MSTP hoạt động trên switch và cho phép nhiều VLAN có thể được ánh xạ vào cùng một spanning-tree instance, để làm giảm bớt số lượng của spanning-tree instace cần thiết để có khả năng hỗ trợ cho nhiều VLAN hoạt động. MSTP có khả năng cung cấp nhiều đường truyền cho các lưu lượng dữ liệu, hơn nữa còn cung cấp khả năng cân bằng tải (load balacing). MSTP cải tiến thêm khả năng chịu lỗi của hệ thống mạng bởi vì nếu một đường truyền dữ liệu bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến các đường truyền khác.
- Thông thường MSTP được triển khai cho hệ thống mạng backbone (core layers) và distribution layers của hệ thống switch layer 2. Nhờ vào việc triển khai MSTP trên những hệ thống này nên việc cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng sẽ cao hơn của các nhà cung cấp dịch vụ (Service-Provider).
- Khi Switch được hoạt động với giao thức MST, RSTP (Rapid Spanning Tree Protocol), các giao thức này được phát triển dựa trên chuẩn IEEE 802.1w. Giao thức RSTP cung cấp thời gian hội tụ nhanh cho hệ thống thông qua việc giới hạn thời gian trễ của trạng thái forwarding và thời gian chuyển trạng thái của root ports và designated port sang trạng thái forwarding nhanh hơn so với giao thức IEEE 802.1D (STP).
- Hai giao thức MSTP và RSTP đã cải tiến sự hoạt động của Spanning-Tree và duy trì sự tương thích với những hệ thống đang chạy giao thức STP dựa trên chuẩn IEEE 802.1D, với sự tồn tại của các giao thức độc quyền của Cisco như: MISTP(Multiple Instance STP), per-Vlan spanning-tree plus (PVST+) và rapid PVST+. Những thông tin về các giao thức PVST+, rapid PVST+ các bạn có thể tham khảo các bài viết trước trên: http://vnexperts.net
- Bài viết về MSTP sẽ bao gồm các phần sau:
+ Phần I: Tìm hiểu về MSTP
+ Phần II: Tìm hiểu về RSTP
+ Phần III: Cấu hình MSTP
+ Phần IV: Hiển thị các thông số cấu hình và trạng thái của MSTP
I-Phần I: Tìm hiểu về MSTP
- MSTP sử dụng giao thức RSTP cho tốc độ hội tụ của hệ thống mạng, cho phép các VLANs có thể được nhóm vào trong một spanning-tree instace, với mỗi một instance có một mô hình spanning-tree riêng không phụ thuộc vào các spanning-tree instance khác. Với kiến trúc này sẽ cung cấp nhiều đường truyền cho các lưu lượng dữ liệu, cho phép thực hiện cơ chế cân bằng tải, và hạn chế số lượng spanning-tree instance cần thiết để hỗ trợ cho số lượng lớn VLAN hoạt động.
- Trong phần này sẽ bao gồm các chủ đề sau:
+ Phạm vi hoạt động của Multiple Spanning-Tree (MSTP region)
+ IST, CIST và CST
+ Hop Count
+ Phạm vi của các port (Boundary Port)
+ Triển khai IEEE 802.1s
+ Khả năng tương thích với chuẩn IEEE 802.1D STP
1. Phạm vi hoạt động của Multiple Spanning-Tree (MSTP region)
- Để cho phép các switch trong hệ thống hoạt động trong một MST instance, bạn sẽ phải cấu hình các switch đó có cùng các tham số cấu hình của MST. Một tập hợp của các switch có cùng tham số cấu hình của MST sẽ hoạt động trong một MST region.
- Khi bạn muốn một switch nào đó hoạt động trong một MST region thì các bạn sẽ phải cấu hình các tham số sau: tên của region đó, giá trị của revision number, và các VLAN được ánh xạ vào trong một instance MST. Bạn có thể cấu hình một switch cho một region bằng cách sử dụng câu lệnh: spanning-tree mst configuration ở chế global configuration của switch, sau đó thì switch này ngay lập tức sẽ chuyển vào chế độ MST configuration. Từ chế độ đó, bạn có thể ánh xạ các VLAN vào một MST instance bằng cách sử dụng câu lệnh: instance MST, tiếp đó chỉ ra tên của region bằng cách dùng câu lệnh: name MST, và cuối cùng là cấu hình giá trị revision number bằng câu lệnh: revision MST.
- Một region có thể có một hoặc có nhiều thành viên với cùng các tham số cấu hình MST. Mỗi thành viên phải có khả năng xử lý gói tin RSTP bridge protocol data units (BPDUs). Không có sự giới hạn số lượng của MST regions trong một mạng, nhưng mỗi một region có thể hỗ trợ tối đa là 65 spanning-tree instances. Mỗi một instance có thể được nhận dạng bằng một số nguyên nằm trong dải từ 0 đến 4094. Bạn có thể gán một VLAN vào trong một spanning-tree instance duy nhất ở một thời điểm.
2. IST, CIST và CST.
Không giống như PVST+ và rapid PVST+, đối với MST thì tất cả các spanning-tree instances là hoạt động độc lập với nhau, MSTP được thiết lập và duy trì bởi hai loại spanning tree sau:
- Một Internal Spanning Tree (IST), là Spanning tree hoạt động trong một MST region. Với mỗi MST region, MSTP sẽ duy trì nhiều spanning tree instance. Instance 0 là một instance đặc biệt cho một region, nó được biết đến nhưn một Internal Spanning Tree (IST). Tất cả các MST instance khác có giá trị từ 1 đến 4094. IST là một instance duy nhất có khả năng gửi và nhận các gói tin BPDUs. Tất cả các thông tin về các spanning tree instance khác sẽ được chứa trong một trường gọi là M-records, và những thông tin này được đóng gói bởi MSTP BPDUs. Bởi vì MSTP BPUD có khả năng chứa tất cả các thông của các instance khác, nên số lượng của các gói BPDUs cần thiết để xử lý và để hỗ trợ nhiều spanning-tree instance là được hạn chế đáng kể. Tất cả MST instance với cùng một MST region sẽ có cùng các tham số thời gian, nhưng mỗi một MST instance sẽ có riêng các tham số mô hình của chúng như: root switch ID, root path cost... Theo mặc định, tất cả các VLAN được gán vào trong IST. Một MST instance là một vùng của region. Ví dụ, MST instance 1 trong region A là hoàn toàn độc lập với MST instance 1 trong region B.
- Một CIST (Common and internal spanning tree), là một tập hợp của nhiều ISTs trong mỗi MST region, và common spanning tree (CST) được dùng để kết nối nhiều MST region và một spanning tree. CIST được định dạng bởi thuật toán spanning tree đang chạy trên các switch hỗ trợ các chuẩn IEEE 802.1w, IEEE 802.1s, và IEEE 802.1D. CIST trong một MST region có cùng đặc điểm với CST nằm ngoài region đó.
3. Sự hoạt động của một MST region
- IST sẽ kết nối với tất cả các switch chạy MSTP trong một region. Khi IST trở nên hội tụ, root của IST sẽ trở thành CIST regional root (được gọi là IST master trước khi triển khai chuẩn IEEE 802.1s). Trong một region thì switch nào có ID thấp nhất và path cost thấp nhất sẽ trở thành CIST root. CIST regional root còn được gọi CIST root nếu chỉ có duy nhất một region trong mạng. Nếu CIST root nằm ngoài region, thì một trong số các switch hoạt động MSTP nằm trong region sẽ được chọn với vai trò là CIST regional root.
- Khi một switch hoạt động MSTP được khởi tạo, switch đó sẽ gửi các gói BPDUs và nó sẽ coi chính nó là root của CIST và và CIST regional root, cả hai tham số path cost đến CIST root và đến CIST regional root sẽ được cấu hình với giá trị là 0. Switch đó cũng sẽ khởi tạo tất cả các instance MST và cũng coi chính nó là root cho tất cả các MST instance này. Nếu switch đó nhận được thông tin về MST root tốt hơn của nó thì nó sẽ lưu trữ thông tin đó nên các port, và switch này sẽ bỏ vai trò làm CIST regional root của nó.
- Trong suốt quá trình khởi tạo, một region sẽ phải có nhiều region con (subregions), mỗi subregions sẽ phải có CIST regional root của riêng nó. Các switch nhận được thông IST tốt hơn, thì switch đó sẽ rời khỏi subregions cũ và ra nhập vào một subregion mới có chứa những CIST regional root. Vì vậy tất cả các subregions sẽ phải co lại, trừ subregion nào có chứa CIST regional root.
- Khi hệ thống hoạt động tốt, thì tất cả các switch trong một MST region phải có cùng một CIST regional root. Bởi vậy, hai switch trong một region phải đồng bộ vai trò của các port cho một MST instance nếu chúng hội tụ từ một CIST regional root.
4. Sự hoạt động giữa các MST regions.
- Nếu có nhiều regions trong một mạng, thì giao thức MSTP sẽ thiết lập và duy trì một CST, bao gồm tất cả các MST regions và tất cả các switch chạy STP trong mạng. MST instances sẽ bao gồm một IST trong phạm vi một region để trở thành CST.
- IST sẽ kết nối tất cả các switch chạy MSTP trong một region và được biểu diễn như một subtree trong CIST. Root của subtree là CIST regional root. MST region được biểu diễn như một virtual switch.
- Chỉ CST instance có khả năng gửi và nhận các gói BPDUs, và MST instances sẽ thêm các thông tin spanning-tree vào trong gói BPUDs để gửi đến các switch hàng xóm và thực hiện tính toán lại mô hình spanning-tree. Chính vì điều này, nên các tham số của spanning-tree sẽ có liên quan đến các gói tin BPDU được truyền (ví dụ: hello time, forward time, max-age, và max-hops) được cấu hình duy nhất trên CST instance nhưng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các MST instance. Các tham số có liên quan đến mô hình spanning-tree (ví dụ: switch priority, port VLAN cost, và port VLAN priority) có thể được cấu hình trên cả CST instance hoặc trên MST instance.
- MSTP switch sử dụng gói tin RSTP BPUDs version 3 hoặc IEEE 802.1D STP BPDUs để trao đổi thông tin với các switch chạy giao thức IEEE 802.1D STP. Các switch hoạt động MSTP sử dụng MSTP BPDUs để trao đổi thông tin với các switch chạy MSTP.
5. Thuật ngữ IEEE 802.1s.
- Một số quy ước tên của MST được sử dụng trong các chuẩn của Cisco khi triển khai sẽ có sự thay đổi để xác định các tham số trong internal hoặc regional. Những tham số đó chỉ có ý nghĩa duy nhất với một MST region, và những tham số mở rộng khác có liên quan đến các thành phần khác của hệ thống mạng. Bởi vì CIST là duy nhất trong một spanning-tree instance, nên duy nhất các tham số CIST là cần thiết để mở rộng giới hạn của internal hoặc regional.
- CIST root là một root switch cho duy nhất một instance hoạt động cho toàn bộ hệ thống mạng
- CIST external root path cost là chi phí (cost) để kết nối đến CIST root. Chi phí này sẽ không bị thay đổi trong một MST region. Bạn ghi nhớ rằng một MST region giống như một switch cho CIST. CIST external root path cost là root path cost đã được tính toán giữa các virtual switch và các switch khác không nằm trong một region.
- CIST regional root được gọi là IST master trong quá trình triển khai. Nếu CIST root nằm trong một region, thì CIST regional root là một CIST root. Nói cách khác, CIST regional root là một switch gần nhất với CIST root trong một region. CIST regional root hoạt động với vai trò như một root switch cho IST.
- CIST internal root path cost là chi phí kết nối đến CIST regional root trong một region. Chi phí này là duy nhất có liên quan đến IST, instance 0.
6. Hop count.
- IST và MST instances không sử dụng những thông tin message-age và maximum-age được cấu hình trong BPDU để tính toán mô hình spanning-tree. Thay vào đó, chúng sử dụng kỹ thuật path cost đến root và hop-count giống như kỹ thuật IP time-to-live (TTL).
- Bằng cách sử dụng câu lệnh: spanning-tree mst max-hops ở chế độ global configuration, bạn có thể cấu hình giá trị hop tối đa bên trong region và ứng dụng nó vào trong IST và tất cả các MST instance trong region. Hop count sẽ đạt được cùng một kết quả như thông tin về message-age. Root switch của một instance luôn gửi một gói BPDU (hoặc M-record) với chi phí bằng 0 và giá trị hop count sẽ được cấu hình giá trị tối đa. Khi một switch nhận gói BPDU này, thì switch đó sẽ giảm giá trị hop count xuống một đơn vị và đưa giá trị hop count mới này vào gói BPDU để quảng bá tiếp. Khi hop count đạt xuống mức giá trị 0, thì switch sẽ hủy gói BPDU và những thông tin trong gói BPDU đó sẽ được lưu trữ trên port.
- Thông tin về message-age và maximum-age trong phần RSTP của gói tin BPDU sẽ giống nhau trong một region, và có cùng các giá trị được quảng bá bởi region designated port trong phạm vi region.
7. Boundary ports
- Trong các chuẩn trước kia của Cisco đã được triển khai, một boundary port sẽ kết nối một MST region đến một spanning-tree region đang chạy RSTP, và đến một spanning-tree region đang chạy PVST+ hoặc rapid PVST+, hoặc đến các MST region với những cấu hình MST khác nhau. Một boundary port cũng kết nối đến một LAN.
- Trong chuẩn IEEE 802.1s không có một khái niệm hoặc định nghĩa nào về boundary port. Chuẩn IEEE 802.1Q-2002 đã xác định hai loại thông điệp mà một port có thể nhận đó là: internal (đến từ các switch trong cùng một region) và external. Khi một thông điệp là external, thì thông điệp đó chỉ được nhận duy nhất bởi CIST. Nếu vai trò CIST là root hoặc alternate, hoặc nếu một gói tin BPDU external là một sự thay đổi của mô hình mạng, nó sẽ có ảnh hưởng trên một MST instance. Khi một thông điệp là internal, thì các thông tin về CIST sẽ được nhận bởi CIST, và mỗi MST instance sẽ nhận một M-record tương ứng của MST instance đó. Với các chuẩn trước kia của Cisco thì một port có khả năng nhận một thông điệp external sẽ đóng vai trò như một boundary port. Và port này sẽ không có khả năng nhận đồng thời cùng lúc hai loại thông điệp internal hoặc external.
- Một MST region sẽ chứa cả hai: các switch và các Lan. Một segment nằm bên dưới một region thì port được kết nối vào segment đó sẽ có vai trò là designated port. Vì vậy, một port nằm trong một region khác với designated port sẽ đóng vai trò là boundary port. Chính sự định nghĩa này sẽ cho phép một port nằm trong một region có thể nằm chung trên một segment với một port nằm ở region khác, tạo ra khả năng có thể cùng nhận được cả hai loại thông điệp internal và external trên một port.
8. Thay đổi vai trò của các port.
Port có vai trò boundary không còn tồn tại trong các chuẩn MST bây giờ, nhưng khái niệm về boundary vẫn được duy trì trong quá trình triển khai của Cisco. Tuy nhiên, một MST instance port với vai trò là boundary của một region sẽ không được phép trao đổi thông tin với CIST port. Trong hệ thống bây giờ sẽ tồn tại hai trường hợp sau:
- Boundary port là một root port của CIST regional root - khi CIST instance port được tiến cử và đồng bộ, nó có thể gửi lại một sự thỏa thuận và chuyển sang trạng thái forwarding sau khi tất cả các port MSTI đã trao đổi thông tin cho nhau. MSTI port bây giờ có một vai trò đặc biệt là: master
- Boundary port không phải là một root port của CIST regional root - MSTI port sẽ giữ vai trò và trạng thái của CIST port. Chuẩn này sẽ cung cấp ít thông tin hơn, và nó sẽ khó khăn cho việc hiểu tại sao một MSTI port có thể trở thành trạng thái blocking khi nó không nhận được các gói BPDUs (MRecords). Trong trường hợp này, mặc dù vai trò boundary không tồn tại nhưng các bạn dùng câu lệnh show vẫn có thể xác định được một port đóng vai trò là boundary.
9. Sự tương thích giữa các chuẩn cũ và chuẩn mới của switch.
- Với lý do quá trình xác định các chuẩn của switch có khả năng bị lỗi, nên bạn có thể sử dụng một câu lệnh thực hiện trong chế độ interface để xác định các chuẩn của các port. Một region không thể định dạng giữa một chuẩn mới và một chuẩn cũ của switch, nhưng chúng có khả năng tương thích với nhau bằng cách sử dụng CIST. Duy nhất một tính năng không thể thực hiện được trong trường hợp này là: cân bằng tải trên những instance khác nhau. Trên màn hình CLI (command-line interface) sẽ hiển thị các cờ khác nhau phụ thuộc vào các tham số cấu hình trên port khi một port nhận một gói tin BPDUs của chuẩn cũ. Một thông điệp nằm trong nhật ký hệ thống (syslog) cũng xác định được lần đầu tiên switch nhận gói tin BPDU của chuẩn cũ trên một port không được cấu hình cho quá trình truyền dữ liệu của BPDU theo chuẩn cũ.
10. Xác định liên kết bị lỗi.
- Tính năng này không tồn tại trên chuẩn IEEE MST, nhưng nó được tích hợp trong các phiên bản của hệ điều hành của Cisco (Cisco IOS). Hệ điều hành sẽ tiến hành kiểm tra vai trò của port và trạng thái của port đó trong quá trình nhận gói tin BPDUs để xác định liên kết bị lỗi có thể là nguyên nhân gây ra loop.
- Khi một designated port xác định được một sự đụng độ, nó sẽ vẫn giữ nguyên vai trò của nó, nhưng nó sẽ chuyển đổi sang trạng thái discarding bởi vì kết nối bị hỏng trong trường hợp này sẽ có loop xảy ra.
11. Khả năng tương thích với chuẩn IEEE 802.1D STP
- Một switch đang hoạt động với giao thức MSTP sẽ có khả năng hỗ trợ được những giao thức đã được tích hợp sẵn trên switch (IEEE 802.1D). Nếu switch này nhân một gói tin BPDU của một switch đang hoạt động với giao thức IEEE 802.1D STP (một BPDU với trường protocol version chứa giá trị 0) thông qua một port nào đó, thì nó sẽ gửi duy nhất IEEE 802.1D BPDUs trên port đó. Một switch đang hoạt động với giao thức MSTP sẽ có khả năng xác định được một port có đóng vai trò là boundary trong một region hay không khi nó nhận một IEEE 802.1D BPDU, một MSTP BPDU (version 3) có khả năng trao đổi với các region khác nhau, hoặc một RSTP BPDU (Version 2).
- Tuy nhiên, các switch này không có khả năng tự động chuyển đổi thành chế độ MSTP nếu nó không nhận được các gói tin IEEE 802.1D BPDU bởi vì nó không có khả năng xác định switch nào đang hoạt động giao thức IEEE 802.1D STP. Một switch sẽ tiếp gán một port với vai trò là boundary khi switch đó đang kết nối trực tiếp vào một region. Để khởi động lại tiến trình xử lý của giao thức này thì bạn có thể sử dụng câu lệnh: clear spanning-tree detected-protocols ở chế độ privileged EXEC.
- Nếu tất cả các switch đang chạy giao thức IEEE 802.1D kết nối với các switch đang chạy giao thức RSTP, thì chúng cũng có khả năng xử lý các gói tin MSTP BPDUs. Vì vậy, các switch chạy MSTP có khả năng gửi được cả một IEEE 802.1D BPDU (Version 0) và TCN BPDU hoặc MSTP BPDU (version 3) trên boundary port.
Với các chủ đề trong phần I này sẽ giúp các bạn hiểu được một số tính năng và sự hoạt động của giao thức MSTP (multiple spanning-tree protocol). Để có thể so sánh được sự khác nhau giữa hai giao thức MSTP và RSTP, cũng như đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của hai giao thức này mời các bạn đón đọc tiếp phần II: Tìm hiểu về RSTP trong phần tiếp theo.
Phần II: Tìm hiểu về RSTP (Rapid Spanning Tree Protocol)
- Giao thức RSTP cải tiến thêm nhiều ưu điểm hơn trong kết nối point-to-point và cung cấp tốc độ hội tụ nhanh hơn. Thời gian tính toán lại của thuật toán spanning-tree sẽ nhanh hơn rất nhiều, chỉ khoảng dưới 1 giây (trong khi đó với giao thức IEEE 802.1D STP thì thời gian tính toán lại mất đến 50 giây).
- Trong phần tìm hiểu về RSTP sẽ bao gồm những chủ đề sau:
+ Vai trò của các port và active topology
+ Tốc độ hội tụ nhanh
+ Quá trình đồng bộ của các port có vai trò khác nhau.
+ Định dạng của gói tin BPDU và tiến trình xử lý.1. Vai trò của các port và active topology.- Giao thức RSTP cung cấp tốc độ hội tụ rất nhanh bằng cách gán thêm vai trò của các port và giảm bớt quá trình hoạt động của spanning-tree. Giao thức RSTP được xây dựng và phát triển dựa trên chuẩn IEEE 802.1D STP để chọn một switch có priority thấp nhất đóng vai trò như một root. Sau đó giao thức RSTP sẽ gán các port của switch với một trong những vai trò sau:
+ Root port: là port cung cấp đường tốt nhất (đường có cost thấp nhất) khi một switch nào đó truyền dữ liệu đến root switch.
+ Designated port: dùng để kết nối đến designated switch, và port này sẽ cung cấp đường tốt nhất (đường có cost thấp nhất) khi truyền dữ liệu từ một mạng LAN (segment hoặc colision domain) đến root switch.
+ Alternate port: là port cung cấp đường dự phòng để truyền dữ liệu đến root switch và port này được cung cấp bởi root port hiện tại.
+ Backup port: hoạt động với vai trò dự phòng cho một đường truyền dữ liệu được cung cấp bởi designated port. Một port đóng vai trò backup có thể tồn tại duy nhất trong trường hợp khi có hai port cùng kết nối trực tiếp vào trong một loopback bởi một liên kết point-to-point hoặc khi một switch cùng có hai port trở lên đang cùng kết nối vào một segment LAN.
+ Disable port: khi một port đang ở trạng thái shutdown hoặc port này không hoạt động với giao thức RSTP.
- Một port đóng vai trò là root port hoặc designated port sẽ bao gồm trong một active topology. Còn một port với vai trò là alternate port hoặc backup port sẽ không nằm trong một active topology nào.
- Giao thức RSTP luôn đảm bảo rằng tất cả các port đóng vai trò là root hoặc designated sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái forwarding trong khi tất cả các alternate port và backup port sẽ luôn ở trạng thái discarding (tương tự như trạng thái blocking trong chuẩn IEEE 802.1D STP). Trạng thái của port sẽ chịu trách nhiệm điều khiển sự hoạt động của tiến trình forwarding và learning. Bảng 1.1 sẽ cung cấp sự so sánh về các trạng thái port của hai giao thức IEEE 802.1D và RSTP
hình 1.1
2. Tốc độ hội tụ nhanh (Rapid Convergence)
Giao thức RSTP cung cấp tốc độ xử lý nhanh cho những kết nối khi một switch, một port của switch hoặc một LAN gặp sự cố. RSTP còn cung cấp tốc độ hội tụ nhanh cho các edge port, các root port mới, và các port đang kết nối trực tiếp thông qua liên kết point-to-point:
- Edge port: nếu bạn cấu hình một port đóng vai trò là edge port trên một switch đang hoạt động RSTP bằng cách sử dụng câu lệnh: spanng-tree portfast ở chế độ interface, thì edge port lập tức chuyển sang trạng thái forwarding. Một edge port hoạt động giống như một port Port Fast-enabled, và bạn có thể cho phép nó hoạt động trên những port đang kết nối đến các máy trạm (client).
- Root ports: nếu giao thức RSTP chọn một root port mới, thì nó sẽ block root port cũ lại và lập tức chuyển root port mới sang trạng thái forwarding.
- Point-to-point links: Nếu bạn kết nối một port của switch đến một port khác của switch khác thông qua kết nối point-to-point và port đó đang là designated port, thì nó sẽ tự động đàm phán một cách rất nhanh với các port khác bằng cách sử dụng cơ chế proposal-agreement handshake để đảm bảo rằng không có loop được tìm thấy trong quá trình hoạt động.
- Các bạn có thể nhìn thấy ở hình 1.2:
+ Switch A đang kết nối trực tiếp đến Switch B thông qua kết nối point-to-point, và tất cả những port này đang ở trạng thái blocking. Cho rằng, priority của switch A đang có giá trị nhỏ hơn priority của switch B. Switch A gửi một thông điệp quảng bá (gói tin BPDU) đến Switch B, trong quá trình quảng bá thì Switch đang coi chính nó là designated switch. Sau khi nhận thông tin quảng bá, Switch B sẽ chọn một port nào đó làm root port mới từ những thông tin quảng bá mà Switch B đã nhận, khi đó tất cả nonedge port trở về trạng thái blocking, và sẽ gửi một gói BPDU thông qua root port mới.
+ Sau khi Switch B nhận một gói tin BPDU, thì Switch A cũng lập tức chuyển trạng thái của port designated sang trạng thái forwarding. Khi đó mạng sẽ không tồn tại loop bởi vì Switch B đã block tất cả các nonedge port của nó và cũng bởi vì liên kết giữa Switch A và Switch B là point-to-point.
+ Khi thêm Switch C kết nối trực tiếp vào Switch B, thì giữa Switch B và Switch C sẽ trao đổi các thông tin để thực hiện quá trình thiết lập. Switch C sẽ chọn port đang kết nối trực tiếp vào Switch B với vai trò là root port, và cả hai sẽ lập tức chuyển sang trạng thái forwarding. Với tiến trình xử lý thực hiện quá trình thiết lập này, ít nhất một switch sẽ ra nhập vào một active topology.
hình 1.2
3. Quá trình đồng bộ của các port có vai trò khác nhau
- Khi một switch nhận được một thông tin quảng bá trên một port của nó và port đó được chọn hoạt động với vai trò là root port mới, thì giao thức RSTP sẽ bắt buộc tất cả các port khác trên switch phải thực hiện quá trình đồng bộ thông tin với root port mới.
- Switch trở nên đồng bộ khi mà những thông tin tốt hơn được nhận trên root port của switch nếu tất cả các port khác đã thực hiện tiến trình đồng bộ. Một port trên switch đã thực hiện xong tiến trình đồng bộ nếu:
+ Port đó đang ở trạng thái blocking.
+ Port đó trở thành edge port
- Nếu một designated port đang trong trạng thái forwarding và không được cấu hình như một edge port, thì nó sẽ chuyển sang trạng thái blocking khi giao thức RSTP bắt buộc nó thực hiện đồng bộ thông tin với root port mới. Thông thường, khi giao thức RSTP bắt buộc một port thực hiện quá trình đồng bộ thông tin với một root port mới và port đó không đáp ứng được những điều kiện đó thì lập tức port đó sẽ được đưa về trạng thái blocking.
- Sau khi chắc chắn rằng tất cả các port của switch đã được đồng bộ, thì switch sẽ gửi một thông tin thỏa thuận đến designated switch thông qua root port của nó. Khi các switch được kết nối trực tiếp với nhau bằng kết nối point-to-point thì vai trò của các port của switch sẽ được xác định và giao thức RSTP lập tức chuyển đổi trạng thái của các port sang trạng thái forwarding.
4. Định dạng của gói tin BPDU và tiến trình xử lý.
- Các gói tin BPDU của giao thức RSTP cũng có cùng định dạng với các gói tin BPDU của giao thức IEEE 802.1D, ngoại trừ thông tin của trường protocol version được gán giá trị là 2. Một trường mới tên là Version 1 Length có độ dài là 1-byte được gán giá trị là 0. Bảng 1.3 sẽ hiển thị các trường của BPDU Flags.
Hình 1.3
- Các switch sẽ trực tiếp quảng bá các thông tin về flag trong gói RSTP BPDU để đề xuất chính nó là designated switch trong mạng LAN. Vai trò của port trong thông tin quảng bá luôn luôn được gán với vai trò là desiganted port.
- Các switch sẽ gửi thông điệp agreement flag trong gói RSTP BPDU để chấp nhận những thông tin quảng bá đó. Vai trò của các port trong thông điệp agreement sẽ luôn giữ vai trò là root port.
- Giao thức RSTP sẽ không có gói tin BPDU TCN để thông báo về sự thay đổi của topology riêng biệt. Nó sử dụng TC (topology change) flags để hiển thị sự thay đổi về topology. Tuy nhiên, do khả năng tương thích với sự hoạt động của các switch IEEE 802.1D, nên các switch chạy RSTP vẫn có khả năng xử lý và đưa ra các gói tin TCN BPDUs.
5. Quá trình xử lý những thông tin BPDU tốt hơn.
- Nếu một port nào đó của switch nhận được những thông tin tốt hơn (ví dụ như: switch ID thấp hơn, path cost thấp hơn...) thì port đó sẽ lưu trữ những thông tin đó, và lập tức giao thức RSTP sẽ thực hiện quá trình tính toán lại. Nếu port này đề nghị và được chọn là một root port mới, thì giao thức RSTP sẽ yêu cầu tất cả các port khác đồng bộ thông tin với root port mới này.
- Nếu gói BPDU đã nhận là gói RSTP BPDU với flag được gán, thì switch sẽ gửi một thông điệp thỏa thuận sau đó tất cả các port khác sẽ được đồng bộ. Nếu BPDU là một IEEE 802.1D BPDU, thì switch sẽ không gán giá trị cho flag và sẽ khởi tạo một khoảng thời gian forward-delay cho port đó. Root port mới sẽ cần một thời gian bằng hai lần thời gian của forward-delay để chuyển sang trạng thái forwarding.
- Nếu những thông tin tốt hơn đã nhận trên một port là nguyên nhân để port đó trở thành một backup port hoặc một alternate port, thì giao thức RSTP sẽ đưa port đó trở về trạng thái blocking nhưng sẽ không gửi thông điệp thỏa thuận. Designated port sẽ tiếp tục gửi các gói BPDU với giá trị flag sẽ được gán cho đến khi hết thời gian forward-delay, ở thời điểm này port sẽ chuyển sang trạng thái forwarding.
6. Quá trình xử lý khi nhận một gói tin BPDU chứa thông tin không tốt.
- Nếu một designated port nhận một gói tin BPDU chứa những thông tin không tốt (ví dụ: switch ID cao hơn, path cost cao hơn và những thông tin khác cao hơn những thông tin đang lưu trữ trên port đó), port đó sẽ lập tức gửi lại một gói tin BPDU khác với những thông tin của chính nó.
7. Quá trình thay đổi topology.
Phần này sẽ mô tả sự khác nhau giữa giao thức RSTP và giao thức IEEE 802.1D trong việc điều khiển những sự thay đổi về topology:
- Detection: Không giống như giao thức IEEE 802.1D trong các quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái blocking và trạng thái forwarding sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của topology, chỉ có duy nhất trường hợp một port chuyển từ trạng thái blocking sang trạng thái forwarding sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của topology với giao thức RSTP. Những sự thay đổi của các trạng thái trên một edge port không bao giờ dẫn đến sự thay đổi của topology. Khi switch chạy giao thức RSTP sẽ có khả năng xác định được một sự thay đổi nào đó của topology, để switch có khả năng xác định đó là nhờ vào việc học các thông tin trên tất cả các nonedge port của nó.
- Notification: Không giống như với giao thức IEEE 802.1D đang sử dụng gói tin TCN BPDU, giao thức RSTP không sử dụng loại gói tin này. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng tương thích với giao thức IEEE 802.1D nên một switch chạy giao thức RSTP cũng có khả năng xử lý và đưa ra các gói tin TCN BPDUs.
- Acknowledgement: Khi một switch chạy giao thức RSTP nhận một thông điệp TCN trên một designated port từ một switch chạy giao thức IEEE 802.1D, thì switch đó sẽ đáp lại với một gói tin BPDU IEEE 802.1D với bit TCA được gán. Tuy nhiên, nếu thời gian TC-while được enable hoạt động trên một root port đang kết nối trực tiếp vào một switch chạy IEEE 802.1D và một gói tin BPDU có gán bit TCA sẽ được nhận, thì TC-while sẽ được khởi tạo lại.
- Propagation: khi một switch chạy giao thức RSTP nhận một thông điệp TC từ một switch khác thông qua một designated port hoặc root port, thì nó sẽ quảng bá những thay đổi này đến tất cả các nonedge port, designated port và root port của nó (trừ port đã nhận thông tin này). Switch sẽ khởi tạo thời gian TC-while cho tất cả các port và xóa tất cả các thông tin được học thông qua những port đó.
- Protocol migration: nhờ vào sự tương thích ngược với những switch chạy giao thức IEEE 802.1D, nên các switch chạy giao thức RSTP sẽ chọn và gửi các gói tin BPDU của IEEE 802.1D và các gói tin BPDU TCN trên một port. Khi một port được khởi tạo thì thời gian migrate-delay sẽ được khởi tạo, và các gói tin BPDU của giao thức RSTP sẽ được gửi. Trong khoảng thời gian này, thì switch vẫn tiến hành xử lý tất cả các gói tin BPDU đã nhận trên port đó và bỏ qua các loại giao thức khác.
Với những nội dung được trình bày ở trên thì các bạn đã có thể hiểu về giao thức RSTP và các bạn có thể so sánh được sự giống và khác nhau của hai giao thức MSTP và RSTP. Để có thể triển khai được giao thức MSTP trên hệ thống Core Switch thì xin mời các bạn đọc tiếp ở bài viết tiếp theo: Phần III - Cấu hình MSTP
+ Vai trò của các port và active topology
+ Tốc độ hội tụ nhanh
+ Quá trình đồng bộ của các port có vai trò khác nhau.
+ Định dạng của gói tin BPDU và tiến trình xử lý.1. Vai trò của các port và active topology.- Giao thức RSTP cung cấp tốc độ hội tụ rất nhanh bằng cách gán thêm vai trò của các port và giảm bớt quá trình hoạt động của spanning-tree. Giao thức RSTP được xây dựng và phát triển dựa trên chuẩn IEEE 802.1D STP để chọn một switch có priority thấp nhất đóng vai trò như một root. Sau đó giao thức RSTP sẽ gán các port của switch với một trong những vai trò sau:
+ Root port: là port cung cấp đường tốt nhất (đường có cost thấp nhất) khi một switch nào đó truyền dữ liệu đến root switch.
+ Designated port: dùng để kết nối đến designated switch, và port này sẽ cung cấp đường tốt nhất (đường có cost thấp nhất) khi truyền dữ liệu từ một mạng LAN (segment hoặc colision domain) đến root switch.
+ Alternate port: là port cung cấp đường dự phòng để truyền dữ liệu đến root switch và port này được cung cấp bởi root port hiện tại.
+ Backup port: hoạt động với vai trò dự phòng cho một đường truyền dữ liệu được cung cấp bởi designated port. Một port đóng vai trò backup có thể tồn tại duy nhất trong trường hợp khi có hai port cùng kết nối trực tiếp vào trong một loopback bởi một liên kết point-to-point hoặc khi một switch cùng có hai port trở lên đang cùng kết nối vào một segment LAN.
+ Disable port: khi một port đang ở trạng thái shutdown hoặc port này không hoạt động với giao thức RSTP.
- Một port đóng vai trò là root port hoặc designated port sẽ bao gồm trong một active topology. Còn một port với vai trò là alternate port hoặc backup port sẽ không nằm trong một active topology nào.
- Giao thức RSTP luôn đảm bảo rằng tất cả các port đóng vai trò là root hoặc designated sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái forwarding trong khi tất cả các alternate port và backup port sẽ luôn ở trạng thái discarding (tương tự như trạng thái blocking trong chuẩn IEEE 802.1D STP). Trạng thái của port sẽ chịu trách nhiệm điều khiển sự hoạt động của tiến trình forwarding và learning. Bảng 1.1 sẽ cung cấp sự so sánh về các trạng thái port của hai giao thức IEEE 802.1D và RSTP
hình 1.1
2. Tốc độ hội tụ nhanh (Rapid Convergence)
Giao thức RSTP cung cấp tốc độ xử lý nhanh cho những kết nối khi một switch, một port của switch hoặc một LAN gặp sự cố. RSTP còn cung cấp tốc độ hội tụ nhanh cho các edge port, các root port mới, và các port đang kết nối trực tiếp thông qua liên kết point-to-point:
- Edge port: nếu bạn cấu hình một port đóng vai trò là edge port trên một switch đang hoạt động RSTP bằng cách sử dụng câu lệnh: spanng-tree portfast ở chế độ interface, thì edge port lập tức chuyển sang trạng thái forwarding. Một edge port hoạt động giống như một port Port Fast-enabled, và bạn có thể cho phép nó hoạt động trên những port đang kết nối đến các máy trạm (client).
- Root ports: nếu giao thức RSTP chọn một root port mới, thì nó sẽ block root port cũ lại và lập tức chuyển root port mới sang trạng thái forwarding.
- Point-to-point links: Nếu bạn kết nối một port của switch đến một port khác của switch khác thông qua kết nối point-to-point và port đó đang là designated port, thì nó sẽ tự động đàm phán một cách rất nhanh với các port khác bằng cách sử dụng cơ chế proposal-agreement handshake để đảm bảo rằng không có loop được tìm thấy trong quá trình hoạt động.
- Các bạn có thể nhìn thấy ở hình 1.2:
+ Switch A đang kết nối trực tiếp đến Switch B thông qua kết nối point-to-point, và tất cả những port này đang ở trạng thái blocking. Cho rằng, priority của switch A đang có giá trị nhỏ hơn priority của switch B. Switch A gửi một thông điệp quảng bá (gói tin BPDU) đến Switch B, trong quá trình quảng bá thì Switch đang coi chính nó là designated switch. Sau khi nhận thông tin quảng bá, Switch B sẽ chọn một port nào đó làm root port mới từ những thông tin quảng bá mà Switch B đã nhận, khi đó tất cả nonedge port trở về trạng thái blocking, và sẽ gửi một gói BPDU thông qua root port mới.
+ Sau khi Switch B nhận một gói tin BPDU, thì Switch A cũng lập tức chuyển trạng thái của port designated sang trạng thái forwarding. Khi đó mạng sẽ không tồn tại loop bởi vì Switch B đã block tất cả các nonedge port của nó và cũng bởi vì liên kết giữa Switch A và Switch B là point-to-point.
+ Khi thêm Switch C kết nối trực tiếp vào Switch B, thì giữa Switch B và Switch C sẽ trao đổi các thông tin để thực hiện quá trình thiết lập. Switch C sẽ chọn port đang kết nối trực tiếp vào Switch B với vai trò là root port, và cả hai sẽ lập tức chuyển sang trạng thái forwarding. Với tiến trình xử lý thực hiện quá trình thiết lập này, ít nhất một switch sẽ ra nhập vào một active topology.
hình 1.2
3. Quá trình đồng bộ của các port có vai trò khác nhau
- Khi một switch nhận được một thông tin quảng bá trên một port của nó và port đó được chọn hoạt động với vai trò là root port mới, thì giao thức RSTP sẽ bắt buộc tất cả các port khác trên switch phải thực hiện quá trình đồng bộ thông tin với root port mới.
- Switch trở nên đồng bộ khi mà những thông tin tốt hơn được nhận trên root port của switch nếu tất cả các port khác đã thực hiện tiến trình đồng bộ. Một port trên switch đã thực hiện xong tiến trình đồng bộ nếu:
+ Port đó đang ở trạng thái blocking.
+ Port đó trở thành edge port
- Nếu một designated port đang trong trạng thái forwarding và không được cấu hình như một edge port, thì nó sẽ chuyển sang trạng thái blocking khi giao thức RSTP bắt buộc nó thực hiện đồng bộ thông tin với root port mới. Thông thường, khi giao thức RSTP bắt buộc một port thực hiện quá trình đồng bộ thông tin với một root port mới và port đó không đáp ứng được những điều kiện đó thì lập tức port đó sẽ được đưa về trạng thái blocking.
- Sau khi chắc chắn rằng tất cả các port của switch đã được đồng bộ, thì switch sẽ gửi một thông tin thỏa thuận đến designated switch thông qua root port của nó. Khi các switch được kết nối trực tiếp với nhau bằng kết nối point-to-point thì vai trò của các port của switch sẽ được xác định và giao thức RSTP lập tức chuyển đổi trạng thái của các port sang trạng thái forwarding.
4. Định dạng của gói tin BPDU và tiến trình xử lý.
- Các gói tin BPDU của giao thức RSTP cũng có cùng định dạng với các gói tin BPDU của giao thức IEEE 802.1D, ngoại trừ thông tin của trường protocol version được gán giá trị là 2. Một trường mới tên là Version 1 Length có độ dài là 1-byte được gán giá trị là 0. Bảng 1.3 sẽ hiển thị các trường của BPDU Flags.
Hình 1.3
- Các switch sẽ trực tiếp quảng bá các thông tin về flag trong gói RSTP BPDU để đề xuất chính nó là designated switch trong mạng LAN. Vai trò của port trong thông tin quảng bá luôn luôn được gán với vai trò là desiganted port.
- Các switch sẽ gửi thông điệp agreement flag trong gói RSTP BPDU để chấp nhận những thông tin quảng bá đó. Vai trò của các port trong thông điệp agreement sẽ luôn giữ vai trò là root port.
- Giao thức RSTP sẽ không có gói tin BPDU TCN để thông báo về sự thay đổi của topology riêng biệt. Nó sử dụng TC (topology change) flags để hiển thị sự thay đổi về topology. Tuy nhiên, do khả năng tương thích với sự hoạt động của các switch IEEE 802.1D, nên các switch chạy RSTP vẫn có khả năng xử lý và đưa ra các gói tin TCN BPDUs.
5. Quá trình xử lý những thông tin BPDU tốt hơn.
- Nếu một port nào đó của switch nhận được những thông tin tốt hơn (ví dụ như: switch ID thấp hơn, path cost thấp hơn...) thì port đó sẽ lưu trữ những thông tin đó, và lập tức giao thức RSTP sẽ thực hiện quá trình tính toán lại. Nếu port này đề nghị và được chọn là một root port mới, thì giao thức RSTP sẽ yêu cầu tất cả các port khác đồng bộ thông tin với root port mới này.
- Nếu gói BPDU đã nhận là gói RSTP BPDU với flag được gán, thì switch sẽ gửi một thông điệp thỏa thuận sau đó tất cả các port khác sẽ được đồng bộ. Nếu BPDU là một IEEE 802.1D BPDU, thì switch sẽ không gán giá trị cho flag và sẽ khởi tạo một khoảng thời gian forward-delay cho port đó. Root port mới sẽ cần một thời gian bằng hai lần thời gian của forward-delay để chuyển sang trạng thái forwarding.
- Nếu những thông tin tốt hơn đã nhận trên một port là nguyên nhân để port đó trở thành một backup port hoặc một alternate port, thì giao thức RSTP sẽ đưa port đó trở về trạng thái blocking nhưng sẽ không gửi thông điệp thỏa thuận. Designated port sẽ tiếp tục gửi các gói BPDU với giá trị flag sẽ được gán cho đến khi hết thời gian forward-delay, ở thời điểm này port sẽ chuyển sang trạng thái forwarding.
6. Quá trình xử lý khi nhận một gói tin BPDU chứa thông tin không tốt.
- Nếu một designated port nhận một gói tin BPDU chứa những thông tin không tốt (ví dụ: switch ID cao hơn, path cost cao hơn và những thông tin khác cao hơn những thông tin đang lưu trữ trên port đó), port đó sẽ lập tức gửi lại một gói tin BPDU khác với những thông tin của chính nó.
7. Quá trình thay đổi topology.
Phần này sẽ mô tả sự khác nhau giữa giao thức RSTP và giao thức IEEE 802.1D trong việc điều khiển những sự thay đổi về topology:
- Detection: Không giống như giao thức IEEE 802.1D trong các quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái blocking và trạng thái forwarding sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của topology, chỉ có duy nhất trường hợp một port chuyển từ trạng thái blocking sang trạng thái forwarding sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của topology với giao thức RSTP. Những sự thay đổi của các trạng thái trên một edge port không bao giờ dẫn đến sự thay đổi của topology. Khi switch chạy giao thức RSTP sẽ có khả năng xác định được một sự thay đổi nào đó của topology, để switch có khả năng xác định đó là nhờ vào việc học các thông tin trên tất cả các nonedge port của nó.
- Notification: Không giống như với giao thức IEEE 802.1D đang sử dụng gói tin TCN BPDU, giao thức RSTP không sử dụng loại gói tin này. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng tương thích với giao thức IEEE 802.1D nên một switch chạy giao thức RSTP cũng có khả năng xử lý và đưa ra các gói tin TCN BPDUs.
- Acknowledgement: Khi một switch chạy giao thức RSTP nhận một thông điệp TCN trên một designated port từ một switch chạy giao thức IEEE 802.1D, thì switch đó sẽ đáp lại với một gói tin BPDU IEEE 802.1D với bit TCA được gán. Tuy nhiên, nếu thời gian TC-while được enable hoạt động trên một root port đang kết nối trực tiếp vào một switch chạy IEEE 802.1D và một gói tin BPDU có gán bit TCA sẽ được nhận, thì TC-while sẽ được khởi tạo lại.
- Propagation: khi một switch chạy giao thức RSTP nhận một thông điệp TC từ một switch khác thông qua một designated port hoặc root port, thì nó sẽ quảng bá những thay đổi này đến tất cả các nonedge port, designated port và root port của nó (trừ port đã nhận thông tin này). Switch sẽ khởi tạo thời gian TC-while cho tất cả các port và xóa tất cả các thông tin được học thông qua những port đó.
- Protocol migration: nhờ vào sự tương thích ngược với những switch chạy giao thức IEEE 802.1D, nên các switch chạy giao thức RSTP sẽ chọn và gửi các gói tin BPDU của IEEE 802.1D và các gói tin BPDU TCN trên một port. Khi một port được khởi tạo thì thời gian migrate-delay sẽ được khởi tạo, và các gói tin BPDU của giao thức RSTP sẽ được gửi. Trong khoảng thời gian này, thì switch vẫn tiến hành xử lý tất cả các gói tin BPDU đã nhận trên port đó và bỏ qua các loại giao thức khác.
Với những nội dung được trình bày ở trên thì các bạn đã có thể hiểu về giao thức RSTP và các bạn có thể so sánh được sự giống và khác nhau của hai giao thức MSTP và RSTP. Để có thể triển khai được giao thức MSTP trên hệ thống Core Switch thì xin mời các bạn đọc tiếp ở bài viết tiếp theo: Phần III - Cấu hình MSTP
Phần III: Cấu hình MSTP
Trong hai phần I và phần II các bạn đã được tìm hiểu về khái niệm và các thành phần có liên quan đến giao thức MSTP và giao thức RSTP. Để có thể triển khai được hai giao thức này trên hệ thống core switch của bạn, mời các bạn đọc tiếp bài viết này. Toàn bộ nội dung bài viết tiếp theo về giao thức MSTP sẽ bao gồm những chủ đề chính sau:
- Cấu hình mặc định của MSTP
- Cấu hình MSTP theo hướng dẫn
- Cấu hình MST Region và Enable MSTP
- Cấu hình Root Switch
- Cấu hình Secondary Root Switch
- Cấu hình Port Priority
- Cấu hình Path Cost
- Cấu hình thời gian Hello
- Cấu hình thời gian Forwarding-Delay
- Cấu hình thời gian Maximum-Aging
- Cấu hình Maximum-Hop Count
- Cấu hình Link Type để đảm bảo tốc độ chuyển đổi nhanh.
- Cấu hình Neighbor Type1. Cấu hình mặc định của MSTP
- Bảng 3.1 sẽ hiển thị các tham số mặc định của MSTP.Bảng 3.1
2. Cấu hình MSTP theo hướng dẫn
Dưới đây là những hướng dẫn khi bạn thực hiện cấu hình MSTP:
- Khi bạn enable MST bằng cách sử dụng câu lệnh: spanning-tree mode mst ở chế độ global configuration, thì giao thức RSTP cũng sẽ tự động được enable.
- Nếu hai hoặc nhiều switch cùng hoạt động trong một MST region, thì chúng phải có cùng số lượng VLAN được ánh xạ vào trong một instance, cùng giá trị revision number, và cùng tên region.
- Switch có khả năng hỗ trợ tối đa 65 instance. Số lượng VLAN được phép ánh xạ vào trong một instance của MST là không giới hạn.
- Các switch đều có khả năng chạy các giao thức: PVST+, rapid PVST+ và MSTP nhưng tại một thời điểm thì chỉ có thể chạy một trong số các giao thức đó (cho ví dụ: tất cả các VLAN chạy PVST+, hoặc tất cả các VLAN chạy rapid PVST+ hoặc tất cả các VLAN cùng chạy MSTP).
- Khi các switch quảng bá các thông tin VTP cho nhau thì các thông số cấu hình của MST sẽ không được hỗ trợ để quảng bá. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình lại các thông số cấu hình của MST (ví dụ: tên reigon, revision number, và số VLAN được ánh xạ vào trong một instance) trên một switch với mỗi MST region bằng cách sử dụng CLI (command-line interface) hoặc thông qua giao thức SNMP (Simple network management Protocol).
- Tất cả các boundary port sẽ phải chuyển dữ liệu theo phương pháp cân bằng tải giữa một vùng PVST+ và một vùng MST hoặc giữa một vùng rapid-PVST+ và một vùng MST. Trong trường hợp này, thì IST master của vùng MST cũng sẽ đóng vai trò là root của CST. Nếu vùng MST có chứ nhiều region, thì một trong số các MST region đó sẽ phải chứa CST root, và tất cả các MST region khác sẽ phải có đường đi tốt hơn đến root đã nằm trong vùng MST. Bạn sẽ phải trực tiếp cấu hình lại các switch nằm trong các vùng đó.
- Khi triển khai MST region thì không nên để một thành phần của hệ thống mạng nằm trong một region quá lớn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này mà không thể tránh được, thì chúng tôi khuyên rằng thành phần đó của hệ thống mạng của bạn sẽ được chuyển mạch vào trong nhiều mạng LAN nhỏ hơn và được nối với nhau bởi các router hoặc các thiết bị layer 3.
3. Cấu hình MST Region và Enable MSTP.
- Khi hai hoặc nhiều switch nằm trong cùng một MST region, thì chúng phải có cùng số lượng VLAN được ánh xạ vào trong một MST instance, cùng giá trị revision number, và cùng tên region.
- Một region có thể có một thành viên hoặc nhiều thành viên có cùng các thông số cấu hình MST; mỗi một thành viên sẽ phải có khả năng thực hiện tiến trình xử lý các gói BPDU RSTP. Không có sự giới hạn nào cho số MST region trong một hệ thống mạng, nhưng trong mỗi region thì có thể chỉ hỗ trợ được tối đa là 65 spanning-tree instance. Bạn có thể gán một VLAN vào duy nhất một spanning-tree instance tại một thời điểm.
- Bắt đầu cấu hình ở chế độ Privileged EXEC của switch, các bạn thực hiện những bước sau để cấu hình MST region và enable MSTP:
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst configuration
Switch_VNE(config-mst)# instance 1 vlan 10-20
Switch_VNE(config-mst)# name Region_VNE
Switch_VNE(config-mst)# revision 1
Switch_VNE(config-mst)# show pending
Switch_VNE(config-mst)# exit
Switch_VNE(config)# spanning-tree mode mst
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show running-config
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về cấu hình mặc định của MST region, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst configuration ở chế độ global configuration. Để trở về giá trị mặc định của các VLAN được ánh xạ vào trong một MST instance, sử dụng câu lệnh: no instance instance-id [vlan vlan-range] ở chế độ MST configuration. Để trở tên mặc định của region, sử dụng lệnh: no name ở chế độ configuration. Để trở về giá trị mặc định của tham số revision number, sử dụng câu lệnh: no revision ở chế độ MST configuration. Để enable lại PVST+, sử dụng câu lệnh no spanning-tree mode hoặc spanning-tree mode pvst ở chế độ global configuration.
4. Cấu hình Root Switch.
- Switch sẽ duy trì một spanning-tree instance cho một nhóm các VLAN đã được ánh xạ vào trong spanning-tree instance đó. Một Switch ID, chứa hai giá trị là: switch priority và switch MAC address, mỗi một giá trị sẽ được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Với một nhóm của các VLAN, thì switch có switch ID thấp nhất sẽ trở thành root switch.
- Để cấu hình một switch trở thành một root, sử dụng câu lệnh: spanning-tree mst instance root ở chế độ global configuration để sửa đổi lại giá trị switch priority từ giá trị mặc định (32768) thành một giá trị thấp hơn vì vậy switch sẽ trở thành một root switch cho spanning-tree instance đó. Khi bạn thực thi câu lệnh này, thì switch sẽ thực hiện việc kiểm tra lại giá trị switch priority của root switch. Bởi vì các switch có khả năng hỗ trợ hệ thống ID mở rộng, nên các switch sẽ gán priority của nó thành giá trị 24576 nếu với giá trị đó có thể khiến switch trở thành root switch cho spanning-tree instance này.
- Nếu các root switch của spanning-tree instance này có giá trị switch priority thấp hơn giá trị 24576, thì switch được cấu hình lại sẽ gán giá trị priority của nó trở thành 4096 và khi đó switch này sẽ có giá trị priority là nhỏ nhất.
- Nếu hệ thống của bạn có chứa nhiều switch mà các switch đó có khả năng hỗ trợ và không có khả năng hỗ trợ việc mở rộng ID hệ thống, thì sẽ không bao giờ xảy ra chuyện một switch có khả năng hỗ trợ mở rộng ID hệ thống có thể trở thành một root switch. Việc mở rộng ID hệ thống sẽ làm tăng thêm giá trị switch priority cho các switch trong các VLAN.
- Root switch của mỗi một spanning-tree instance sẽ là một switch ở backbone hoặc ở distribution. Không thể cấu hình một access switch trở thành một primary root switch.
- Sử dụng từ khóa diameter, chỉ có thể dùng từ khóa này với duy nhất MST instance 0, để chỉ ra số lượng switch tối đa có thể dùng để kết nối giữa 2 PC trong một hệ thống mạng Layer 2. Khi bạn chỉ ra các diameter cho hệ thống, thì switch sẽ tự động gán các tham số thời gian hello, thời gian forward-delay, và thời gian maximum-age cho hệ thống đó, để tối ưu thời gian hội tụ.
- Bắt đầu cấu hình ở chế độ Privileged EXEC của switch, những bước sau sẽ được thực hiện để hoàn thành việc cấu hình một switch để switch trở thành root switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 root primary
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về trạng thái cấu hình mặc định của switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id root ở chế độ global configuration.
5. Cấu hình Secondary Root Switch
- Khi bạn cấu hình một switch có hỗ trợ mở rộng ID hệ thống để trở thành một secondary root, thì switch đó sẽ sửa giá trị priority của nó từ giá trị mặc định (32768) thành giá trị 28672. Sau đó switch này sẽ trở thành root switch của spanning-tree instance này nếu như primary root mà bị lỗi.
- Bạn có thể thực thi câu lệnh này trên một hoặc nhiều switch để cấu hình nhiều secondary switch với vai trò dữ phòng cho root switch. Sử dụng cùng các giá trị diameter và các giá trị thời gian hello, bạn có thể dùng khi bạn cấu hình primary root switch với câu lệnh: spanning-tree mst instance-id root primary ở chế độ global configuration.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, thực hiện tiếp các bước sau để cấu hình một switch trở thành secondary root switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 root secondary
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về trạng thái cấu hình mặc định của switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id root ở chế độ global configuration.
6. Cấu hình Port Priority.
- Nếu hệ thống mạng xảy ra loop, thì giao thức MSTP sẽ sử dụng port priority khi đang chọn một interface để đưa interface đó về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán một giá trị priority cao hơn cho interface mà bạn muốn chọn interface đó đầu tiên và một giá trị priority thấp hơn cho interface mà bạn muốn chọn interface đó sau cùng. Nếu tất cả các interface có cùng giá trị priority, thì giao thức MSTP sẽ đưa interface có giá trị priority thấp nhất về trạng thái forwarding và sẽ block các interface còn lại.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, thực hiện các bước sau để cấu hình MSTP port priority cho một interface.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/1
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst 1 port-priority 16
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa interface đó trở về trạng thái mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id port-priority ở chế độ interface configuration.
7. Cấu hình Path Cost
- Giá trị mặc định của MSTP path cost sẽ được lấy từ tốc độ của interface đang sử dụng. Nếu trong hệ thống có loop xảy ra, thì giao thức MSTP sẽ sử dụng cost khi đang chọn một interface để đưa interface đó về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán giá trị cost thấp hơn cho một interface nếu bạn muốn chọn interface đó đầu tiên và giá trị cost cao hơn cho interface khác nếu muốn chọn interface đó sau cùng. Nếu tất cả các interface có cùng giá trị cost, thì giao thức MSTP sẽ đưa interface có giá trị cost thấp nhất về trạng thái forwarding và block tất cả những interface khác.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình cost cho một interface.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/1
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst 1 cost 1000
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa giá trị cost của interface về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id cost ở chế độ interface configuration.
8. Cấu hình Switch Priority.
- Bạn có thể cấu hình Switch priority và dựa vào giá trị này switch có thể sẽ được lựa chọn trở thành root switch.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình priority cho switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 priority 4096
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để lấy lại giá trị mặc định của priority trên switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id priority ở chế độ global configuration.
9. Cấu hình thời gian Hello.
- Bạn có thể cấu hình khoảng thời gian giữa những lần đưa ra các thông điệp của root switch bằng cách thay đổi giá trị hello time.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số hello time.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst hello-time 5
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số hello time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst hello-time ở chế độ global configuration.
10. Cấu hình thời gian Forwarding-Delay
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số thời gian forwarding-delay.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst forward-time 20
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số forwarding-delay time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst forward-time ở chế độ global configuration.
11. Cấu hình thời gian Maximum-Aging.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số thời gian maximum-age cho tất cả các MST instance.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst max-age 30
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số maximum-age time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst max-age ở chế độ global configuration.
12. Cấu hình Maximum-Hop Count
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số maximum-hop count cho tất cả các MST instance.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst max-hop 40
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số maximum-hop count của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst max-hops ở chế độ global configuration.
13. Cấu hình Link Type để đảm bảo tốc độ chuyển đổi nhanh.
- Nếu bạn kết nối một port của switch đến một port khác thông qua một liên kết point-to-point và port của switch đó trở thành designated port, thì giao thức RSTP sẽ tự động điều chỉnh một tốc độ chuyển đổi với những port khác bằng cách sử dụng quá trình proposal-agreement để đảm bảo rằng không có loop xảy ra trong hệ thống mạng.
- Theo mặc định, các loại liên kết sẽ được điều khiển từ các chế độ duplex (full hoặc half) của interface: một port hoạt động ở chế độ full-duplex sẽ chỉ quan tâm đến kết nối point-to-point; còn một port hoạt động ở chế half-duplex thì sẽ chỉ quan tâm đến loại kết nối shared.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại loại liên kết.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/2
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree link-type point-to-point
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethetnet 0/2
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa một port trở về cấu hình mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree link-type ở chế độ interface configuration.
14. Cấu hình Neighbor Type
- Một topology có thể chứa cả hai chuẩn: prestandard và IEEE 802.1s cùng tích hợp trên một thiết bị. Theo mặc định, các port sẽ tự động xác định các thiết bị hoạt động theo chuẩn prestandard, nhưng chúng cũng có thể nhận cả hai loại BPDU. Khi có sự không tương thích giữa một thiế bị và một thiết bị hàng xóm của nó, thì duy nhất CIST có thể chạy trên một interface.
- Bạn có thể chọn và cấu hình port đó để gửi duy nhất các gói BPDUs của chuẩn prestandard.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại Neighbor type.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/2
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst pre-standard
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethetnet 0/2
Switch_VNE# copy run start
Để đưa một port trở về cấu hình mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst prestandard ở chế độ interface configuration
example
Switch_VNE# show spanning-tree mst configuration
Switch_VNE# show spanning-tree mst configuration digest
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethernet 0/2
Với nội dung của hai phần cuối cùng là III và IV, các bạn hoàn toàn có thể triển khai được giao thức MSTP trên hệ thống core switch cho doanh nghiệp của bạn kèm theo những tùy chọn của giao thức này.
- Cấu hình MSTP theo hướng dẫn
- Cấu hình MST Region và Enable MSTP
- Cấu hình Root Switch
- Cấu hình Secondary Root Switch
- Cấu hình Port Priority
- Cấu hình Path Cost
- Cấu hình thời gian Hello
- Cấu hình thời gian Forwarding-Delay
- Cấu hình thời gian Maximum-Aging
- Cấu hình Maximum-Hop Count
- Cấu hình Link Type để đảm bảo tốc độ chuyển đổi nhanh.
- Cấu hình Neighbor Type1. Cấu hình mặc định của MSTP
- Bảng 3.1 sẽ hiển thị các tham số mặc định của MSTP.Bảng 3.1
2. Cấu hình MSTP theo hướng dẫn
Dưới đây là những hướng dẫn khi bạn thực hiện cấu hình MSTP:
- Khi bạn enable MST bằng cách sử dụng câu lệnh: spanning-tree mode mst ở chế độ global configuration, thì giao thức RSTP cũng sẽ tự động được enable.
- Nếu hai hoặc nhiều switch cùng hoạt động trong một MST region, thì chúng phải có cùng số lượng VLAN được ánh xạ vào trong một instance, cùng giá trị revision number, và cùng tên region.
- Switch có khả năng hỗ trợ tối đa 65 instance. Số lượng VLAN được phép ánh xạ vào trong một instance của MST là không giới hạn.
- Các switch đều có khả năng chạy các giao thức: PVST+, rapid PVST+ và MSTP nhưng tại một thời điểm thì chỉ có thể chạy một trong số các giao thức đó (cho ví dụ: tất cả các VLAN chạy PVST+, hoặc tất cả các VLAN chạy rapid PVST+ hoặc tất cả các VLAN cùng chạy MSTP).
- Khi các switch quảng bá các thông tin VTP cho nhau thì các thông số cấu hình của MST sẽ không được hỗ trợ để quảng bá. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình lại các thông số cấu hình của MST (ví dụ: tên reigon, revision number, và số VLAN được ánh xạ vào trong một instance) trên một switch với mỗi MST region bằng cách sử dụng CLI (command-line interface) hoặc thông qua giao thức SNMP (Simple network management Protocol).
- Tất cả các boundary port sẽ phải chuyển dữ liệu theo phương pháp cân bằng tải giữa một vùng PVST+ và một vùng MST hoặc giữa một vùng rapid-PVST+ và một vùng MST. Trong trường hợp này, thì IST master của vùng MST cũng sẽ đóng vai trò là root của CST. Nếu vùng MST có chứ nhiều region, thì một trong số các MST region đó sẽ phải chứa CST root, và tất cả các MST region khác sẽ phải có đường đi tốt hơn đến root đã nằm trong vùng MST. Bạn sẽ phải trực tiếp cấu hình lại các switch nằm trong các vùng đó.
- Khi triển khai MST region thì không nên để một thành phần của hệ thống mạng nằm trong một region quá lớn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này mà không thể tránh được, thì chúng tôi khuyên rằng thành phần đó của hệ thống mạng của bạn sẽ được chuyển mạch vào trong nhiều mạng LAN nhỏ hơn và được nối với nhau bởi các router hoặc các thiết bị layer 3.
3. Cấu hình MST Region và Enable MSTP.
- Khi hai hoặc nhiều switch nằm trong cùng một MST region, thì chúng phải có cùng số lượng VLAN được ánh xạ vào trong một MST instance, cùng giá trị revision number, và cùng tên region.
- Một region có thể có một thành viên hoặc nhiều thành viên có cùng các thông số cấu hình MST; mỗi một thành viên sẽ phải có khả năng thực hiện tiến trình xử lý các gói BPDU RSTP. Không có sự giới hạn nào cho số MST region trong một hệ thống mạng, nhưng trong mỗi region thì có thể chỉ hỗ trợ được tối đa là 65 spanning-tree instance. Bạn có thể gán một VLAN vào duy nhất một spanning-tree instance tại một thời điểm.
- Bắt đầu cấu hình ở chế độ Privileged EXEC của switch, các bạn thực hiện những bước sau để cấu hình MST region và enable MSTP:
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst configuration
Switch_VNE(config-mst)# instance 1 vlan 10-20
Switch_VNE(config-mst)# name Region_VNE
Switch_VNE(config-mst)# revision 1
Switch_VNE(config-mst)# show pending
Switch_VNE(config-mst)# exit
Switch_VNE(config)# spanning-tree mode mst
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show running-config
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về cấu hình mặc định của MST region, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst configuration ở chế độ global configuration. Để trở về giá trị mặc định của các VLAN được ánh xạ vào trong một MST instance, sử dụng câu lệnh: no instance instance-id [vlan vlan-range] ở chế độ MST configuration. Để trở tên mặc định của region, sử dụng lệnh: no name ở chế độ configuration. Để trở về giá trị mặc định của tham số revision number, sử dụng câu lệnh: no revision ở chế độ MST configuration. Để enable lại PVST+, sử dụng câu lệnh no spanning-tree mode hoặc spanning-tree mode pvst ở chế độ global configuration.
4. Cấu hình Root Switch.
- Switch sẽ duy trì một spanning-tree instance cho một nhóm các VLAN đã được ánh xạ vào trong spanning-tree instance đó. Một Switch ID, chứa hai giá trị là: switch priority và switch MAC address, mỗi một giá trị sẽ được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Với một nhóm của các VLAN, thì switch có switch ID thấp nhất sẽ trở thành root switch.
- Để cấu hình một switch trở thành một root, sử dụng câu lệnh: spanning-tree mst instance root ở chế độ global configuration để sửa đổi lại giá trị switch priority từ giá trị mặc định (32768) thành một giá trị thấp hơn vì vậy switch sẽ trở thành một root switch cho spanning-tree instance đó. Khi bạn thực thi câu lệnh này, thì switch sẽ thực hiện việc kiểm tra lại giá trị switch priority của root switch. Bởi vì các switch có khả năng hỗ trợ hệ thống ID mở rộng, nên các switch sẽ gán priority của nó thành giá trị 24576 nếu với giá trị đó có thể khiến switch trở thành root switch cho spanning-tree instance này.
- Nếu các root switch của spanning-tree instance này có giá trị switch priority thấp hơn giá trị 24576, thì switch được cấu hình lại sẽ gán giá trị priority của nó trở thành 4096 và khi đó switch này sẽ có giá trị priority là nhỏ nhất.
- Nếu hệ thống của bạn có chứa nhiều switch mà các switch đó có khả năng hỗ trợ và không có khả năng hỗ trợ việc mở rộng ID hệ thống, thì sẽ không bao giờ xảy ra chuyện một switch có khả năng hỗ trợ mở rộng ID hệ thống có thể trở thành một root switch. Việc mở rộng ID hệ thống sẽ làm tăng thêm giá trị switch priority cho các switch trong các VLAN.
- Root switch của mỗi một spanning-tree instance sẽ là một switch ở backbone hoặc ở distribution. Không thể cấu hình một access switch trở thành một primary root switch.
- Sử dụng từ khóa diameter, chỉ có thể dùng từ khóa này với duy nhất MST instance 0, để chỉ ra số lượng switch tối đa có thể dùng để kết nối giữa 2 PC trong một hệ thống mạng Layer 2. Khi bạn chỉ ra các diameter cho hệ thống, thì switch sẽ tự động gán các tham số thời gian hello, thời gian forward-delay, và thời gian maximum-age cho hệ thống đó, để tối ưu thời gian hội tụ.
- Bắt đầu cấu hình ở chế độ Privileged EXEC của switch, những bước sau sẽ được thực hiện để hoàn thành việc cấu hình một switch để switch trở thành root switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 root primary
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về trạng thái cấu hình mặc định của switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id root ở chế độ global configuration.
5. Cấu hình Secondary Root Switch
- Khi bạn cấu hình một switch có hỗ trợ mở rộng ID hệ thống để trở thành một secondary root, thì switch đó sẽ sửa giá trị priority của nó từ giá trị mặc định (32768) thành giá trị 28672. Sau đó switch này sẽ trở thành root switch của spanning-tree instance này nếu như primary root mà bị lỗi.
- Bạn có thể thực thi câu lệnh này trên một hoặc nhiều switch để cấu hình nhiều secondary switch với vai trò dữ phòng cho root switch. Sử dụng cùng các giá trị diameter và các giá trị thời gian hello, bạn có thể dùng khi bạn cấu hình primary root switch với câu lệnh: spanning-tree mst instance-id root primary ở chế độ global configuration.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, thực hiện tiếp các bước sau để cấu hình một switch trở thành secondary root switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 root secondary
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để trở về trạng thái cấu hình mặc định của switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id root ở chế độ global configuration.
6. Cấu hình Port Priority.
- Nếu hệ thống mạng xảy ra loop, thì giao thức MSTP sẽ sử dụng port priority khi đang chọn một interface để đưa interface đó về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán một giá trị priority cao hơn cho interface mà bạn muốn chọn interface đó đầu tiên và một giá trị priority thấp hơn cho interface mà bạn muốn chọn interface đó sau cùng. Nếu tất cả các interface có cùng giá trị priority, thì giao thức MSTP sẽ đưa interface có giá trị priority thấp nhất về trạng thái forwarding và sẽ block các interface còn lại.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, thực hiện các bước sau để cấu hình MSTP port priority cho một interface.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/1
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst 1 port-priority 16
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa interface đó trở về trạng thái mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id port-priority ở chế độ interface configuration.
7. Cấu hình Path Cost
- Giá trị mặc định của MSTP path cost sẽ được lấy từ tốc độ của interface đang sử dụng. Nếu trong hệ thống có loop xảy ra, thì giao thức MSTP sẽ sử dụng cost khi đang chọn một interface để đưa interface đó về trạng thái forwarding. Bạn có thể gán giá trị cost thấp hơn cho một interface nếu bạn muốn chọn interface đó đầu tiên và giá trị cost cao hơn cho interface khác nếu muốn chọn interface đó sau cùng. Nếu tất cả các interface có cùng giá trị cost, thì giao thức MSTP sẽ đưa interface có giá trị cost thấp nhất về trạng thái forwarding và block tất cả những interface khác.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình cost cho một interface.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/1
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst 1 cost 1000
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa giá trị cost của interface về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id cost ở chế độ interface configuration.
8. Cấu hình Switch Priority.
- Bạn có thể cấu hình Switch priority và dựa vào giá trị này switch có thể sẽ được lựa chọn trở thành root switch.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình priority cho switch.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst 1 priority 4096
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# copy run start
- Để lấy lại giá trị mặc định của priority trên switch, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst instance-id priority ở chế độ global configuration.
9. Cấu hình thời gian Hello.
- Bạn có thể cấu hình khoảng thời gian giữa những lần đưa ra các thông điệp của root switch bằng cách thay đổi giá trị hello time.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số hello time.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst hello-time 5
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số hello time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst hello-time ở chế độ global configuration.
10. Cấu hình thời gian Forwarding-Delay
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số thời gian forwarding-delay.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst forward-time 20
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số forwarding-delay time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst forward-time ở chế độ global configuration.
11. Cấu hình thời gian Maximum-Aging.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số thời gian maximum-age cho tất cả các MST instance.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst max-age 30
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số maximum-age time của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst max-age ở chế độ global configuration.
12. Cấu hình Maximum-Hop Count
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại tham số maximum-hop count cho tất cả các MST instance.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# spanning-tree mst max-hop 40
Switch_VNE(config)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa tham số maximum-hop count của switch trở về giá trị mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst max-hops ở chế độ global configuration.
13. Cấu hình Link Type để đảm bảo tốc độ chuyển đổi nhanh.
- Nếu bạn kết nối một port của switch đến một port khác thông qua một liên kết point-to-point và port của switch đó trở thành designated port, thì giao thức RSTP sẽ tự động điều chỉnh một tốc độ chuyển đổi với những port khác bằng cách sử dụng quá trình proposal-agreement để đảm bảo rằng không có loop xảy ra trong hệ thống mạng.
- Theo mặc định, các loại liên kết sẽ được điều khiển từ các chế độ duplex (full hoặc half) của interface: một port hoạt động ở chế độ full-duplex sẽ chỉ quan tâm đến kết nối point-to-point; còn một port hoạt động ở chế half-duplex thì sẽ chỉ quan tâm đến loại kết nối shared.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại loại liên kết.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/2
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree link-type point-to-point
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethetnet 0/2
Switch_VNE# copy run start
- Để đưa một port trở về cấu hình mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree link-type ở chế độ interface configuration.
14. Cấu hình Neighbor Type
- Một topology có thể chứa cả hai chuẩn: prestandard và IEEE 802.1s cùng tích hợp trên một thiết bị. Theo mặc định, các port sẽ tự động xác định các thiết bị hoạt động theo chuẩn prestandard, nhưng chúng cũng có thể nhận cả hai loại BPDU. Khi có sự không tương thích giữa một thiế bị và một thiết bị hàng xóm của nó, thì duy nhất CIST có thể chạy trên một interface.
- Bạn có thể chọn và cấu hình port đó để gửi duy nhất các gói BPDUs của chuẩn prestandard.
- Bắt đầu cấu hình từ chế độ Privileged EXEC, các bạn sẽ thực hiện những bước sau để cấu hình lại Neighbor type.
example:
Switch_VNE# configure terminal
Switch_VNE(config)# interface gigabitethernet 0/2
Switch_VNE(config-if)# spanning-tree mst pre-standard
Switch_VNE(config-if)# end
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethetnet 0/2
Switch_VNE# copy run start
Để đưa một port trở về cấu hình mặc định, sử dụng câu lệnh: no spanning-tree mst prestandard ở chế độ interface configuration
Phần IV - Hiển thị các thông số cấu hình và trạng thái của MST
- Để hiển thị các trạng thái của spanning-tree, các bạn có thể sử dụng một trong những câu lệnh sau:example
Switch_VNE# show spanning-tree mst configuration
Switch_VNE# show spanning-tree mst configuration digest
Switch_VNE# show spanning-tree mst 1
Switch_VNE# show spanning-tree mst interface gigabitethernet 0/2
Với nội dung của hai phần cuối cùng là III và IV, các bạn hoàn toàn có thể triển khai được giao thức MSTP trên hệ thống core switch cho doanh nghiệp của bạn kèm theo những tùy chọn của giao thức này.
إرسال تعليق