Ngày nay để sở hữu một chiếc laptop cho riêng mình bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền. Nhưng để sở hữu một chiếc laptop với cấu hình tương đối và giá cả lại rẻ lại là một chuyện khác. Lựa chọn cho bạn sẽ là một chiếc laptop cũ (laptop đã qua sử dụng). Nếu như bạn có kinh nghiệm về máy tính bạn có thể tậu được cho mình một chiếc laptop cũ với cấu hình tương đối và giá cả lại rất hợp lý.
Ngày nay những chỗ buôn bán laptop cũ đầy rẫy ở bất kể nơi đâu. Chỉ cần lướt qua một vài trang web buôn bán laptop bạn sẽ thấy vô số những laptop cũ được rao bán với những lời chào mời giới thiệu rất hấp dẫn. Mua laptop cũ đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm nếu là "gà" bạn sẽ dễ mắc bẫy người bán vì có rất nhiều cách để họ có thể đánh lừa bạn. Mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách test máy (kiểm tra laptop) bắt buộc phải làm khi đi mua một chiếc laptop secondhand.
1. Kiểm tra bên ngoài máy (Vỏ laptop)
Quan sát và nhìn kỹ toàn thân máy thử có bị nức, bể gãy chỗ nào hay không (Xem thử máy có đúng như lời rao của người bán). Kéo màn hình lên xuống để đảm bảo độ chắc chắn của bản lề.
Xem máy có còn tem của nhà sản xuất. Thực ra khi đi mua máy cũ bạn sẽ dễ chấp nhận chuyện máy đã bung (Không còn tem) vì dùng lâu ngày chiếc máy có thể đã được bung ra để vệ sinh. Quan niệm máy bung và máy đã sửa chữa hoàn toàn khác nhau nha các bạn.
- Máy bung là chỉ tháo ra để vệ sinh hoặc thay RAM thay HDD, chuyện này rất bình thường nên không phải là vấn đề gì nghiệm trọng.
- Máy đã sửa chữa nghĩa là đã bung ra để đi sửa mainboard ví dụ như hấp chip vga, đóng tụ...
Khi đi mua máy bạn không thể nào đòi hỏi người bán cho phép bạn bung máy để kiểm tra độ zin của MainBoard nên kinh nghiệm của bạn rất quan trọng. Nếu Test máy ok hết những bước dưới đây đảm bảo 95% máy chưa hề qua sửa chữa.
2. Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra
Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện. Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự. Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.
3. Kiểm tra màn hình
Quan sát kỹ xem màn hình có điểm chết, bầm dập chỗ nào không, màu sắc có bị vàng ố và tối..., Xem kỹ phần nhựa bọc quanh màn hình thử có dín sát với màn hình không. Nếu như nó rời ra nhiều quá thì máy này có nguy cơ đã bị bung ra thay màn hình khác.
4. Kiểm tra loa
Mở một bài nhạc kiểm tra xem loa có bị rè, nghe chừng 2 3 phút xem máy có hiện tượng dựt không.
5. Kiểm tra bàn phím
Lên google tìm từ khóa "keyboard test" để download phần mềm kiểm tra bàn phím.
6. Touchpad
Không nên dùng chuột quang trước khi test Touchpad của máy. Kiểm tra xem chuột có bị lờn, rê hoài mà không chịu đi. Nhiều khi bị sung đột Driver mà chuột laptop hay bị như vậy. Xóa toàn bộ Driver Touchpad trước khi test.
7. USB - DVD-RW - Cardreader - Jack Phone - LAN
Đảm bảo rằng các cổng và các thiết bị ngoại vi của máy đều sử dụng được.
8. Kiểm tra HDD
Có một phần mềm đơn giản để kiểm tra nhanh ổ cứng của máy. Diskinfo. Link Download
9. Chắc chắn về cấu hình máy
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.
10. May mắn và... liều
Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không "hành hạ" bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn.
Ngày nay những chỗ buôn bán laptop cũ đầy rẫy ở bất kể nơi đâu. Chỉ cần lướt qua một vài trang web buôn bán laptop bạn sẽ thấy vô số những laptop cũ được rao bán với những lời chào mời giới thiệu rất hấp dẫn. Mua laptop cũ đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm nếu là "gà" bạn sẽ dễ mắc bẫy người bán vì có rất nhiều cách để họ có thể đánh lừa bạn. Mình sẽ hướng dẫn các bạn những cách test máy (kiểm tra laptop) bắt buộc phải làm khi đi mua một chiếc laptop secondhand.
1. Kiểm tra bên ngoài máy (Vỏ laptop)
Quan sát và nhìn kỹ toàn thân máy thử có bị nức, bể gãy chỗ nào hay không (Xem thử máy có đúng như lời rao của người bán). Kéo màn hình lên xuống để đảm bảo độ chắc chắn của bản lề.
Xem máy có còn tem của nhà sản xuất. Thực ra khi đi mua máy cũ bạn sẽ dễ chấp nhận chuyện máy đã bung (Không còn tem) vì dùng lâu ngày chiếc máy có thể đã được bung ra để vệ sinh. Quan niệm máy bung và máy đã sửa chữa hoàn toàn khác nhau nha các bạn.
- Máy bung là chỉ tháo ra để vệ sinh hoặc thay RAM thay HDD, chuyện này rất bình thường nên không phải là vấn đề gì nghiệm trọng.
- Máy đã sửa chữa nghĩa là đã bung ra để đi sửa mainboard ví dụ như hấp chip vga, đóng tụ...
Khi đi mua máy bạn không thể nào đòi hỏi người bán cho phép bạn bung máy để kiểm tra độ zin của MainBoard nên kinh nghiệm của bạn rất quan trọng. Nếu Test máy ok hết những bước dưới đây đảm bảo 95% máy chưa hề qua sửa chữa.
2. Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra
Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện. Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự. Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.
3. Kiểm tra màn hình
Quan sát kỹ xem màn hình có điểm chết, bầm dập chỗ nào không, màu sắc có bị vàng ố và tối..., Xem kỹ phần nhựa bọc quanh màn hình thử có dín sát với màn hình không. Nếu như nó rời ra nhiều quá thì máy này có nguy cơ đã bị bung ra thay màn hình khác.
4. Kiểm tra loa
Mở một bài nhạc kiểm tra xem loa có bị rè, nghe chừng 2 3 phút xem máy có hiện tượng dựt không.
5. Kiểm tra bàn phím
Lên google tìm từ khóa "keyboard test" để download phần mềm kiểm tra bàn phím.
6. Touchpad
Không nên dùng chuột quang trước khi test Touchpad của máy. Kiểm tra xem chuột có bị lờn, rê hoài mà không chịu đi. Nhiều khi bị sung đột Driver mà chuột laptop hay bị như vậy. Xóa toàn bộ Driver Touchpad trước khi test.
7. USB - DVD-RW - Cardreader - Jack Phone - LAN
Đảm bảo rằng các cổng và các thiết bị ngoại vi của máy đều sử dụng được.
8. Kiểm tra HDD
Có một phần mềm đơn giản để kiểm tra nhanh ổ cứng của máy. Diskinfo. Link Download
9. Chắc chắn về cấu hình máy
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.
10. May mắn và... liều
Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không "hành hạ" bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn.
إرسال تعليق