Hướng dẫn khắc phục lỗi 404 trong blogspot (blogger)

 Đã có rất nhiều bài viết nói về lỗi 404 này, mà chỉ đưa ra cách khắc phục mà không hề đưa ra cách tránh lỗi này.  

Vậy lỗi 404 là gì ? Lỗi này ở đâu ra ? Nó ảnh hưởng gì đến blog/website của bạn ? Cách khác phục nào là tối ưu nhất ?

Thì ở bài viết này mình sẽ lần lượt trả lời hết các câu hỏi trên !

Lỗi 404 là gì ?

Là lỗi mà khi người ta truy cập vào 1 trang không tồn tại thì sẽ bị báo lỗi. Lỗi 404 thường được báo cáo chi tiết trong Google Webmaster Tools.

Lỗi này ở đâu ra ?

- Người dùng gõ địa chỉ và đường dẫn liên kết sai (lỗi này là hay phát sinh nhất chính vậy các bạn chú ý khi tối ưu đường link của mình trước khi xuất bản bài viết).

- Truy cập vào một trang không tồn tại trước đó.

- Truy cập vào một trang đã tồn tại trước đó, nhưng ở thời điểm truy cập nó đã bị xóa.

- Thay đổi cấu trúc website làm đường dẫn liên kết cũng hỏng theo.

- Bạn đã chặn người dùng truy cập vào địa chỉ chứa nội dùng bài viết nào đó.

Lỗi 404 ảnh hưởng như thế nào đến blog/website của bạn ?

- Khi người dùng vào website bạn, liên kết thường xuyên lỗi, gây trải nghiệm người dùng không tốt, họ thoát ra, chán nản và không trở lại nữa => Chỉ số thoát ra và ở trên trang cao.

- Chúng không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng blog/website của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm. Nếu blog/website của bạn có quá nhiều lỗi 404, Google sẽ sẵn sàng cho nó “down rank” không thương tiếc (Google hạ chỉ số tín nhiệm).

- Khi công cụ tìm kiếm truy cập vào website bạn, các trang 404 xuất hiện nhiều, công cụ tìm kiếm cho rằng, website bạn chưa chuẩn, nội dung sơ sài, trùng lặp nhiều lỗi và không có giá trị với người dùng. Không những Google mà các công cụ tìm kiếm khác như: Bing, Yahoo...Cũng hạ chỉ số tín nhiệm blog/website của bạn xuống.

Vậy cách khác phục nào là tối ưu nhất ?

Ở đây mình đưa ra 2 cách tốt nhất để khắc phục lỗi này.

Cách 1: Khắc phục lỗi 404 trực tiếp trên Google Webmaster Tools

Bước 1: Bạn truy cập vào Google Webmaster Tools, tìm tới mục Thu thập dữ liệu => Lỗi thu thập dữ liệu. Tại đây, lần lượt kiểm tra 2 tab: Máy tính để bàn, Điện thoại thông minh. Các links bị lỗi 404 sẽ nằm trong mục Không tìm thấy.


Bước 2: Click vào từng link để kiểm tra xem nó có thực sự không tồn tại (lỗi 404) hay không.


Click vào đường link trong mục URL để truy cập vào trang bị lỗi 404. Nếu:

- Nó vẫn tồn tại (không bị lỗi 404), hãy click vào nút Đánh dấu là cố định.

- Nó không tồn tại (bị lỗi 404), hãy copy đường link bị lỗi và chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Truy cập Chỉ mục của Google => Xóa URL. Click vào nút Tạo yêu cầu xóa mới, paste link vừa copy vào khung và bấm nút Tiếp tục.


Click tiếp vào nút Gửi yêu cầu để xác nhận việc xóa URL khỏi kết quả tìm kiếm của Google.


Bước 4: Cuối cùng, click vào nút Đánh dấu là cố định (ở bước 2) và chờ đợi Google hoàn tất việc xóa chỉ mục link bị lỗi 404.

Tương tự đối với những đường link còn lại cho đến hết nhé !

Lưu ý: Các đường link 404 có thể xuất hiện thêm vài lần nữa trong Google Webmaster Tools, hãy kiên trì làm theo các bước kể trên để xóa hoàn toàn chúng khỏi chỉ mục của Google.

Ưu: Xóa hoàn toàn ra khỏi bộ máy tìm kiếm của Google không để lại chút vết tích nào.

Nhược: Tốn rất nhiều thời gian.

Cách 2: Chuyển hướng blog/website đồng loạt khi vào trang 404

Bước 1: Đăng nhập (login) và Blog

Bước 2: Cài đặt => Tùy chọn tìm kiếm => Lỗi và chuyển hướng => Không tìm thấy trang tùy chỉnh => Chỉnh sửa => Copy đoạn mã code sau đây vào và Lưu thay đổi

<div id="te-container">
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('<\/SCR'+'IPT>');
//]]>
</script>
</div>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
if (document.getElementById("te-container").clientHeight < 11 || document.getElementById("te-container").style.position == "absolue") {window.location = "https://vusonbk.blogspot.com/";} 
//]]>
</script>
Ghi chú: Thay hhttps://vusonbk.blogspot.com/ thành địa chỉ mà bạn muốn các trang lỗi chuyển hướng về bạn nhé. Chúc thành công!

Ưu: Rất nhanh và gọn lẹ...Chỉ cần copy và paste thế là xong.

Nhược: Không giải quyết tận gốc được vấn (không xóa các chỉ mục bị lỗi), do vậy vẫn xuất hiện các trang bị lỗi khi người dùng tìm kiếm. 

Vậy là xong thủ thuật.

Post a Comment

أحدث أقدم