Mô hình thương mại điện tử B2C là gì?
Định nghĩa mô hình kinh doanh B2C là gì?
Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C.
Để kinh doanh mô hình này thì doanh nghiệp, công ty, cửa hàng có cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến, có thể là thiết kế website bán hàng, lệnh fanpage bán hàng, hoặc bán hàng trên Zalo. Do tính chất khá đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như tính chất pháp lý, đàm phán, nên bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng nào cũng chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình.
Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C là gì?
Đặc điểm chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C đó chính là khách hàng của mô hình kinh doanh B2C là người dùng cá nhân. Những người dùng này chỉ có nhu cầu lên mạng internet và mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình về dùng, không phát sinh thêm giao dịch mua bán tiếp theo. Chính vì người dùng cá nhân nên không phải tốn công đàm phán giữa hai bên quá nhiều. Bởi tất cả điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng. Khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có mua hàng hay không.
Lấy ví dụ như bạn mở thiết kế website để kinh doanh đồ phượt, thì bạn chỉ cần up hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá cả, điều khoản vận chuyển, thanh toán online… Khách hàng của bạn truy cập website thì họ sẽ đọc sơ qua nội dung mô tả bộ đồ phượt cần mua, tiếp theo là giá cả và phương thức thanh toán, vận chuyển. Nếu cảm thấy hợp lý thì họ sẽ đặt hàng trên website của bạn. Công việc còn lại chỉ ngồi ở nhà và đóng gói giao hàng cho khách, không phải tốn thêm công sức gì nhiều.
Mô hình thương mại điện tử B2B là gì?
Định nghĩa mô hình B2B là gì?
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh B2B, đó là khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.
Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, do đó có thể giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường rất lớn, không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh thương mại điện tử riêng mà buộc phải ký hợp đồng bên ngoài (trong trường hợp cần thiết).
Các mô hình kinh doanh B2B thường gặp
Mô hình B2B đầu tiên thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện tử, có thể kể đến như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee,.. ở thị trường Việt Nam. Còn thị trường nước ngoài thì có thể kể đến Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay,… Doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa gì có thể đăng ký thông tin, rồi gửi hàng hóa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Doanh nghiệp nào muốn mua thì cũng liên hệ sàn, điểm hay khi giao dịch qua sàn thương mại điện tử đó chính là hoạt động mua bán đặt dưới sự bảo trợ của sàn, nên tình trạng gian lận, lừa đảo rất khó xảy ra, mang đến hoạt động công khai, minh bạch.
Mô hình B2B phổ biến tiếp theo đó là mô hình chuyên về phân phối hàng hóa, nói cách dân dã là bỏ sỉ, đầu mối. Mô hình này gặp nhiều bên ngành thời trang, may mặc, có nhiều trang web bán hàng quần áo giá sỉ khắp cả nước. Có thể coi đó gần như là một cái chợ đầu mối giống như mô hình kinh doanh offline theo kiểu truyền thống. Các cửa hàng, chủ shop nhỏ lẻ cả nước sẽ lên trang web của xưởng may đó, chọn sản phẩm, sổ lượng, giá cả rồi tiến hành thanh toán đặt hàng. Hầu như ngành nghề nào cũng có trang web thương mại điện tử giống như thế này. Đây có thể được xem là mô hình B2B phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hơn cả mô hình B2B trung gian. Vì tâm lý của doanh nghiệp khi kinh doanh thường muốn tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp khách hàng của mình hơn là đến thông qua một bên thứ ba nào đó.
Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?
Khác nhau về đối tượng khách hàng của B2B và B2C
Nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh nên tìm hiểu kỹ lưỡng hai mô hình này, tùy thuộc vào ngân sách, kinh nghiệm năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp mà chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B hay B2C. Bởi vì cả hai có sự khác biệt rõ rệt, nói thẳng ra thì một bên là bán lẻ, còn một bên bán sỉ.
Tổng kết lại sự khác nhau giữa B2B và B2C, ta thấy rõ nhất là về đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng của mô hình B2C đó là những khách hàng cá nhân, chỉ có nhu cầu mua sản phẩm về dùng, nên giá trị thường đơn hàng thường nhỏ. Còn khách hàng của mô hình B2B đó là những doanh nghiệp mua sỉ, mua hàng hóa số lượng lớn với mục đích kinh doanh lại, do đó đơn hàng thường mang giá trị lớn. Tất nhiên các hoạt động giao dịch mua bán đêu diễn ra trên internet, thông qua website bán hàng.
Khác biệt hệ thống tích hợp thương mại điện tử
Muốn kinh doanh online thành công, thì thiết kế website cần phải tích hợp đầy đủ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo mô hình B2C thì trang web của bạn cũng không cần phải tích hợp quá nhiều tính năng bán hàng phức tạp, nhưng ngược lại khi đã kinh doanh theo mô hình B2B thì cần phải tích hợp hệ thống thương mại phức tạp, bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể chăm sóc tốt khách hàng lớn của mình bằng hệ thống tự động, như email, báo giá, cổng thanh toán, hợp đồng, vận chuyển,.. Hãy chắc chắn rằng hệ thống vận luôn tự động vận hành khi không có sự giám sát của con người.
Khác biệt về vấn đề đàm phán kinh doanh
Bán một bộ đồ, một cái điện thoại, chai nước hoa thì bạn không cần phải đàm phán quá phức tạp với khách hàng của mình, đó là sự khác biệt khi áp dụng mô hình kinh doanh B2C, bởi điều khoản đã có rồi, anh (chị) mua hay không thì cũng không thành vấn đề, vẫn còn những khách hàng khác. Nhưng nếu áp dụng mô hình kinh doanh B2B thì bạn nhất thiết phải biết học tập kỹ năng đàm phán, chẳng hạn đàm phán về giá cả, chất lượng hàng hóa, chế độ hỗ trợ trong thanh toán, vận chuyển, thu hồi công nợ,…
Hy vọng với bài chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hai mô hình kinh doanh B2B và B2C. Dù thực hiện mô hình kinh doanh nào thì bạn cũng cần có một kênh bán hàng trực tuyến, chúng tôi vẫn luôn khuyên bạn nên chọn thiết kế website làm kênh bán hàng chủ yếu, còn các kênh còn lại thì nên dùng nó như một tảng marketing sẽ tốt hơn.
إرسال تعليق