Hướng dẫn thiết kế web bằng joomla – cài đặt Joomla

Quy trình cài đặt Joomla !

Việc cài đặt Website Joomla là rất dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Bạn chỉ cần truy cập Website Joomla , download bộ cài đặt, giải nén, upload lên host, tạo database và tiến hành cài đặt theo từng bước. Màn hình cài đặt của Joomla 1.5 khá thân thiện và được bố trí hợp lý. Bạn chỉ cần chú ý một điều duy nhất là “phải tạo 1 database với Collation – charset: utf8_general_ci” trước khi cài đặt mà thôi.

Dưới đây là các bước thực hiện ….

Bước 1: Download & Upload bộ cài đặt Joomla!

Download Joomla 1.5 : link download: Joomla 1.5 beta (night builds) http://www.joomla.org

Upload Joomla : Upload lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Web của bạn (hoặc một thư mục con của nó và đặt tên là joomla).

Thư mục gốc chứa Web thường có tên là: htdocs, public_html, www, wwwroot…

C:wampwww

C:Program Filesxampphtdocs

Bạn có thể Upload bằng một số cách:

  • Bằng Copy trực tiếp (nếu cài trên máy của bạn)
  • Bằng công cụ quản trị mà HOSTING cung cấp.
  • Bằng công cụ FTP: WS_FTP, Total Commander, Net2FTP…

Bước 2: Chọn ngôn ngữ cài đặt

Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của bạn.

  • Nếubạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ: http://yoursite/ VD: http://vinadesign.vn/VD: http://localhost/ (nếu cài trên máy của bạn)
  • Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: http://yoursite/joomla/

VD: http://vinaora.com/joomla/

VD: http://localhost/joomla/ (nếu cài trên máy của bạn)

Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ trong quá trình đặt:

Bước 3: Kiểm tra cấu hình hệ thống

Nếu các giá trị kiểm tra có màu xanh thì OK. Nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì bạn cần hỏi bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server. Bạn vẫn có thể tiếp tục cài đặt tuy nhiên một số chức năng có thể sẽ không hoạt động.

Bước 4: Thông tin bản quyền

Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này.

Bước 5: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu

- Hostname: Thường là giá trị “localhost”

(chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Host của bạn cung cấp như vậy)

- User name: Tên tài khoản có quyền đối với cơ sở dữ liệu chứa Joomla của bạn.

- Password: Mật khẩu của tài khoản trên

- Availbe Collations: Bạn nên chọn là “utf8_general_ci”

- Database Name: Tên cơ sở dữ liệu của bạn

Bước 6: Thiết lập các thông số FTP

- Nếu Host của bạn không hỗ trợ, mục này sẽ không hiển thị

- Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý:

  • Username: Tên tài khoản FTP
  • Password: Mật khẩu tương ứng.
  • Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn

(Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST)

Bước 7: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn

- Site name: tên site của bạn.

VD: VnExpress, Hosting Việt Nam,  ThanhNienOnline…

- Your Email: địa chỉ email của bạn

VD: admin@yoursite.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

- Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla

Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ.

- Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản.

Bước 8: Kết thúc

- Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở bước 6.

- Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site

- Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau:

  • http:// www.yoursite.com/administrator/ hoặc
  • http://www.yoursite.com/joomla/administrator hoặc
  • http://localhost/administrator/(nếu cài trực tiếp trên máy của bạn)
     

Cài đặt các thành phần mở rộng cho Joomla

Sau khi cài đặt Joomla bạn đã có một Website với nhiều tính năng cơ bản. Tuy nhiên, nếu muốn tùy biến hoặc bổ sung tính năng cho Website các bạn có thể cài đặt thêm các thành phần mở rộng (extension) như: gói ngôn ngữ (language package), giao diện (template), component, mô-đun (module), mambot/plugin.

Những thành phần mở rộng này được đánh dấu bằng các biểu tượng như hình bên dưới đễ dễ phân biệt. Tuy nhiên chúng có thể là những đơn vị độc lập hoặc có thể là một gói gồm cả component, module, mambot/plugin hỗ trợ lẫn nhau.

Các bước cài đặt một thành phần mở rộng:

Bước 1: Download thành phần mở rộng

  • Truy cập vào website http://extensions.joomla.org/
  • Sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc dựa theo danh mục liệt kê chức năng để tìm extension thỏa mãn yêu cầu của bạn.
  • Xác định thành phần mở rộng đó là loại gì? Gói ngôn ngữ (language pack), giao diện (template), component, mô-đun(module), mambot/plugin hay là một gói (gồm cả component, module và mambot/plugin).
  • Đọc hướng dẫn cài đặt kèm theo
  • Download thành phần mở rộng đó.

Bước 2: Cài đặt extension

Để cài đặt một thành phần mở rộng bạn có 3 lựa chọn:

  • Cài đặt thông qua file nén (ZIP)
  • Cài đặt thông qua một danh sách các file đã được upload lên Server
  • Cài đặt từ một địa chỉ URL.

Cài đặt thông qua file nén (ZIP).

  • Mở trang quản trị (VD: http://www.thietkejoomla.com/administrator/ )
  • Chọn menu “Extensions
  • Chọn mục “Install/Unistall
  • Trong ô “Upload Package File” nhấn nút “Browse…” và chọn file nén chứa extension.
  • Nhấn nút “Upload file and Install
  • Chờ Joomla thông báo kết quả cài đặt

Lưu ý:

Thông thường một thành phần mở rộng (extension) được đóng gói trong một file nén (ZIP) có dạng như sau:

file_nen.zip
-- thu_muc_1
-- thu_muc_2
....
-- file_xx
-- file_danh_muc.xml

Trong đó file .xml nằm ở thư mục ngoài cùng là file chứa các thông số cho quá trình cài đặt và cấu hình.

Cài đặt thông qua một danh sách các file

Nên áp dụng cách này nếu Server của bạn không hỗ trợ việc giải nén file Zip hoặc gói cài đặt của bạn lớn.

  • Giải nén extension mà bạn đã download được.
  • Upload các file này lên một thư mục nào đó trên Server mà Joomla có thể truy cập được.
VD: C:/www/thietkejoomla/joomla/tmp/com_docman
VD: wwwthietkejoomlajoomlatmpcom_docman
  • Mở trang quản trị (VD: http://thietkejoomla.com/administrator/ )
  • Chọn menu “Extensions
  • Chọn mục “Install/Unistall
  • Trong ô “Install from directory” nhập vào đường dẫn mà bạn đã giải nén extension.
  • Nhấn nút “Install
  • Đợi Joomla thông báo kết quả cài đặt

Quản trị Joomla – Tạo Module

Tạo mới một module có sẵn

  • Mở menu “Extension” >> “Module Manager”
  • Copy 1 module: check vào tên một module

Module sao chép sẽ được tạo ra

Vị trí đặt module trên trang web cần liên hệ với người thiết kế trang web để biết chính xác vị trí cần đặt và thứ tự đặt module.
Tạo mới một module rỗng
Việc tạo mới một module rỗng được sử dụng cho những trường hợp như tạo thông báo, tạo số điện thoại liên hệ, …

  • Chọn nút new trên thanh công cụ

Trong trang mới, bên trái trang, chúng ta sẽ điền những thông tin sau

Title: Tiêu đề, dùng hiển thị trên trang, nếu Show Title là No thì tiêu đề sẽ không được hiển thị
Show Title: cho phép hay không cho phép tiêu đề module được hiển thị trên trang
Enabled: Cho phép sử dụng module.
Position: Vị trí cần đặt trên trang.
Order: thứ tự trên một vị trí
Access Level: mức độ sử dụng. Public: mọi người có thể xem, Registerd: chỉ đăng ký thành viên mới thấy. Special: là thành viên quản trị mới thấy.

Viết nội dung cho module
Bạn có thể tạo nội dung cho module như chèn hình, viết thông báo, … trong ô soạn thảo có sẵn của trang web.

Quy trình cài đặt Joomla !

Việc cài đặt Website Joomla là rất dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Bạn chỉ cần truy cập Website Joomla , download bộ cài đặt, giải nén, upload lên host, tạo database và tiến hành cài đặt theo từng bước. Màn hình cài đặt của Joomla 1.5 khá thân thiện và được bố trí hợp lý. Bạn chỉ cần chú ý một điều duy nhất là “phải tạo 1 database với Collation – charset: utf8_general_ci” trước khi cài đặt mà thôi.

Dưới đây là các bước thực hiện ….

Bước 1: Download & Upload bộ cài đặt Joomla!

Download Joomla 1.5 : link download: Joomla 1.5 beta (night builds) http://www.joomla.org

Upload Joomla : Upload lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Web của bạn (hoặc một thư mục con của nó và đặt tên là joomla).

Thư mục gốc chứa Web thường có tên là: htdocs, public_html, www, wwwroot…

C:wampwww

C:Program Filesxampphtdocs

Bạn có thể Upload bằng một số cách:

  • Bằng Copy trực tiếp (nếu cài trên máy của bạn)
  • Bằng công cụ quản trị mà HOSTING cung cấp.
  • Bằng công cụ FTP: WS_FTP, Total Commander, Net2FTP…

Bước 2: Chọn ngôn ngữ cài đặt

Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của bạn.

  • Nếubạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ: http://yoursite/ VD: http://vinadesign.vn/VD: http://localhost/ (nếu cài trên máy của bạn)
  • Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: http://yoursite/joomla/

VD: http://vinaora.com/joomla/

VD: http://localhost/joomla/ (nếu cài trên máy của bạn)

Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ trong quá trình đặt:

Bước 3: Kiểm tra cấu hình hệ thống

Nếu các giá trị kiểm tra có màu xanh thì OK. Nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì bạn cần hỏi bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server. Bạn vẫn có thể tiếp tục cài đặt tuy nhiên một số chức năng có thể sẽ không hoạt động.

Bước 4: Thông tin bản quyền

Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này.

Bước 5: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu

- Hostname: Thường là giá trị “localhost”

(chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Host của bạn cung cấp như vậy)

- User name: Tên tài khoản có quyền đối với cơ sở dữ liệu chứa Joomla của bạn.

- Password: Mật khẩu của tài khoản trên

- Availbe Collations: Bạn nên chọn là “utf8_general_ci”

- Database Name: Tên cơ sở dữ liệu của bạn

Bước 6: Thiết lập các thông số FTP

- Nếu Host của bạn không hỗ trợ, mục này sẽ không hiển thị

- Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý:

  • Username: Tên tài khoản FTP
  • Password: Mật khẩu tương ứng.
  • Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn

(Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST)

Bước 7: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn

- Site name: tên site của bạn.

VD: VnExpress, Hosting Việt Nam,  ThanhNienOnline…

- Your Email: địa chỉ email của bạn

VD: admin@yoursite.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

- Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla

Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ.

- Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản.

Bước 8: Kết thúc

- Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở bước 6.

- Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site

- Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau:

  • http:// www.yoursite.com/administrator/ hoặc
  • http://www.yoursite.com/joomla/administrator hoặc
  • http://localhost/administrator/(nếu cài trực tiếp trên máy của bạn)
     

Cài đặt các thành phần mở rộng cho Joomla

Sau khi cài đặt Joomla bạn đã có một Website với nhiều tính năng cơ bản. Tuy nhiên, nếu muốn tùy biến hoặc bổ sung tính năng cho Website các bạn có thể cài đặt thêm các thành phần mở rộng (extension) như: gói ngôn ngữ (language package), giao diện (template), component, mô-đun (module), mambot/plugin.

Những thành phần mở rộng này được đánh dấu bằng các biểu tượng như hình bên dưới đễ dễ phân biệt. Tuy nhiên chúng có thể là những đơn vị độc lập hoặc có thể là một gói gồm cả component, module, mambot/plugin hỗ trợ lẫn nhau.

Các bước cài đặt một thành phần mở rộng:

Bước 1: Download thành phần mở rộng

  • Truy cập vào website http://extensions.joomla.org/
  • Sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc dựa theo danh mục liệt kê chức năng để tìm extension thỏa mãn yêu cầu của bạn.
  • Xác định thành phần mở rộng đó là loại gì? Gói ngôn ngữ (language pack), giao diện (template), component, mô-đun(module), mambot/plugin hay là một gói (gồm cả component, module và mambot/plugin).
  • Đọc hướng dẫn cài đặt kèm theo
  • Download thành phần mở rộng đó.

Bước 2: Cài đặt extension

Để cài đặt một thành phần mở rộng bạn có 3 lựa chọn:

  • Cài đặt thông qua file nén (ZIP)
  • Cài đặt thông qua một danh sách các file đã được upload lên Server
  • Cài đặt từ một địa chỉ URL.

Cài đặt thông qua file nén (ZIP).

  • Mở trang quản trị (VD: http://www.thietkejoomla.com/administrator/ )
  • Chọn menu “Extensions
  • Chọn mục “Install/Unistall
  • Trong ô “Upload Package File” nhấn nút “Browse…” và chọn file nén chứa extension.
  • Nhấn nút “Upload file and Install
  • Chờ Joomla thông báo kết quả cài đặt

Lưu ý:

Thông thường một thành phần mở rộng (extension) được đóng gói trong một file nén (ZIP) có dạng như sau:

file_nen.zip
-- thu_muc_1
-- thu_muc_2
....
-- file_xx
-- file_danh_muc.xml

Trong đó file .xml nằm ở thư mục ngoài cùng là file chứa các thông số cho quá trình cài đặt và cấu hình.

Cài đặt thông qua một danh sách các file

Nên áp dụng cách này nếu Server của bạn không hỗ trợ việc giải nén file Zip hoặc gói cài đặt của bạn lớn.

  • Giải nén extension mà bạn đã download được.
  • Upload các file này lên một thư mục nào đó trên Server mà Joomla có thể truy cập được.
VD: C:/www/thietkejoomla/joomla/tmp/com_docman
VD: wwwthietkejoomlajoomlatmpcom_docman
  • Mở trang quản trị (VD: http://thietkejoomla.com/administrator/ )
  • Chọn menu “Extensions
  • Chọn mục “Install/Unistall
  • Trong ô “Install from directory” nhập vào đường dẫn mà bạn đã giải nén extension.
  • Nhấn nút “Install
  • Đợi Joomla thông báo kết quả cài đặt

Quản trị Joomla – Tạo Module

Tạo mới một module có sẵn

  • Mở menu “Extension” >> “Module Manager”
  • Copy 1 module: check vào tên một module

Module sao chép sẽ được tạo ra

Vị trí đặt module trên trang web cần liên hệ với người thiết kế trang web để biết chính xác vị trí cần đặt và thứ tự đặt module.
Tạo mới một module rỗng
Việc tạo mới một module rỗng được sử dụng cho những trường hợp như tạo thông báo, tạo số điện thoại liên hệ, …

  • Chọn nút new trên thanh công cụ

Trong trang mới, bên trái trang, chúng ta sẽ điền những thông tin sau

Title: Tiêu đề, dùng hiển thị trên trang, nếu Show Title là No thì tiêu đề sẽ không được hiển thị
Show Title: cho phép hay không cho phép tiêu đề module được hiển thị trên trang
Enabled: Cho phép sử dụng module.
Position: Vị trí cần đặt trên trang.
Order: thứ tự trên một vị trí
Access Level: mức độ sử dụng. Public: mọi người có thể xem, Registerd: chỉ đăng ký thành viên mới thấy. Special: là thành viên quản trị mới thấy.

Viết nội dung cho module
Bạn có thể tạo nội dung cho module như chèn hình, viết thông báo, … trong ô soạn thảo có sẵn của trang web.

Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở.

Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. 

Joomla! được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là “đồng tâm hiệp lực”.

Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.

Lịch sử

Joomla! là “sản phẩm anh em” với Mambo giữa tập đoàn Miro của Úc (hãng đang nắm giữ Mambo), với phần đông những người phát triển nòng cốt.

Ban đầu công ty Miro của Úc (tiếng Anh: Miro Software Solutions) đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng. Đến tháng 4 năm 2001, công ty đã thông qua một chính sách bản quyền kép, nghĩa là phát hành Mambo theo cả giấy phép GPL.

Mọi thứ vẫn tiến triển bình thường cho đến trước khi xảy ra tranh chấp về mặt pháp lý vào năm 2003. Vụ việc dẫn tới ý tưởng Mambo cần phải được bảo vệ bởi một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng những nhà phát triển không hài lòng về cơ cấu của Quỹ tài trợ Mambo. Andrew Eddie, người lãnh đạo nhóm phát triển, trong một lá thư gửi cộng đồng, đã chia sẻ những lo lắng của mình về Quỹ tài trợ Mambo và mối quan hệ của nó tới cộng đồng. Ông viết: “…Chúng tôi cho rằng tương lai của Mambo nên được quản lý, điều chỉnh bởi những yêu cầu của người sử dụng và khả năng của những nhà phát triển. Trong khi đó, Quỹ tài trợ Mambo lại được thiết kế nhằm trao quyền điều khiển cho Miro, một thiết kế ngăn cản sự hợp tác giữa Quỹ tài trợ và cộng đồng…”. Bởi vậy vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, toàn bộ đội phát triển nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án trong khi đang làm việc với phiên bản 4.5.3.

Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center – SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters, để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý và kinh phí cho dự án mã nguồn mở còn chưa được đặt tên của họ. Cùng lúc đó, nhóm phát triển cũng lập một website lấy tên OpenSourceMatters để phân phối thông tin tới những người sử dụng, những người phát triển, những người thiết kế và cộng đồng Joomla nói chung. Người đứng đầu dự án chính là Andrew Eddie, còn được biết đến với tên gọi “Sếp trưởng”

Ngay ngày hôm sau, 1000 người đã gia nhập diễn đàn OpenSourceMatters, hầu hết các bài viết cho diễn đàn đều khuyến khích và đồng tình với hành động của Nhóm Phát triển. Tin trên đã nhanh chóng được đăng tải trên các tạp chí newsforge.com, eweek.com và ZDnet.com.

Trong một thông báo của Eddie 2 tuần sau đó, các nhóm đã được tổ chức lại và cộng đồng Joomla! tiếp tục tăng trưởng. Tới ngày 1 tháng 9 năm 2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000 người theo dõi đội Phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla! 1.0.

Các phiên bản

Hiện Joomla! có 2 dòng phiên bản chính:

* Joomla! 1.0.x: Phiên bản thế hệ 1 (ổn định)
o Phiên bản phát hành đầu tiên: Joomla! 1.0.0 (ngày 15 tháng 9 năm 2005)
o Phiên bản phát hành mới nhất: Joomla! 1.0.15 (ngày 22 tháng 2 năm 2008)
* Joomla! 1.5.x: Phiên bản thế hệ 2 (ổn định)
o Các phiên bản cũ (giai đoạn phát triển): Joomla! 1.5 beta, Joomla! 1.5 RC1, Joomla! 1.5 RC2, Joomla! 1.5 RC3, Joomla! 1.5 RC4
o Phiên bản phát hành mới nhất: Joomla! 1.5.11 (ngày 03 tháng 06 nă} 2009)

Dòng phiên bản 1.0.x

Phiên bản đầu tiên của Joomla! là phiên bản Joomla! 1.0 (hay Joomla! 1.0.0) có nguồn gốc từ Mambo 4.5.2.3 (đã bao gồm thêm nhiều bản vá bảo mật và sửa lỗi).

Các phiên bản tiếp theo có dạng 1.0.x

Điểm mạnh của Joomla! 1.0.x: Có một số lượng rất lớn các thành phần mở rộng (module/component); thành phần nhúng (mambot); giao diện (template).
Dòng phiên bản 1.5.x

Phiên bản Joomla! 1.5[6] là phiên bản cải tiến từ Joomla! 1.0.x (phần mã được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi như Mambo 4.6. Joomla! 1.5 tiếp tục duy trì một giao diện người sử dụng đơn giản (nhìn và cảm nhận – look and feel).

Cả Joomla! 1.5 và Mambo 4.6 đều hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla! thì sử dụng file định dạng “.ini” để lưu các thông tin chuyển đổi ngôn ngữ, còn Mambo thì sử dụng file định dạng “.gettext”. Joomla 1.5 hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ có tập ký tự được biểu diễn bằng bảng mã UTF-8.

Joomla! 1.5 cũng bao gồm các đặc tính mới như các mô hình chứng thực (LDAP, Gmail…), hỗ trợ mô hình khách-chủ[7] xml-rpc. Nó cũng hỗ trợ các trình điều khiển cơ sở dữ liệu dành cho MySQL 4.1+ (trên nền PHP 5) và tăng cường hỗ trợ cho MySQL 5, cũng như hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu khác.

Điểm mạnh của Joomla! 1.5: Phần quản trị Website có sử dụng công nghệ Web 2.0, một số tính năng được cải tiến hơn so với Joomla 1.0.x.

Kiến trúc
Joomla cms

Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống. Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation, JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao diện (template) được thực thi và thể hiện.

Nhóm Nòng cốt

Dự án Joomla! hiện được chèo lái bởi 19 thành viên (ban đầu là 20) của Nhóm Nòng cốt (Core Team) đến từ 11 quốc gia trên thế giới bao gồm: Ric Allinson, Brad Baker, Shayne Bartlett, Levis Bisson, Michelle Bisson, Tim Broeker, David Gal, Rey Gigataras, Wilco Jansen, Johan Janssens, Alex Kempkens, Mateusz Krzeszowiec, Louis Landry, Andy Miller, Sam Moffatt, Peter Russell, Emir Sakic, Marko Schmuck, Antonie de Wilde…

Giải thưởng

* Tháng 10 năm 2007, Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở PHP tốt nhất do Packt Publishing trao tặng.
* Tháng 11 năm 2006, Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở tốt nhất[8] do Packt Publishing công bố
* Tháng 10 năm 2006, Dự án mã nguồn mở/ Linux tốt nhất tại triễn lãm LinuxWorld 2006 ở Anh
* Tháng 10 năm 2005, Dự án mã nguồn mở/ Linux tốt nhất tại triễn lãm LinuxWorld 2005 ở Anh

Đối với người sử dụng cuối

Việc cài đặt Joomla! khá dễ dàng và nhanh chóng, thậm chí cả đối với những lập trình viên nghiệp dư. Joomla! có một cộng đồng người sử dụng và phát triển rất lớn và tăng trưởng không ngừng (đến nay đã có khoảng trên 40.000 người). Các thành viên và các lập trình viên rất nhiệt tình và sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ khi người sử dụng gặp khó khăn.

Sau khi cài đặt Joomla! và chạy thử, người sử dụng có thể thêm, chỉnh sửa, cập nhật nội dung, hình ảnh; và quản lý dữ liệu của tổ chức, công ty.

Joomla! cung cấp giao diện web trực quan do vậy khá dễ dàng để thêm một nội dung mới hay một mục mới, quản lý các phòng ban, danh mục nghề nghiệp, ảnh các sản phẩm… và tạo không giới hạn số phần, mục, chuyên mục cũng như các nội dung của Website.

 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn