Về nguyên lý có hai dạng mạng quảng bá truyền hình số mặt đất
· Mạng đa tần số (Multi–Frequency Network : MFN), cho phép các chương trình giống nhau hoặc khác nhau được phát xạ bởi các máy phát đơn lẻ trên các tần số khác nhau. Các máy phát này hoạt động độc lập, có vùng phủ sóng riêng. Có thể dùng lại kênh tần số với điều kiện có sự thích nghi thích hợp về địa lý. Mạng này giống với mạng truyền hình tương tự.
· Mạng đơn tần số (Single Frequency Network: SFN) là mạng trong đó phát xạ phân bố được thực hiện ở nơi mà vùng phủ sóng được đảm bảo bởi nhiều máy phát hoạt động đồng bộ trên cùng một tần số và mang cùng một chương trình. Các máy phát cung cấp vùng phủ sóng chung và không thể hoạt động độc lập.
Khi thiết lập mạng đơn tần, tất cả các máy phát thuộc mạng đơn tần đó đều phát cùng kênh sóng, rất thuận lợi cho quy hoạch và tiết kiệm tài nguyên tần số.
DVB-T trong môi trường bị phản xạ như là “mạng đơn tần tự nhiên”
Trong môi trường thực tế, chúng ta đang chịu hậu quả của hiện tượng phản xạ sóng khi thu các chương trình truyền hình. Đối với công nghệ analog, nhiều sóng đến anten thu và gây ra nhiều hình trên TV, tạo nên bóng ma lem nhem, thậm chí các hình phá nhau làm mất đồng bộ và không thể xem được.
Sóng của máy phát hình số cũng chịu quy luật phản xạ, nhưng do kỹ thuật ghép đa tần trực giao và nhờ có thông số “khoảng thời gian bảo vệ” của DVB-T, nên các thiết bị thu số DVB-T khắc phục có hiệu quả hiện tượng phản xạ. Các tia (hoặc các chùm) sóng đến từ các hướng khác nhau với đoạn đường đi khác nhau tới anten thu, sẽ nhanh chậm khác nhau một khoảng thời gian.
Nếu mỗi điểm phản xạ ta coi như một máy phát con, thì nhìn tổng thể, như là một “mạng đơn tần tự nhiên” vì các tia (chùm) sóng: đều mang cùng dòng truyền tải TS, có cùng tần số và các chùm sóng đến điểm thu nhanh chậm hơn nhau, mà vẫn nằm trong khoảng thời gian bảo vệ Tbv. Chỉ có khác “mạng đơn tần tự nhiên” này không có sự tác động của con người để chuẩn chỉnh đồng bộ đúng như mạng đơn tần do con người chủ động tạo ra.
Ba điều kiện cho các máy phát thuộc mạng đơn tần
· Phát cùng một dòng truyền tải TS.
· Phát cùng tần số.
· Phát “cùng thời điểm”.
· Mạng đa tần số (Multi–Frequency Network : MFN), cho phép các chương trình giống nhau hoặc khác nhau được phát xạ bởi các máy phát đơn lẻ trên các tần số khác nhau. Các máy phát này hoạt động độc lập, có vùng phủ sóng riêng. Có thể dùng lại kênh tần số với điều kiện có sự thích nghi thích hợp về địa lý. Mạng này giống với mạng truyền hình tương tự.
· Mạng đơn tần số (Single Frequency Network: SFN) là mạng trong đó phát xạ phân bố được thực hiện ở nơi mà vùng phủ sóng được đảm bảo bởi nhiều máy phát hoạt động đồng bộ trên cùng một tần số và mang cùng một chương trình. Các máy phát cung cấp vùng phủ sóng chung và không thể hoạt động độc lập.
Khi thiết lập mạng đơn tần, tất cả các máy phát thuộc mạng đơn tần đó đều phát cùng kênh sóng, rất thuận lợi cho quy hoạch và tiết kiệm tài nguyên tần số.
DVB-T trong môi trường bị phản xạ như là “mạng đơn tần tự nhiên”
Trong môi trường thực tế, chúng ta đang chịu hậu quả của hiện tượng phản xạ sóng khi thu các chương trình truyền hình. Đối với công nghệ analog, nhiều sóng đến anten thu và gây ra nhiều hình trên TV, tạo nên bóng ma lem nhem, thậm chí các hình phá nhau làm mất đồng bộ và không thể xem được.
Sóng của máy phát hình số cũng chịu quy luật phản xạ, nhưng do kỹ thuật ghép đa tần trực giao và nhờ có thông số “khoảng thời gian bảo vệ” của DVB-T, nên các thiết bị thu số DVB-T khắc phục có hiệu quả hiện tượng phản xạ. Các tia (hoặc các chùm) sóng đến từ các hướng khác nhau với đoạn đường đi khác nhau tới anten thu, sẽ nhanh chậm khác nhau một khoảng thời gian.
Nếu mỗi điểm phản xạ ta coi như một máy phát con, thì nhìn tổng thể, như là một “mạng đơn tần tự nhiên” vì các tia (chùm) sóng: đều mang cùng dòng truyền tải TS, có cùng tần số và các chùm sóng đến điểm thu nhanh chậm hơn nhau, mà vẫn nằm trong khoảng thời gian bảo vệ Tbv. Chỉ có khác “mạng đơn tần tự nhiên” này không có sự tác động của con người để chuẩn chỉnh đồng bộ đúng như mạng đơn tần do con người chủ động tạo ra.
Ba điều kiện cho các máy phát thuộc mạng đơn tần
· Phát cùng một dòng truyền tải TS.
· Phát cùng tần số.
· Phát “cùng thời điểm”.
Từ hiện tượng đa đường, thì trong viễn thông cũng có nhiều kỹ thuật ứng dụng, như mạng đơn tần này thì dùng để mở rộng vùng phủ, phân tập hay MIMO (thực chất là phân tập không gian) thì để tăng tốc độ truyền dữ liệu ...
إرسال تعليق