Hôm trước tôi có đưa tin về một trường hợp đạo văn của một giáo sư người Nam Dương. Đọc kĩ bài báo của ông giáo sư này và bài báo gốc (dài hơn nhiều) của tác giả người Úc, tôi thấy hình như lỗi chính của ông giáo sư là thiếu ghi nguồn và cách diễn giải chưa đạt chuẩn làm cho phạm lỗi đạo văn. Thật ra, đối với nhiều người Việt Nam (và Á châu nói chung), kể cả học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh và thậm chí giáo sư, tôi thấy người ta khó phân biệt giữa đạo văn (plagiarism), diễn giải (paraphrase), tóm lược (summary), và có khi cả trích dẫn (quotation). Do đó, cần phải xác định lại 4 hình thức này:
1. Trích dẫn, như chúng ta biết, có nghĩa đơn giản là lấy nguyên văn của tác giả khác nhưng phải để trong ngoặc “ “ và phải ghi nhận nguồn. Một ví dụ trích dẫn là:
A WHO Expert Consultation states that “[…] overweight (≥ 25 kg/m2) corresponded to 31-39% (mean 35%) body fat in females and 18-27% (mean 22%) body fat in males. If these criteria for the percentage body fat for overweight and obesity are applied to the Asian populations, the corresponding BMIs can be calculcated with countru-specific equations” (WHO Expert Consutation, 2004).
Ở đây, chúng ta thấy tác giả để nguyên câu văn của WHO trong ngoặc kép, và khi đóng ngoặc kép thì ghi nguồn của đoạn văn.
Trong những bài báo khoa học, ít khi nào người ta trích dẫn, vì nó gây một cảm giác không mấy thoải mái. Trích dẫn nguyên văn có khi được xem là một hành động lười biếng, hay là một cách tỏ thái độ khiêu khích, mỉa mai. Nhưng tôi thấy trong các bài báo khoa học xã hội và nhân văn, các tác giả có xu hướng trích dẫn rất nhiều, có lẽ do “văn hóa” làm việc của họ. Mặc dù không có qui ước nào vế lượng trích dẫn bao nhiêu là thích hợp, nhưng hình như ai cũng đồng ý rằng một bài báo mà lượng trích dẫn hơn 10% được xem là quá mức.
2. Tóm lược là hình thức diễn tả lại ý tưởng chính của đoạn văn gốc bằng một đoạn văn rất cô đọng và rất chung chung, mà không hẳn dùng lại những chữ của tác giả gốc. Thông thường một đoạn văn tóm lược chỉ có 3 đến 7 câu văn.
Tóm lược cũng là một nghệ thuật, và có khi đòi hỏi người viết phải có một nội lực khá về ngữ vựng. Sau đây là vài chỉ dẫn để làm một tóm lược tốt. Trước hết là đọc bài báo. Kế đến là đọc lại bài báo, đánh dấu (gạch dòng) những ý tưởng quan trọng, dùng dấu hình tròn để đánh dầu những từ ngữ hay thuật ngữ quan trọng, và tìm điểm chính của bài báo. Chia bài báo làm nhiều đoạn về ý tưởng và viết một câu văn tóm lược cho từng đoạn. Kế tiếp là viết một đoạn văn tóm lược. Nên nhớ rằng trong đoạn văn tóm lược, tác giả có thể
Ví dụ như đoạn văn sau đây:
Students frequently overuse direct quotation in taking notes, and as a result they overuse quotations in the final [research] paper. Probably only about 10% of your final manuscript should appear as directly quoted matter. Therefore, you should strive to limit the amount of exact transcribing of source materials while taking notes. Lester, James D. Writing Research Papers. 2nd ed. (1976): 46-47.
có thể tóm lược như đoạn dưới đây:
Students should take just a few notes in direct quotation from sources to help minimize the amount of quoted material in a research paper (Lester 46-47).
Ở đây, tác giả vẫn giữ ý chính của đoạn văn gốc và có ghi nguồn, nhưng câu chữ đã được lám ngắn gọn lại, bỏ bớt những chi tiết như 10%. Đây là cách tóm lược hợp lí, không phải đạo văn.
3. Đạo văn: Hội giáo sư đại học Mĩ (American Association of University Professors) định nghĩa đạo văn (plagiarism) là lấy ý tưởng, phương pháp, hay chữ của người khác làm của mình, mà không ghi nhận nguồn gốc và tác giả (nguyên văn: "taking over the ideas, methods, or written words of another, without acknowledgment and with the intention that they be taken as the work of the deceiver.") Đạo văn là một “tội phạm” trong khoa học, một lỗi không thể chấp nhận được. Đã có rất nhiều trường hợp mà những nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh, v.v… bị tiêu tan sự nghiệp chỉ vì đạo văn.
Đạo văn thường xuất hiện dưới nhiều hình thức, chứ không phải chỉ trong bài báo khoa học hay sách vở. Chẳng hạn như một bác sĩ trình bày báo cáo hay bài giảng bằng powerpoint ở một hội nghị, seminar, symposium, v.v… có sử dụng ý tưởng, số liệu, hình ảnh, câu văn của người khác mà không ghi rõ nguồn thì vẫn có thể xem là một hình thức đạo văn.
Đây là một đoạn văn trong cuốn Lizzie Borden: A Case Book of Family and Crime in the 1890s của Joyce Williams và đồng tác giả (trang 1):
The rise of industry, the growth of cities, and the expansion of the population were the three great developments of late nineteenth century American history. As new, larger, steam-powered factories became a feature of the American landscape in the East, they transformed farm hands into industrial laborers, and provided jobs for a rising tide of immigrants. With industry came urbanization the growth of large cities (like Fall River, Massachusetts, where the Bordens lived) which became the centers of production as well as of commerce and trade.
và thử đọc đoạn văn sau đây:
The increase of industry, the growth of cities, and the explosion of the population were three large factors of nineteenth century America. As steam-driven companies became more visible in the eastern part of the country, they changed farm hands into factory workers and provided jobs for the large wave of immigrants. With industry came the growth of large cities like Fall River where the Bordens lived which turned into centers of commerce and trade as well as production.
Đoạn văn này được xem là đạo văn. Tại sao? Lí do thứ nhất là tác giả chỉ thay đổi vài chữ và vài câu, thay đổi thứ tự của đoạn văn gốc. Lí do thứ hai là tác giả không ghi nguồn gốc của ý tưởng.
Để tránh đạo văn, cần phải đề rõ nguồn của ý tưởng, dữ liệu của người khác trong bài báo khoa học của mình. Một cách tránh đạo văn là học cách tóm lược (như trình bày trên) và diễn giải (paraphrase sẽ trình bày dưới đây).
4. Diễn giải: Theo cách hiểu chung thì diễn giải có nghĩa là một cách viết lại đoạn văn gốc của người khác với chữ của chính mình (nhưng ý tưởng thì vẫn mượn từ tác giả khác) và nhất định phải ghi nguồn.
Trong báo cáo khoa học, kĩ năng diễn giải rất quan trọng, vì nó tạo cơ hội cho các tác giả đang học tiếng Anh một cách học tiếng Anh thực tế nhất và hữu hiệu nhất. Kinh nghiệm của tôi cho thấy cách diễn giải tốt nhất là đọc đi đọc lại đoạn văn gốc cho đến khi hiểu đầy đủ ý nghĩa của đoạn văn, sau đó đặt đoạn văn gốc qua một bên, và viết lại đoạn văn với từ và cách trình bày của chính mình. Nếu cần, viết vài chữ ở phía dưới đoạn văn mới viết để tự nhắc nhở mình nên sử dụng hay thay đổi câu văn này như thế nào. Một vài điều quan trọng cần nhớ khi diễn giải câu văn của người khác như sau:
Thứ nhất là giữ đúng nghĩa của bản gốc. Nên nhớ rằng chúng ta chỉ diễn giải lại, nên không được thay đổi những mối quan hệ trong bản gốc và ý nghĩa mà tác giả muốn nói.
Thứ hai là dùng từ đồng nghĩa (synonym). Điều này đòi hỏi người viết phải có một vốn ngữ vựng khá để có thể thay đổi chữ của người khác mà vẫn không thay đổi ý nghĩa gốc. Đối với những thuật ngữ thì cách an toàn nhất là không nên thay đổi, vì làm như thế rất ư là ngô nghê!
Thứ ba là thay đổi văn phạm. Cách tốt nhất là cắt câu văn dài thành một vài câu văn ngắn, hoặc gép vài câu văn quá ngắn thành một câu văn cô đọng hơn. Cách thứ hai là thay đổi thì active thành thì passive cũng là một hình thức rất hữu hiệu.
Thứ tư là (nếu được) thay đổi thứ tự của thông tin. Đôi khi các tác giả viết văn cũng rất khó hiểu vì họ trình bày nhiều thông tin làm loãng ý chính, và đây chính là cơ hội lí tưởng để mình diễn giải thì ý của mình bẳng cách sắp xếp lại ý tưởng và thông tin một cách logic hơn.
Thứ năm là để ý đến thái độ của tác giả đến đề tài. Đôi khi tác giả để lộ thái độ và cảm tính với đề tài (qua những từ như certain, uncertain, critical, striking, remarkable, wonderful, v.v…) và viết lại theo hình thức trung hòa hơn. Trong khoa học văn chương cần phải … lạnh lùng, tránh từ ngữ cảm tính.
Quay lại câu văn gốc trên,
The rise of industry, the growth of cities, and the expansion of the population were the three great developments of late nineteenth century American history. As new, larger, steam-powered factories became a feature of the American landscape in the East, they transformed farm hands into industrial laborers, and provided jobs for a rising tide of immigrants. With industry came urbanization the growth of large cities (like Fall River, Massachusetts, where the Bordens lived) which became the centers of production as well as of commerce and trade.
nếu tác giả viết:
Fall River, where the Borden family lived, was typical of northeastern industrial cities of the nineteenth century. Steam-powered production had shifted labor from agriculture to manufacturing, and as immigrants arrived in the US, they found work in these new factories. As a result, populations grew, and large urban areas arose. Fall River was one of these manufacturing and commercial centers (Williams 1).
thì sẽ không xem là đạo văn mà là diễn tả lại ý chính của tác giả gốc. Đây là một cách diễn giải hợp lí, chấp nhận được, bởi vì tác giả giữ thông tin gốc qua cách dùng chữ, và cho biết nguồn gốc của ý tưởng.
Như tôi nói ở trên, diễn giải một đoạn văn ngoài kĩ năng văn phạm, cú pháp, còn đòi hỏi một vốn ngữ vựng dồi dào. Ngữ vựng cho phép chúng ta dùng từ khác với từ gốc. Một số từ có thể thay thế mà có thể không làm thay đổi ý nghĩa gốc như sau:
Từ chỉ không gian: above, below, here, there, v.v...
Từ chỉ thời gian: after, before, currently, at present, during, earlier, later, v.v...
Từ chỉ ví dụ: for example, for instance, v.v...
Từ chỉ thêm nữa: additionally, in addition, also, moreover, furthermore, equally important, v.v...
Từ chỉ tương đương: also, likewise, in the same way, similarly, v.v...
Từ chỉ ngoại lệ: but, yet, however, nonetheless, on the other hand, on the contrary, v.v...
Từ chỉ loạt: first, second, third, next, then, v.v...
Từ nhấn mạnh: indeed, in fact, of course, v.v...
Từ chỉ nguyên nhân và hệ quả: accordingly, consequently, as a result, as a consequence, therefore, thus, v.v...
Từ kết luận: finally, in conclusion, in summary, on the whole, in the end, v.v...
Đạo văn trong khoa học được nhắc đến rất nhiều lần, và một phần không nhỏ có liên quan đến sinh viên mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Đã có nhiều trường hợp luận án bị thu hồi vì vấn đề đạo văn. Khi người ta làm nghiên cứu ở sinh viên Mã Lai đang học tại Úc thì phát hiện rằng họ không cố ý đạo văn, nhưng chỉ vì họ không phân biệt được khác biệt giữa đạo văn, diễn giải, và tóm lược. Tôi hi vọng bài này sẽ giúp một phần cho “phe ta” phân biệt được 3 hình thức trên và tránh phạm phải lỗi lầm đáng tiếc.
Viết bài báo khoa học không đơn giản như nhiều người tưởng. Không biết các ngành khác thì sao, nhưng trong lĩnh vực y khoa thì viết một bài báo khoa học 10 trang thường kéo dài khoảng 3 tháng. Nói như vậy để các bạn mới vào “nghề” không nên đánh giá thấp quá trình và kĩ năng viết một bài báo khoa học.
NVT
TB: M. Roig có một bài rất đầy đủ về đạo văn ở đây:
http://facpub.stjohns.edu/~roigm/plagiarism/Index.html
1. Trích dẫn, như chúng ta biết, có nghĩa đơn giản là lấy nguyên văn của tác giả khác nhưng phải để trong ngoặc “ “ và phải ghi nhận nguồn. Một ví dụ trích dẫn là:
A WHO Expert Consultation states that “[…] overweight (≥ 25 kg/m2) corresponded to 31-39% (mean 35%) body fat in females and 18-27% (mean 22%) body fat in males. If these criteria for the percentage body fat for overweight and obesity are applied to the Asian populations, the corresponding BMIs can be calculcated with countru-specific equations” (WHO Expert Consutation, 2004).
Ở đây, chúng ta thấy tác giả để nguyên câu văn của WHO trong ngoặc kép, và khi đóng ngoặc kép thì ghi nguồn của đoạn văn.
Trong những bài báo khoa học, ít khi nào người ta trích dẫn, vì nó gây một cảm giác không mấy thoải mái. Trích dẫn nguyên văn có khi được xem là một hành động lười biếng, hay là một cách tỏ thái độ khiêu khích, mỉa mai. Nhưng tôi thấy trong các bài báo khoa học xã hội và nhân văn, các tác giả có xu hướng trích dẫn rất nhiều, có lẽ do “văn hóa” làm việc của họ. Mặc dù không có qui ước nào vế lượng trích dẫn bao nhiêu là thích hợp, nhưng hình như ai cũng đồng ý rằng một bài báo mà lượng trích dẫn hơn 10% được xem là quá mức.
2. Tóm lược là hình thức diễn tả lại ý tưởng chính của đoạn văn gốc bằng một đoạn văn rất cô đọng và rất chung chung, mà không hẳn dùng lại những chữ của tác giả gốc. Thông thường một đoạn văn tóm lược chỉ có 3 đến 7 câu văn.
Tóm lược cũng là một nghệ thuật, và có khi đòi hỏi người viết phải có một nội lực khá về ngữ vựng. Sau đây là vài chỉ dẫn để làm một tóm lược tốt. Trước hết là đọc bài báo. Kế đến là đọc lại bài báo, đánh dấu (gạch dòng) những ý tưởng quan trọng, dùng dấu hình tròn để đánh dầu những từ ngữ hay thuật ngữ quan trọng, và tìm điểm chính của bài báo. Chia bài báo làm nhiều đoạn về ý tưởng và viết một câu văn tóm lược cho từng đoạn. Kế tiếp là viết một đoạn văn tóm lược. Nên nhớ rằng trong đoạn văn tóm lược, tác giả có thể
Ví dụ như đoạn văn sau đây:
Students frequently overuse direct quotation in taking notes, and as a result they overuse quotations in the final [research] paper. Probably only about 10% of your final manuscript should appear as directly quoted matter. Therefore, you should strive to limit the amount of exact transcribing of source materials while taking notes. Lester, James D. Writing Research Papers. 2nd ed. (1976): 46-47.
có thể tóm lược như đoạn dưới đây:
Students should take just a few notes in direct quotation from sources to help minimize the amount of quoted material in a research paper (Lester 46-47).
Ở đây, tác giả vẫn giữ ý chính của đoạn văn gốc và có ghi nguồn, nhưng câu chữ đã được lám ngắn gọn lại, bỏ bớt những chi tiết như 10%. Đây là cách tóm lược hợp lí, không phải đạo văn.
3. Đạo văn: Hội giáo sư đại học Mĩ (American Association of University Professors) định nghĩa đạo văn (plagiarism) là lấy ý tưởng, phương pháp, hay chữ của người khác làm của mình, mà không ghi nhận nguồn gốc và tác giả (nguyên văn: "taking over the ideas, methods, or written words of another, without acknowledgment and with the intention that they be taken as the work of the deceiver.") Đạo văn là một “tội phạm” trong khoa học, một lỗi không thể chấp nhận được. Đã có rất nhiều trường hợp mà những nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh, v.v… bị tiêu tan sự nghiệp chỉ vì đạo văn.
Đạo văn thường xuất hiện dưới nhiều hình thức, chứ không phải chỉ trong bài báo khoa học hay sách vở. Chẳng hạn như một bác sĩ trình bày báo cáo hay bài giảng bằng powerpoint ở một hội nghị, seminar, symposium, v.v… có sử dụng ý tưởng, số liệu, hình ảnh, câu văn của người khác mà không ghi rõ nguồn thì vẫn có thể xem là một hình thức đạo văn.
Đây là một đoạn văn trong cuốn Lizzie Borden: A Case Book of Family and Crime in the 1890s của Joyce Williams và đồng tác giả (trang 1):
The rise of industry, the growth of cities, and the expansion of the population were the three great developments of late nineteenth century American history. As new, larger, steam-powered factories became a feature of the American landscape in the East, they transformed farm hands into industrial laborers, and provided jobs for a rising tide of immigrants. With industry came urbanization the growth of large cities (like Fall River, Massachusetts, where the Bordens lived) which became the centers of production as well as of commerce and trade.
và thử đọc đoạn văn sau đây:
The increase of industry, the growth of cities, and the explosion of the population were three large factors of nineteenth century America. As steam-driven companies became more visible in the eastern part of the country, they changed farm hands into factory workers and provided jobs for the large wave of immigrants. With industry came the growth of large cities like Fall River where the Bordens lived which turned into centers of commerce and trade as well as production.
Đoạn văn này được xem là đạo văn. Tại sao? Lí do thứ nhất là tác giả chỉ thay đổi vài chữ và vài câu, thay đổi thứ tự của đoạn văn gốc. Lí do thứ hai là tác giả không ghi nguồn gốc của ý tưởng.
Để tránh đạo văn, cần phải đề rõ nguồn của ý tưởng, dữ liệu của người khác trong bài báo khoa học của mình. Một cách tránh đạo văn là học cách tóm lược (như trình bày trên) và diễn giải (paraphrase sẽ trình bày dưới đây).
4. Diễn giải: Theo cách hiểu chung thì diễn giải có nghĩa là một cách viết lại đoạn văn gốc của người khác với chữ của chính mình (nhưng ý tưởng thì vẫn mượn từ tác giả khác) và nhất định phải ghi nguồn.
Trong báo cáo khoa học, kĩ năng diễn giải rất quan trọng, vì nó tạo cơ hội cho các tác giả đang học tiếng Anh một cách học tiếng Anh thực tế nhất và hữu hiệu nhất. Kinh nghiệm của tôi cho thấy cách diễn giải tốt nhất là đọc đi đọc lại đoạn văn gốc cho đến khi hiểu đầy đủ ý nghĩa của đoạn văn, sau đó đặt đoạn văn gốc qua một bên, và viết lại đoạn văn với từ và cách trình bày của chính mình. Nếu cần, viết vài chữ ở phía dưới đoạn văn mới viết để tự nhắc nhở mình nên sử dụng hay thay đổi câu văn này như thế nào. Một vài điều quan trọng cần nhớ khi diễn giải câu văn của người khác như sau:
Thứ nhất là giữ đúng nghĩa của bản gốc. Nên nhớ rằng chúng ta chỉ diễn giải lại, nên không được thay đổi những mối quan hệ trong bản gốc và ý nghĩa mà tác giả muốn nói.
Thứ hai là dùng từ đồng nghĩa (synonym). Điều này đòi hỏi người viết phải có một vốn ngữ vựng khá để có thể thay đổi chữ của người khác mà vẫn không thay đổi ý nghĩa gốc. Đối với những thuật ngữ thì cách an toàn nhất là không nên thay đổi, vì làm như thế rất ư là ngô nghê!
Thứ ba là thay đổi văn phạm. Cách tốt nhất là cắt câu văn dài thành một vài câu văn ngắn, hoặc gép vài câu văn quá ngắn thành một câu văn cô đọng hơn. Cách thứ hai là thay đổi thì active thành thì passive cũng là một hình thức rất hữu hiệu.
Thứ tư là (nếu được) thay đổi thứ tự của thông tin. Đôi khi các tác giả viết văn cũng rất khó hiểu vì họ trình bày nhiều thông tin làm loãng ý chính, và đây chính là cơ hội lí tưởng để mình diễn giải thì ý của mình bẳng cách sắp xếp lại ý tưởng và thông tin một cách logic hơn.
Thứ năm là để ý đến thái độ của tác giả đến đề tài. Đôi khi tác giả để lộ thái độ và cảm tính với đề tài (qua những từ như certain, uncertain, critical, striking, remarkable, wonderful, v.v…) và viết lại theo hình thức trung hòa hơn. Trong khoa học văn chương cần phải … lạnh lùng, tránh từ ngữ cảm tính.
Quay lại câu văn gốc trên,
The rise of industry, the growth of cities, and the expansion of the population were the three great developments of late nineteenth century American history. As new, larger, steam-powered factories became a feature of the American landscape in the East, they transformed farm hands into industrial laborers, and provided jobs for a rising tide of immigrants. With industry came urbanization the growth of large cities (like Fall River, Massachusetts, where the Bordens lived) which became the centers of production as well as of commerce and trade.
nếu tác giả viết:
Fall River, where the Borden family lived, was typical of northeastern industrial cities of the nineteenth century. Steam-powered production had shifted labor from agriculture to manufacturing, and as immigrants arrived in the US, they found work in these new factories. As a result, populations grew, and large urban areas arose. Fall River was one of these manufacturing and commercial centers (Williams 1).
thì sẽ không xem là đạo văn mà là diễn tả lại ý chính của tác giả gốc. Đây là một cách diễn giải hợp lí, chấp nhận được, bởi vì tác giả giữ thông tin gốc qua cách dùng chữ, và cho biết nguồn gốc của ý tưởng.
Như tôi nói ở trên, diễn giải một đoạn văn ngoài kĩ năng văn phạm, cú pháp, còn đòi hỏi một vốn ngữ vựng dồi dào. Ngữ vựng cho phép chúng ta dùng từ khác với từ gốc. Một số từ có thể thay thế mà có thể không làm thay đổi ý nghĩa gốc như sau:
Từ chỉ không gian: above, below, here, there, v.v...
Từ chỉ thời gian: after, before, currently, at present, during, earlier, later, v.v...
Từ chỉ ví dụ: for example, for instance, v.v...
Từ chỉ thêm nữa: additionally, in addition, also, moreover, furthermore, equally important, v.v...
Từ chỉ tương đương: also, likewise, in the same way, similarly, v.v...
Từ chỉ ngoại lệ: but, yet, however, nonetheless, on the other hand, on the contrary, v.v...
Từ chỉ loạt: first, second, third, next, then, v.v...
Từ nhấn mạnh: indeed, in fact, of course, v.v...
Từ chỉ nguyên nhân và hệ quả: accordingly, consequently, as a result, as a consequence, therefore, thus, v.v...
Từ kết luận: finally, in conclusion, in summary, on the whole, in the end, v.v...
Đạo văn trong khoa học được nhắc đến rất nhiều lần, và một phần không nhỏ có liên quan đến sinh viên mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Đã có nhiều trường hợp luận án bị thu hồi vì vấn đề đạo văn. Khi người ta làm nghiên cứu ở sinh viên Mã Lai đang học tại Úc thì phát hiện rằng họ không cố ý đạo văn, nhưng chỉ vì họ không phân biệt được khác biệt giữa đạo văn, diễn giải, và tóm lược. Tôi hi vọng bài này sẽ giúp một phần cho “phe ta” phân biệt được 3 hình thức trên và tránh phạm phải lỗi lầm đáng tiếc.
Viết bài báo khoa học không đơn giản như nhiều người tưởng. Không biết các ngành khác thì sao, nhưng trong lĩnh vực y khoa thì viết một bài báo khoa học 10 trang thường kéo dài khoảng 3 tháng. Nói như vậy để các bạn mới vào “nghề” không nên đánh giá thấp quá trình và kĩ năng viết một bài báo khoa học.
NVT
TB: M. Roig có một bài rất đầy đủ về đạo văn ở đây:
http://facpub.stjohns.edu/~roigm/plagiarism/Index.html
إرسال تعليق