Kinh nghiệm tránh bị lừa khi mua bán nhà đất

Để chống bị lừa khi mua nhà đất , thì ta nên chuẩn bị tốt để gặp đúng người đúng chủ để mọi việc mua căn nhà một cách thuận lợi nhất.

Ta không nên quá tin tưởng vào những lời nói phiếm di CHỐNG BỊ LỪA KHI MUA NHÀ ĐẤTện của người bán mà ta  hảy nên cân nhắc  mọi thứ vì khi đồng  tiền của ta làm ra một cách cực khổ mà  khi đả  đưa đi thì sẻ  không quay trở lại nữa.  Vì trong  xã hội  có mọi điều đang  rình rập  chúng ta  bước vào  mà thôi.  Để mọi  việc được trôi chảy và không  có  xảy ra vấn  đề gì  thì ta nên  giành nhiều  thời gian  hơn vào việc mua được một  căn nhà như ý mà không có một trở ngại gì cả.
Sau khi chúng  ta đã  xem xét  nhiều căn nhà và  chúng ta đã xác định được căn  nhà chúng ta có ý định mua thì ta nên làm theo  những điều dưới đây là hết sức cần thiết để chúng ta không bị mất một khoảng tiền lớn một cách hết sức vô lý. Khi đã bị lừa rồi thì chúng ta biết kêu ai bây giờ?

Điều đầu tiên là  xác minh xem tình  trạng pháp lý của căn nhà: điều này nói thì ai cũng cho là mình biết đó chính là xem coi sổ hồng của căn  nhà nhưng mật ẩn tình  ở đây là ngoài sổ hồng mà chúng ta xem được thì còn vấn đề gì nữa chứ? Nếu bạn suy nghĩ như thế là sẽ bước vào mộ t cái bẫy đã được giăng sẳn chờ bạn bước vào mà thôi. Để không bị như thế thì chúng ta hỏi xem  căn nhà này  là do họ mua hay là có được từ thừa kế tài sản và chúng ta cung nên tốn 1 ít thời gian cho việc xác minh  danh tính  của chủ nhà xem  coi họ phải là chủ thật sư hay không! Bằng cách chúng ta tìm đến tổ trưởng dân phố và công an khu vực tại nơi trú ngụ của căn nhà để xác minh. Nhưng mà xác minh những gì? Xác minh xem chủ nhà có bao nhiêu người (Những ai có quyền quyết định trong việc mua bán căn nhà, họ có gay cấn gì hay không? Nghĩa là tất cả họ điều chấp nhận bán chứ!).
Sau khi hoàn thành xong bước một thì chúng ta đi đến bước thứ hai là xác nhận thông tin quy hoạch của căn nhà. Thông thường chúng ta chỉ lên UBND phường ấy mà xác minh mà thôi. Nhưng theo tôi thì chúng ta nên đến sở tài nguyên và môi trường của Quận hay của Thành phố cho độ an toàn càng cao. Khi lên trên sở tài nguyên và môi trường chúng ta làm gì? Trướng hết chúng ta xin thông tin về quy hoạch của khu vực của căn nhà, thứ hai chúng ta xem coi tình trạng nhà có bị liên quan đến các khoản vay tai ngân hàng nào không (vì nhiều khi chúng ta xem là giấy tờ giả làm sao vì có những căn nhà họ báo mất và họ làm lại giấy khác và lấy giấy đó đi vay ngân hàng còn giấy đầu tiên thì giữ lại để bán căn nhà điều này làm sao ai biết được).
Cuối cùng là khi đặt cọc căn nhà thì chúng ta nên nhờ họ viết giúp 1 cái biên nhận đặt cọc kèm theo câu ghi xác nhận để bán căn nhà là: “Nếu trong thời gian 1 tuần mà bên bán không ra công chứng thì phải bồi thường cho bên mua với số tiền gấp đôi số tiên đã đặt cọc”. Theo tôi thì ra thẳng công chứng chồng tiền luôn không cần đặt cọc
Tóm lại, Các thông tin trên đã giúp cho các bạn hiểu rỏ được một số thủ tục cơ bản tránh bị lừa khi mua nhà đất.
Có nhiều trường hợp khách xem đất đề nghị cho xem các loại giấy tờ liên quan, rồi đề nghị mượn để đến văn phòng công chứng kiểm tra có phải thật hay không song thực ra lấy lý do mượn giấy tờ của chủ nhà để làm thủ tục sang tên, chứng thực,…rồi đem giấy tờ gốc làm giả nhằm thực hiện hành vi bất chính.

Ngoài ra, ngay cả hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả. Không ít trường hợp người cho vay tiền đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay nên họ đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay. Có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà” hòng chiếm đoạt số tiền bán nhà.

Vậy nên để tránh bị lừa khi mua bán nhà đất, người mua nhà cần phải tiến hành tìm hiểu và xác minh những thông tin sau:

- Người mua liên hệ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác minh nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…

- Hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố để lấy thêm thông tin về người chủ.

- Người mua nhà đất nên đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không.

- Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không… bởi đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt công chứng viên thì thuê người đóng giả làm “vợ” để ký và làm các thủ tục có liên quan.

-Người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao… Bên cạnh đó, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả.

- Với những trường hợp mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền, người mua có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi mới giao dịch. Khi giao dịch mua bán nhà đất, chủ nhà nên hạn chế cho người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo.
Cám ơn các bạn đã quan tâm và đọc bài viết.

Post a Comment

أحدث أقدم