Adaptor – Đơn giản là một bộ nguồn giúp chuyển đổi năng lượng điện xoay chiều (AC) từ điện lưới thành điện thế một chiều (DC) hoặc ngược lại (Convertor). Là một thiết bị đi kèm theo và không thễ thiếu cho các sản phẩm không có nguồn điện riêng (tích hợp trong sản phẩm) như các thiết bị di động dùng pin có thể sạc lại như điện thoại, mát tính xách tay,…hoặc các thiết bị, sản phẩm công nghệ màn hình monitor LCD đời mới, các thiết bị lưu trữ gắn ngoài.
Bằng cách tách riêng bộ nguồn ra khỏi thiết bị điện tử nó có thể làm cho các sản phẩm này nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn và hoạt động mát hơn vì bộ chuyển đổi năng lượng đã nằm tách biệt ở ngoài. Ngoài ra nó cũng giúp hãng sản xuất giảm bớt chi phí sản xuất khi sản phẩm của họ thuộc loại bán trên toàn thế giới với mỗi quốc gia có một chuẩn đầu phích điện khác nhau, đồng thời đơn giản hơn cho việc hợp chuẩn an toàn khi vào quốc gia đó thay vì phải kiểm tra toàn bộ sản phẩm.
Tuổi thọ của một bộ adaptor loại này thường khá cao, có khi còn cao hơn cả chính thiết bị mà nó cung cấp năng lượng. Tuy nhiên nếu ta sử dụng và bảo quản chúng không đúng cách thì hư hỏng là chuyện sẽ xảy ra, chỉ cần thực hiện theo một số gợi ý đơn giản sau là bạn có thể tăng thêm thời gian “phục vụ” và một số cách giúp bạn mua được một adaptor thích hợp cho chiếc máy của mình khi adaptor chính hư hỏng.
Phân loại Adaptor
Đầu tiên ta có loại AC adaptor hay AC/AC adaptor. Cơ bản là loại chỉ chuyển đổi từ mức điện áp AC cao thành mức điện áp AC thấp hơn phù hợp với thiết bị. Thành phần cơ bản chỉ duy nhất một biến áp hạn áp, thông thường là từ điện áp lưới xuống mức điện áp thấp hơn 36VAC và cung cấp trực tiếp cho thiết bị. Việc chuyển đổi từ mức AC thấp thành điện áp DC được thực hiện trong thiết bị sử dụng loại adaptor này.
Loại thứ 2 là loại AC/DC adaptor tuyến tính. Chuyển đổi từ mức điện áp AC xuống mức DC thấp hơn có hoặc không có tính năng ổn áp. Thành phần gồm có biến áp hạn áp, diode nắn điện AC/DC, tụ lọc và mạch ổn áp (trong loại adaptor có ổn áp). Kích thước và trọng lượng adaptor quyết định bởi kích thước của biến áp, công suất adaptor và tần số hoạt động, adaptor có công suất càng cao thì kích thước của nó càng lớn đến nỗi nó không còn thể cắm trực tiếp vào ổ điện trên tường được. Adaptor dùng biến áp tuyến tính có hiệu suất thấp và nhiệt lượng hoạt động cao, kể cả khi nó không có tải vẫn phát ra một lượng nhiệt nhất định. Điện áp hoạt động thường là cố định ở một mức điện áp 110VAC hoặc 220VAC, một số loại hoạt động được trên cả 2 mức điện áp nhưng phải chuyển đổi bằng tay.
Loại thứ 3 là loại AC/DC adaptor phi tuyến tính hay còn gọi là AC/DC adaptor switching hoặc AC/DC adaptor điện tử . Để có thể chuyển đổi từ mức điện áp AC cao xuống mức điện áp DC thấp nó sử dụng bằng phương pháp điều khiển xung. Thành phần mạch điện khá phức tạp (giống PSU) gồm các linh kiện phát xung , điều khiển xung, nắn điện lọc điện. Qua nhiều bước chuyển đổi; nắn dòng điện AC trực tiếp từ lưới điện thành điện áp DC cao thế, cung cấp cho mạch chuyển đổi để kích thích cho một biến áp hoạt động ở chế độ xung với tần số cao, đầu ra của biến áp lại qua một mạch nắn DC thứ cấp với các thành phần lọc gợn sau đó mới được cấp cho thiết bị sử dụng. Ưu điển của loại adaptor này là nhỏ gọn, nhẹ, hiệu suất cao, hoạt động mát hơn so với loại adaptor tuyến tính. Được gọi là loại AC/DC adaptor switching hay AC/DC adaptor điện tử. Điện áp hoạt động thường nằm trong một dải rộng (auto-volt) với mức điện áp dao động từ 90VAC đến 264VAC, một số loại adaptor sản xuất nội địa thì có mức điện áp hoạt động cố định.
Biểu tượng phân cực đầu cắm
Đối với thiết bị sử dụng AC adaptor thì không cần quan tâm tới vấn đề này. Nhưng với loại AC/DC adaptor thì cực tính của đầu ra phải phù hợp với cực tính của thiết bị, có nghĩa là các tiếp xúc của đầu cắm phải có cùng cực tính với tiếp xúc của ổ cắm trên thiết bị, cực dương nối với cực dương và cực âm nối với cực âm. Trong khi đó vì không có sự chuẩn hóa của các đầu cắm (trừ một số trường hợp adaptor là loại kèm theo sản phẩm như laptop) nên có một biểu tượng phân cực được in trên adaptor và thiết bị sử dụng adaptor.
Biểu tượng phân cực được thể hiện là một hình vẽ, gồm một vòng tròn không liền giống như chữ “C” hoa, ở giữa vòng tròn có một chấm được nối ra ngoài về hướng bên phải vào một vòng tròn khác bên trong có kí hiệu thể hiện cực tính, cũng như vậy với chữ “C” có hướng ngược lại. Trong các vòng tròn ở hai bên biểu hiện sẽ thể hiện kí hiệu cực tính của đầu cắm hay ổ cắm, nếu nó có hình dấu trừ (-) thì là cực âm, còn có hình dấu cộng (+) thì là cực dương.
Biểu tượng phân cực được thể hiện thực tế trên đầu cắm với hình chữ “C” tương ứng với vòng (cực) tiếp xúc bên ngoài và dấu chấm tương ứng với cực tiếp xúc ở trung tâm đầu cắm. Nó tương tự như vậy với ổ cắm trên thiết bị.
- Đầu cắm dương: là đầu cắm có cực dương (+) ở trung tâm và cực âm (-) ở ngoài (Dương trong, Âm ngoài).
- Đầu cắm âm: là đầu cắm có cực âm (-) ở trung tâm và cực dương (+) ở ngoài (Âm trong, Dương ngoài).
Sử dụng đúng cách
- Cấp điện nguồn cho adaptor trước sau đó hãy cắm đầu cấp nguồn DC vào thiết bị, để tránh sốc điện cho adaptor khi ổ cắm lỏng, tiếp xúc điện chập chờn. Khi tháo adaptor ra khỏi máy thì với thao tác ngược lại lúc cắm vào.
- Hư hỏng nhiều nhất của adaptor là dây điện bị đứt ngầm bên trong tại vị trí đầu cắm DC và dây nguồn AC, do vậy không nên rút dây bằng cách nắm trên thân dây mà hãy cầm tại vị trí phích cắm. Không nên để dây điện quá căng khi vị trí cấp điện ở xa máy. Quấn gọn dây lại khi đã sử dụng xong.
- Nhiệt độ luôn là kẻ thù của mọi thiết bị điện tử, khi sử dụng adaptor nên để chúng ở nơi thông thoáng, không để sách vở hay bất kì vật gì che khuất chúng, một số bạn rất yêu thiết bị của mình đã may cho adaptor một chiếc túi vải riêng để chống trầy điều đó rất tốt cho việc bảo quản nhưng khi sử dụng thì bạn nên bỏ adaptor ra ngoài. Vị trí tối kỵ nhất là đặt adaptor là phía sau laptop ngay tại nơi lỗ thoát nhiệt của máy.
- Bạn vô tình làm rơi adaptor từ độ cao 1m trở lên. Hãy khoang cắm điện, lắc thử và nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ adaptor hay không, nếu có thì có thể linh kiện bên trong đã bị bung ra – hãy nhờ Kỹ thuật viên mở ra kiểm tra lại trước khi sử dụng.
- Bạn lại vô tình làm đổ nước vào adaptor hãy lập tức rút điện và lau khô nó ngay lập tức. Tệ hơn, bạn làm rơi nó vào trong nước, trường hợp này ngoài việc lau khô bạn cần có thời gian phơi nó ngoài nắng trong ít nhất là 5 giờ trước khi sử dụng lại. Một máy sấy tóc sẽ giúp rút ngắn lại thời gian làm khô.
- Nên thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của cáp điện nhất là với cáp nguồn AC. Một vết trầy hay một vết cắt nhỏ có thể làm nguy hiểm tới tính mạng của bạn – hãy thay ngay dây điện nguồn AC này nếu phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào (chúng thường là loại tháo rời và rất dễ thay). Dây nguồn DC thì khó khăn hơn cho bạn nếu chúng bị hư vì thiết kế của chúng là loại không thể tháo rời được, sử dụng băng keo cách điện là một biện pháp có thể tạm chấp nhận được trong lúc bạn tìm kiếm dây thay thế.
Thay thế hoặc tái sử dụng adaptor
Adaptor của bạn hư không sửa chữa được, bạn bị mất adaptor, máy của bạn mua lại không có adaptor hoặc máy bạn hư và dư ra adaptor…Những trường hợp đó đa phần giải pháp là mua lại một adaptor mới đúng với thiết bị của bạn hay bán phức adaptor cũ đi, đánh vào tâm lý đó các cửa hàng bán phụ kiện cho laptop hay thiết bị sẽ bán cho bạn một adaptor “theo máy” đúng nhưng bạn mong muốn nhưng với giá chóng mặt nhất là nếu máy của bạn làm loại model mới nhất hoặc hiếm nhất.
Thông tin kỹ thuật đầy đủ trên một adaptor đa năng cho laptop
Vậy tại sao bạn không mua một adaptor thay thế tương đương có giá thấp hơn nhưng vẫn có chất lượng (thậm chí hơn) như chiếc adaptor kèm theo máy. Hãy tự chọn cho mình một adaptor như vậy qua một tiêu chí sau:
- Điện áp: Hãy chọn một adaptor có điện thế đúng hay cao hoặc thấp hơn không quá 5% điện thế danh định yêu cầu của máy, ví dụ: máy bạn sử dụng điện áp danh định là 19VDC thì adaptor sử dụng được sẽ có điện áp nằm trong khoảng từ 18.05VDC đến 19.95VDC.
- Sự ổn định điện áp: Một điệp vụ bất khả thi khi đi mua adaptor kể cả với dân điện tử, sự ổn định điện áp của một adaptor còn phụ thuộc vào mức tải mà nó cung cấp. Do đó, nếu loại adaptor của bạn là loại nào thì nên mua lại đúng loại đó. Với loại AC/DC adaptor thì ưu tiên mua loại adaptor điện tử (adaptor switching) vì loại này có mức ổn định điện áp cao, sai số điện áp thấp hơn so với loại adaptor tuyến tính.
- Dòng điện: Xem trước khả năng cung cấp dòng điện phải bằng hoặc cao hơn dòng điện tiêu thụ tối đa được ghi trên máy (tôi khuyên bạn nếu có khả năng thì nên chọn một adaptor có dòng cung cấp cao hơn thì adaptor bạn mua sẽ chạy mát hơn). Một adaptor có công suất thấp hơn ngoài việc hoạt động nóng hơn cũng sẽ làm cho thiết bị hoạt động kém hiệu quả; máy không hoạt động báo thiếu công suất nguồn, pin xạc lâu hơn (một số thiết bị trừ laptop), sóng wifi phát yếu hơn,…
- Loại đầu cắm: Đầu cấp DC (jack) của adaptor phải có kích thước, hình dáng tương thích với lỗ cắm DC (socket) của máy. Một đầu cắm có kích thước không phù hợp vẫn có thể cắm vào ổ nguồn của thiết bị nhưng hoạt động cung cấp năng lượng sẽ có thể chập chờn do sự lỏng lẻo của chúng với nhau.
- Phân cực đầu cắm (cực tính): Đầu cắm của adaptor phải có cùng với cực tính của thiết bị (thông thường thì loại đầu cắm dương được dùng nhiều, nhưng vẫn có một số thiết bị sử dụng loại đầu cắm âm nên vẫn cần chú ý khi mua). Trong điều kiện bất khả kháng, bạn không thể mua được một adaptor đúng cực tính thì bạn nên nhờ một Kỹ thuật viên điện tử đảo cực tính đầu cắm lại cho mình.
- Tần số điện lưới: Thông số này không cần quan tâm nếu adaptor của bạn là loại hoạt động được trên cả hai tần số điện lưới 50/60Hz hoặc adaptor là loại switching. Nhưng nếu bạn mua một thiết bị từ thị trường Mỹ với adaptor có điện áp hoạt động là 120VAC trên tần số điện lưới là 60Hz thì khi làm việc với điện lưới của Việt Nam với tần số 50Hz, adaptor sẽ nóng hơn gần 30%. Điều này là bình thường và mọi thông số về điện áp DC vẫn đảm bảo cho bạn, tuy nhiên có một số adaptor sẽ hỏng sau một thời gian hoạt động liên tục do việc quá nhiệt này.
Một số vần đề khác khi chọn mua adaptor
- Loại adaptor dùng cho laptop hoặc trên một số thiết bị đặt biệt là loại hoạt động trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng điện từ bằng mạch điện tử kết hợp với biến áp xung (switching), tuyệt đối không được sử dụng các adaptor thuộc loại biến áp tuyến tính (regulator). Cách phân biệt, với adaptor switching có trong lượng nhẹ, kích thước nhỏ, dòng điện và điện thế cung cấp lớn. Các thông số kỹ thuật nếu tương đương với adaptor switching thì loại tuyến tính sẽ có kích thước lớn hơn gấp 3 lần, trọng lượng nặng hơn rất nhiều và mức điện thế vào luôn cố định ở một mức duy nhất (220VAC hoặc 110VAC).
- Lại có một số thiết bị sử dụng AC adaptor . Loại này thường được dùng nhiều cho các thiết bị như modem, access point, bộ xạc pin rời,… Bạn vẫn có thể thay thế bằng một loại adaptor dạng AC/DC nhưng với điều kiện điện áp của adaptor này phải cao hơn mức điện áp của adaptor zin, được tính bằng công thức [Điện áp chuẩn x 1.4 = Điện áp thay thế], ví dụ: adaptor AC cũ có mức điện áp là 12VAC điện áp cho adaptor DC mới sẽ là 16.5VDC. Không được thay thế ngược lại, một thiết bị đang sử dụng AC/DC adaptor thì không tương thích với loại AC adaptor, nó sẽ làm hư hỏng ngay thiết bị nếu bạn vô tình cắm nhầm. Cách phân biệt AC Adaptor , trên nhãn kỹ thuật không có biểu tượng DC (
) hay không có chữ “DC”sau giá trị điện áp.
- Một số thiết bị hoặc laptop yêu cầu một adaptor có đầu cấp nguồn DC có tới 3 cực tiếp xúc như máy Dell chẳng hạn. Cực thứ 3 được dùng để kiểm tra tính tương thích của adaptor với thiết bị, với loại này thì chọn mua một adaptor zin là giải pháp khôn ngoan vì thiết bị loại này khá kém adaptor. Nếu sử dụng loại 2 cực thông thường, máy vẫn có thể vào điện nhưng “từ chối” xạc pin, báo thiếu công suất adaptor hoặc gây lỗi treo máy,…Trong trường hợp máy của bạn là hàng độc không tìm ra được hàng zin theo máy, khi mua adaptor khác thay thế thì nên yêu cầu người bán cho sử dụng thử trước khi trả hết tiền còn không thì bạn sẽ trở thành người sưu tầm adaptor… lớn nhất Việt Nam.
Một adaptor đạt được các tiêu chí lựa chọn thay thế trên cho dù nó là loại không phải đi kèm với thiết bị của bạn nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cấp năng lượng liên tục và thay thế hoàn hảo cho chiếc adaptor zin.
Bằng cách tách riêng bộ nguồn ra khỏi thiết bị điện tử nó có thể làm cho các sản phẩm này nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn và hoạt động mát hơn vì bộ chuyển đổi năng lượng đã nằm tách biệt ở ngoài. Ngoài ra nó cũng giúp hãng sản xuất giảm bớt chi phí sản xuất khi sản phẩm của họ thuộc loại bán trên toàn thế giới với mỗi quốc gia có một chuẩn đầu phích điện khác nhau, đồng thời đơn giản hơn cho việc hợp chuẩn an toàn khi vào quốc gia đó thay vì phải kiểm tra toàn bộ sản phẩm.
Tuổi thọ của một bộ adaptor loại này thường khá cao, có khi còn cao hơn cả chính thiết bị mà nó cung cấp năng lượng. Tuy nhiên nếu ta sử dụng và bảo quản chúng không đúng cách thì hư hỏng là chuyện sẽ xảy ra, chỉ cần thực hiện theo một số gợi ý đơn giản sau là bạn có thể tăng thêm thời gian “phục vụ” và một số cách giúp bạn mua được một adaptor thích hợp cho chiếc máy của mình khi adaptor chính hư hỏng.
Phân loại Adaptor
Đầu tiên ta có loại AC adaptor hay AC/AC adaptor. Cơ bản là loại chỉ chuyển đổi từ mức điện áp AC cao thành mức điện áp AC thấp hơn phù hợp với thiết bị. Thành phần cơ bản chỉ duy nhất một biến áp hạn áp, thông thường là từ điện áp lưới xuống mức điện áp thấp hơn 36VAC và cung cấp trực tiếp cho thiết bị. Việc chuyển đổi từ mức AC thấp thành điện áp DC được thực hiện trong thiết bị sử dụng loại adaptor này.
Loại thứ 2 là loại AC/DC adaptor tuyến tính. Chuyển đổi từ mức điện áp AC xuống mức DC thấp hơn có hoặc không có tính năng ổn áp. Thành phần gồm có biến áp hạn áp, diode nắn điện AC/DC, tụ lọc và mạch ổn áp (trong loại adaptor có ổn áp). Kích thước và trọng lượng adaptor quyết định bởi kích thước của biến áp, công suất adaptor và tần số hoạt động, adaptor có công suất càng cao thì kích thước của nó càng lớn đến nỗi nó không còn thể cắm trực tiếp vào ổ điện trên tường được. Adaptor dùng biến áp tuyến tính có hiệu suất thấp và nhiệt lượng hoạt động cao, kể cả khi nó không có tải vẫn phát ra một lượng nhiệt nhất định. Điện áp hoạt động thường là cố định ở một mức điện áp 110VAC hoặc 220VAC, một số loại hoạt động được trên cả 2 mức điện áp nhưng phải chuyển đổi bằng tay.
Loại thứ 3 là loại AC/DC adaptor phi tuyến tính hay còn gọi là AC/DC adaptor switching hoặc AC/DC adaptor điện tử . Để có thể chuyển đổi từ mức điện áp AC cao xuống mức điện áp DC thấp nó sử dụng bằng phương pháp điều khiển xung. Thành phần mạch điện khá phức tạp (giống PSU) gồm các linh kiện phát xung , điều khiển xung, nắn điện lọc điện. Qua nhiều bước chuyển đổi; nắn dòng điện AC trực tiếp từ lưới điện thành điện áp DC cao thế, cung cấp cho mạch chuyển đổi để kích thích cho một biến áp hoạt động ở chế độ xung với tần số cao, đầu ra của biến áp lại qua một mạch nắn DC thứ cấp với các thành phần lọc gợn sau đó mới được cấp cho thiết bị sử dụng. Ưu điển của loại adaptor này là nhỏ gọn, nhẹ, hiệu suất cao, hoạt động mát hơn so với loại adaptor tuyến tính. Được gọi là loại AC/DC adaptor switching hay AC/DC adaptor điện tử. Điện áp hoạt động thường nằm trong một dải rộng (auto-volt) với mức điện áp dao động từ 90VAC đến 264VAC, một số loại adaptor sản xuất nội địa thì có mức điện áp hoạt động cố định.
Biểu tượng phân cực đầu cắm
Đối với thiết bị sử dụng AC adaptor thì không cần quan tâm tới vấn đề này. Nhưng với loại AC/DC adaptor thì cực tính của đầu ra phải phù hợp với cực tính của thiết bị, có nghĩa là các tiếp xúc của đầu cắm phải có cùng cực tính với tiếp xúc của ổ cắm trên thiết bị, cực dương nối với cực dương và cực âm nối với cực âm. Trong khi đó vì không có sự chuẩn hóa của các đầu cắm (trừ một số trường hợp adaptor là loại kèm theo sản phẩm như laptop) nên có một biểu tượng phân cực được in trên adaptor và thiết bị sử dụng adaptor.
Biểu tượng phân cực được thể hiện là một hình vẽ, gồm một vòng tròn không liền giống như chữ “C” hoa, ở giữa vòng tròn có một chấm được nối ra ngoài về hướng bên phải vào một vòng tròn khác bên trong có kí hiệu thể hiện cực tính, cũng như vậy với chữ “C” có hướng ngược lại. Trong các vòng tròn ở hai bên biểu hiện sẽ thể hiện kí hiệu cực tính của đầu cắm hay ổ cắm, nếu nó có hình dấu trừ (-) thì là cực âm, còn có hình dấu cộng (+) thì là cực dương.
Biểu tượng phân cực được thể hiện thực tế trên đầu cắm với hình chữ “C” tương ứng với vòng (cực) tiếp xúc bên ngoài và dấu chấm tương ứng với cực tiếp xúc ở trung tâm đầu cắm. Nó tương tự như vậy với ổ cắm trên thiết bị.
- Đầu cắm dương: là đầu cắm có cực dương (+) ở trung tâm và cực âm (-) ở ngoài (Dương trong, Âm ngoài).
- Đầu cắm âm: là đầu cắm có cực âm (-) ở trung tâm và cực dương (+) ở ngoài (Âm trong, Dương ngoài).
Sử dụng đúng cách
- Cấp điện nguồn cho adaptor trước sau đó hãy cắm đầu cấp nguồn DC vào thiết bị, để tránh sốc điện cho adaptor khi ổ cắm lỏng, tiếp xúc điện chập chờn. Khi tháo adaptor ra khỏi máy thì với thao tác ngược lại lúc cắm vào.
- Hư hỏng nhiều nhất của adaptor là dây điện bị đứt ngầm bên trong tại vị trí đầu cắm DC và dây nguồn AC, do vậy không nên rút dây bằng cách nắm trên thân dây mà hãy cầm tại vị trí phích cắm. Không nên để dây điện quá căng khi vị trí cấp điện ở xa máy. Quấn gọn dây lại khi đã sử dụng xong.
- Nhiệt độ luôn là kẻ thù của mọi thiết bị điện tử, khi sử dụng adaptor nên để chúng ở nơi thông thoáng, không để sách vở hay bất kì vật gì che khuất chúng, một số bạn rất yêu thiết bị của mình đã may cho adaptor một chiếc túi vải riêng để chống trầy điều đó rất tốt cho việc bảo quản nhưng khi sử dụng thì bạn nên bỏ adaptor ra ngoài. Vị trí tối kỵ nhất là đặt adaptor là phía sau laptop ngay tại nơi lỗ thoát nhiệt của máy.
- Bạn vô tình làm rơi adaptor từ độ cao 1m trở lên. Hãy khoang cắm điện, lắc thử và nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ adaptor hay không, nếu có thì có thể linh kiện bên trong đã bị bung ra – hãy nhờ Kỹ thuật viên mở ra kiểm tra lại trước khi sử dụng.
- Bạn lại vô tình làm đổ nước vào adaptor hãy lập tức rút điện và lau khô nó ngay lập tức. Tệ hơn, bạn làm rơi nó vào trong nước, trường hợp này ngoài việc lau khô bạn cần có thời gian phơi nó ngoài nắng trong ít nhất là 5 giờ trước khi sử dụng lại. Một máy sấy tóc sẽ giúp rút ngắn lại thời gian làm khô.
- Nên thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của cáp điện nhất là với cáp nguồn AC. Một vết trầy hay một vết cắt nhỏ có thể làm nguy hiểm tới tính mạng của bạn – hãy thay ngay dây điện nguồn AC này nếu phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào (chúng thường là loại tháo rời và rất dễ thay). Dây nguồn DC thì khó khăn hơn cho bạn nếu chúng bị hư vì thiết kế của chúng là loại không thể tháo rời được, sử dụng băng keo cách điện là một biện pháp có thể tạm chấp nhận được trong lúc bạn tìm kiếm dây thay thế.
Thay thế hoặc tái sử dụng adaptor
Adaptor của bạn hư không sửa chữa được, bạn bị mất adaptor, máy của bạn mua lại không có adaptor hoặc máy bạn hư và dư ra adaptor…Những trường hợp đó đa phần giải pháp là mua lại một adaptor mới đúng với thiết bị của bạn hay bán phức adaptor cũ đi, đánh vào tâm lý đó các cửa hàng bán phụ kiện cho laptop hay thiết bị sẽ bán cho bạn một adaptor “theo máy” đúng nhưng bạn mong muốn nhưng với giá chóng mặt nhất là nếu máy của bạn làm loại model mới nhất hoặc hiếm nhất.
Thông tin kỹ thuật đầy đủ trên một adaptor đa năng cho laptop
Vậy tại sao bạn không mua một adaptor thay thế tương đương có giá thấp hơn nhưng vẫn có chất lượng (thậm chí hơn) như chiếc adaptor kèm theo máy. Hãy tự chọn cho mình một adaptor như vậy qua một tiêu chí sau:
- Điện áp: Hãy chọn một adaptor có điện thế đúng hay cao hoặc thấp hơn không quá 5% điện thế danh định yêu cầu của máy, ví dụ: máy bạn sử dụng điện áp danh định là 19VDC thì adaptor sử dụng được sẽ có điện áp nằm trong khoảng từ 18.05VDC đến 19.95VDC.
- Sự ổn định điện áp: Một điệp vụ bất khả thi khi đi mua adaptor kể cả với dân điện tử, sự ổn định điện áp của một adaptor còn phụ thuộc vào mức tải mà nó cung cấp. Do đó, nếu loại adaptor của bạn là loại nào thì nên mua lại đúng loại đó. Với loại AC/DC adaptor thì ưu tiên mua loại adaptor điện tử (adaptor switching) vì loại này có mức ổn định điện áp cao, sai số điện áp thấp hơn so với loại adaptor tuyến tính.
- Dòng điện: Xem trước khả năng cung cấp dòng điện phải bằng hoặc cao hơn dòng điện tiêu thụ tối đa được ghi trên máy (tôi khuyên bạn nếu có khả năng thì nên chọn một adaptor có dòng cung cấp cao hơn thì adaptor bạn mua sẽ chạy mát hơn). Một adaptor có công suất thấp hơn ngoài việc hoạt động nóng hơn cũng sẽ làm cho thiết bị hoạt động kém hiệu quả; máy không hoạt động báo thiếu công suất nguồn, pin xạc lâu hơn (một số thiết bị trừ laptop), sóng wifi phát yếu hơn,…
- Loại đầu cắm: Đầu cấp DC (jack) của adaptor phải có kích thước, hình dáng tương thích với lỗ cắm DC (socket) của máy. Một đầu cắm có kích thước không phù hợp vẫn có thể cắm vào ổ nguồn của thiết bị nhưng hoạt động cung cấp năng lượng sẽ có thể chập chờn do sự lỏng lẻo của chúng với nhau.
- Phân cực đầu cắm (cực tính): Đầu cắm của adaptor phải có cùng với cực tính của thiết bị (thông thường thì loại đầu cắm dương được dùng nhiều, nhưng vẫn có một số thiết bị sử dụng loại đầu cắm âm nên vẫn cần chú ý khi mua). Trong điều kiện bất khả kháng, bạn không thể mua được một adaptor đúng cực tính thì bạn nên nhờ một Kỹ thuật viên điện tử đảo cực tính đầu cắm lại cho mình.
- Tần số điện lưới: Thông số này không cần quan tâm nếu adaptor của bạn là loại hoạt động được trên cả hai tần số điện lưới 50/60Hz hoặc adaptor là loại switching. Nhưng nếu bạn mua một thiết bị từ thị trường Mỹ với adaptor có điện áp hoạt động là 120VAC trên tần số điện lưới là 60Hz thì khi làm việc với điện lưới của Việt Nam với tần số 50Hz, adaptor sẽ nóng hơn gần 30%. Điều này là bình thường và mọi thông số về điện áp DC vẫn đảm bảo cho bạn, tuy nhiên có một số adaptor sẽ hỏng sau một thời gian hoạt động liên tục do việc quá nhiệt này.
Một số vần đề khác khi chọn mua adaptor
- Loại adaptor dùng cho laptop hoặc trên một số thiết bị đặt biệt là loại hoạt động trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng điện từ bằng mạch điện tử kết hợp với biến áp xung (switching), tuyệt đối không được sử dụng các adaptor thuộc loại biến áp tuyến tính (regulator). Cách phân biệt, với adaptor switching có trong lượng nhẹ, kích thước nhỏ, dòng điện và điện thế cung cấp lớn. Các thông số kỹ thuật nếu tương đương với adaptor switching thì loại tuyến tính sẽ có kích thước lớn hơn gấp 3 lần, trọng lượng nặng hơn rất nhiều và mức điện thế vào luôn cố định ở một mức duy nhất (220VAC hoặc 110VAC).
- Lại có một số thiết bị sử dụng AC adaptor . Loại này thường được dùng nhiều cho các thiết bị như modem, access point, bộ xạc pin rời,… Bạn vẫn có thể thay thế bằng một loại adaptor dạng AC/DC nhưng với điều kiện điện áp của adaptor này phải cao hơn mức điện áp của adaptor zin, được tính bằng công thức [Điện áp chuẩn x 1.4 = Điện áp thay thế], ví dụ: adaptor AC cũ có mức điện áp là 12VAC điện áp cho adaptor DC mới sẽ là 16.5VDC. Không được thay thế ngược lại, một thiết bị đang sử dụng AC/DC adaptor thì không tương thích với loại AC adaptor, nó sẽ làm hư hỏng ngay thiết bị nếu bạn vô tình cắm nhầm. Cách phân biệt AC Adaptor , trên nhãn kỹ thuật không có biểu tượng DC (
) hay không có chữ “DC”sau giá trị điện áp.
- Một số thiết bị hoặc laptop yêu cầu một adaptor có đầu cấp nguồn DC có tới 3 cực tiếp xúc như máy Dell chẳng hạn. Cực thứ 3 được dùng để kiểm tra tính tương thích của adaptor với thiết bị, với loại này thì chọn mua một adaptor zin là giải pháp khôn ngoan vì thiết bị loại này khá kém adaptor. Nếu sử dụng loại 2 cực thông thường, máy vẫn có thể vào điện nhưng “từ chối” xạc pin, báo thiếu công suất adaptor hoặc gây lỗi treo máy,…Trong trường hợp máy của bạn là hàng độc không tìm ra được hàng zin theo máy, khi mua adaptor khác thay thế thì nên yêu cầu người bán cho sử dụng thử trước khi trả hết tiền còn không thì bạn sẽ trở thành người sưu tầm adaptor… lớn nhất Việt Nam.
Một adaptor đạt được các tiêu chí lựa chọn thay thế trên cho dù nó là loại không phải đi kèm với thiết bị của bạn nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cấp năng lượng liên tục và thay thế hoàn hảo cho chiếc adaptor zin.
lắp đặt điện nước
Trả lờiXóasửa chữa điện nước
sửa chữa điện nước
Đăng nhận xét