• Management domain
• Số cấu hình
• Biết được VLAN và các thông số cụ thể
2.4 VTP domain
Một VTP domain được tạo ra từ một hay nhiều các thiết bị đa kết nối để chia sẻ trên cùng một tên VTP domain. Mỗi switch chỉ có thể có một VTP domain. Khi một thông điệp VTP truyền tới các switch trong mạng, thì tên domain phải chính xác để thông tin truyền qua.
Đóng gói TVP với ISL Frame:
VTP header có nhiều kiểu trên một thông điẹp VTP, có 4 kiểu thường được tìm thấy trên tất cả các thông điệp VTP:
• Phiên bản giao thức VTP – 1 hoặc 2
• Kiểu thông điệp VTP – 1 trong 4 kiểu
• Độ dài tên của management domain
• Tên mamagement domain
2.5 Các chế độ VTP
Hoạt động chuyển mạch VTP hoạt động trên một trong ba chế độ sau:
• Server
• Client
• Transparent
2.5.1 VTP Server (Chế độ mặc định)
Nếu một switch được cấu hình ở chế độ server, thì switch đó có thể khởi tạo, thay đổi và xoá các VLAN. VTP server ghi thông tin cấu hình VLAN trong NVRAM. VTP server gửi các thông điệp VTP qua tất cả các cổng Trunk.
Các VTP server quảng bá cấu hình VLAN tới các switch trên cùng một VTP domain và đồng bộ cấu hình VLAN tới các switch khác dựa trên các quảng cáo nhận được qua đường Trunk.. Đây là chế độ mặc định trên switch.
2.5.2 VTP Client
Một switch được cấu hình ở chế độ VTP Client không thể khởi tạo, sửa chữa hoặc xoá thông tin VLAN. Thêm nữa, Client không thể lưu thông tin VLAN. Chế độ này có ích cho các switch không đủ bộ nhớ để lưu trữ bảng thông tin VLAN lớn. VTP Client sử lý các thay đổi VLAN giống như server, nó cũng gửi các thông điệp qua các cổng Trunk.
2.5.3 Chế độ VTP trong suốt (Transparent)
Các switch cấu hình ở chế độ Transparent không tham gia vào VTP. Một VTP Transparent switch không quản bá cấu hình VLAN của nó và không đồng bộ các cấu hình VLAN của nó dựa trên các quảng cáo nhận được. Chúng chuyển tiếp các quảng cáo VTP nhận được trên các cổng Trunk nhưng bỏ qua các thông tin bên trong thông điệp. Một Transparent switch không thay đổi database của nó, khi các switch nhận các thông tin cập nhật cũng gửi một bản cập nhật chỉ ra sự thay đổi trạng thái VLAN. Trừ khi chuyển tiếp một quảng cáo VTP, VTP bị vô hiệu hoá trên switch được cấu hình ở chế độ Transparent.
2.6 Cấu hình VTP
Cấu hình phiên bản VTP
Switch_A# vlan database
Switch_A(vlan)# vtp v2-mode
Cấu hình VTP domain
Switch_A(vlan)# vtp domain Cisco
Cấu hình chế độ VTP
Switch_A(vlan)# vtp [client|server|transparent]
Lệnh xem cấu hình VTP
Switch_A# show vtp status
إرسال تعليق