Cách tính Thuế thu nhập cá nhân 2011 - 2012 từ 1.1.2012

Luật thuế thu nhập cá nhân và biểu thuế TNCN năm 2011 - 2012 có gì mới? Những mốc thu nhập tính thuế mới sẽ thay đổi như thế nào? Cách nộp thuế thu nhập cá nhân 2011 - 2012 ra sao? Chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân cho 5 tháng cuối năm 2011 áp dụng cho ai và như thế nào? Em xin cập nhật để các mọi người tham khảo.

 

Những đối tượng được giảm trừ gia cảnh

Từ 1-1-2009, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công sẽ được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế. Mức giảm trừ là 4 triệu đồng/tháng đối với người có thu nhập và 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc.
( các bạn nhớ chú ý: người bị đánh thuế thu nhập, được giảm trừ cho bản thân là 4 triệu đồng/tháng nhưng vẫn đưa vào bậc chịu thuế với mức thuế suất 0%, ).


Mỗi người phụ thuộc gồm:

1. Con chưa thành niên;
2. Vợ, chồng và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động;
3. Con đang là sinh viên hoặc có thu nhập từ 500 ngàn đồng/tháng trở xuống;
4. Ông, bà, cha, mẹ... không có khả năng lao động có thu nhập từ 500.000 đồng/tháng trở xuống.
5. Mức giảm trừ tối đa khoảng 10 triệu đồng, đủ nuôi 5 - 6 người phụ thuộc.

Thuế sẽ được “đánh” thế nào?

Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.

Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%;
Bậc 2: Trên 4 - 6 triệu đồng/tháng: 5%;
Bậc 3: Trên 6 - 9 triệu đồng: 10%;
Bậc 4: Trên 9 - 14 triệu đồng/tháng: 15%;
Bậc 5: trên 14 - 24 triệu đồng/tháng: 20%;
Bậc 6: Trên 24 - 44 triệu đồng/tháng: 25%;
Bậc 7: Trên 44 - 84 triệu đồng/tháng: 30%;
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
( Ví dụ có 10 triệu bị đánh thuế thì: 6 triệu bị đánh thuế 5%; 3 triệu bị đánh thuế 10% và 1 triệu bị đánh thuế 15% )

Biểu thuế suất toàn phần.
Theo đó:

- Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%;
- Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

Các thu nhập khác:

- Thu nhập từ tiền bản quyền vượt 10 triệu đồng/lần: 5%;
- Trúng xổ số, khuyến mãi quá 10 triệu đồng/giải thưởng: 10%;
- Thu nhập từ thừa kế, quà tặng trên 10 triệu đồng/lần: 10%.




ví dụ 1: thu nhập của tapchoi82 là: 06 triệu đồng/tháng, nuôi hai con nhỏ dưới 18 tuổi thuộc diện được giảm trừ gia cảnh.

tapchoi82 sẽ được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4 triệu đồng/tháng.2 đứa con nhỏ được tính là người phụ thuộc được giảm trừ (1,6 +1,6 )= 3,2 triệu đồng/tháng . Như vậy, tổng mức giảm trừ của tapchoi82 là ( 4 triệu + 1,6 triệu +1,6 triệu ) = 7,2 triệu, cao hơn thu nhập (6 triệu) nên tapchooi82 không phải nộp thuế.
( có 1 đứa con nhỏ được tính là người phụ thuộc thì được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng )




Ví dụ 2: Thu nhập của tapchoi82 là: 10 triệu đồng/tháng, nuôi một con nhỏ thuộc diện được giảm trừ gia cảnh.

tapchoi82 sẽ được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 04 triệu đông/tháng. 1 đứa con nhỏ được tính là người phụ thuộc được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng. tổng mức giảm trừ của tapchoi82 là: ( 4 triệu + 1,6 triệu ) = 5,6 triệu.
Số tiền mà tapchoi82 phải chịu thuế là: 10 - 5,6 = 4,4 triệu đồng/tháng. [ thuộc bậc 2 và bậc 3 vì đã trừ 4 triệu vào phần giảm trừ, nhưng bậc đóng thuế vẫn tính là thu nhập chịu thuế với mức thuế suất 0%. ( 04 triệu giảm trừ + 4,4 triệu )= 8,4 triệu]
Số tiền thuế tapchoi82 phải nộp là: (2 triệu x 5%) + (2,4 triệu x 10%) = 340.000 nghìn đồng.


Ví dụ 3: Tapchoi82 có vợ là thongoc, có một con nhỏ là thegioihoc :D thuộc diện được giảm trừ gia cảnh. thu nhập của tapchoi82 là 05 triệu đồng/tháng; thu nhập của thongoc là 06 triệu đồng/tháng. thì đứa con nhỏ thegioihoc được tính là người phụ thuộc của 1 trong 2 vợ chồng để được giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng.( tùy thuộc vào tờ khai của tapchoi82 và thongoc với cơ quan thuế, nhưng không được tính trùng).

Nếu tapchoi82 kê khai thegioihoc là người phụ thuộc thì tổng mức giảm trừ sẻ là: 4 triệu + 1,6 triệu = 5,6 triệu > thu nhập 05 triệu/tháng nên tapchoi82 không phải nộp thuế!
Thu nhập phải đóng thuế của thongoc là: 6 triệu - 4 triệu ( Phần được giảm trừ của bản thân người nộp thuế ) = 2 triệu
Tiền thuế thongoc phải nộp là: 2 triệu x 5% = 100.000 đồng/tháng.

 




Sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân: Cuối năm 2012 trình Quốc hội

TT - Chiều 6-5, ngay sau cuộc làm việc của Bộ Tài chính với Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội về Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Cao Ngọc Xuyên (phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách).

 

Ông Cao Ngọc Xuyên cho biết:

- Thời gian vừa qua báo chí có nêu nhiều thông tin liên quan đến Luật thuế TNCN, vì vậy Ủy ban Tài chính và ngân sách đã làm việc với Bộ Tài chính để tìm hiểu thông tin chính thức. Theo đó, đạo luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung toàn diện vào cuối năm 2012 (kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII).

* Nhưng có thông tin Luật thuế TNCN dự kiến được sửa đổi, bổ sung ngay trong năm nay và đã có đại biểu Quốc hội ủng hộ việc này?

- Tôi biết có những thông tin như vậy, tuy nhiên thông tin chính thức từ những người có trách nhiệm thì như tôi đã nêu. Bộ Tài chính có trao đổi với chúng tôi về việc hoàn thiện Luật thuế TNCN trong sáng nay (6-5) nhưng chưa có phương án chính thức nào được đưa ra. Nghĩa là có kế hoạch sửa đổi đạo luật này nhưng chưa có nội dung cụ thể.

* Một số báo đưa tin Bộ Tài chính dự kiến đưa ra phương án miễn thuế cho ba đối tượng: cá nhân độc thân có thu nhập 5 triệu đồng/tháng trở xuống; người nộp thuế có một người phụ thuộc có mức thu nhập 6,6 triệu đồng/tháng trở xuống và người nộp thuế có hai người phụ thuộc có mức thu nhập 8,2 triệu đồng/tháng trở xuống?

- Theo tôi biết đây là phương án mà Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tại phiên họp cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ có thảo luận nhưng không kết luận. Vì vậy, phương án này cũng không được trình ra Ủy ban Tài chính và ngân sách.

* Thời gian qua kinh tế khó khăn, lạm phát cao, do vậy cần thiết phải dùng chính sách thuế để khoan sức dân và sự điều chỉnh thuế TNCN phải kịp thời mới có thể phát huy được hiệu quả?

- Thuế TNCN khác với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, tinh thần là những người có mức thu nhập nhất định nào đó trở lên đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Tại thời điểm xây dựng đạo luật này (Luật thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2009), thu nhập bình quân của xã hội còn thấp, chưa đến 2 triệu đồng, vì vậy đưa ra mức khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng là đã có tính dự báo ở mức cao hơn so với thu nhập bình quân của xã hội, bên cạnh đó còn có quy định về giảm trừ gia cảnh...

Từ năm 2009 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân chứ không riêng những người phải nộp thuế TNCN. Quan điểm của tôi là quy định về mức khởi điểm chịu thuế như hiện nay chưa thật sự quá bất hợp lý. Nói chung lúc xây dựng đạo luật này đã có tính toán để ngày càng có nhiều người phải nộp thuế, tất nhiên là không giữ mãi (mức khởi điểm chịu thuế - PV) nhưng phải giữ được một thời gian.

* Nghĩa là ông cũng đồng ý đến lúc nào đó phải tăng khởi điểm chịu thuế lên cao hơn nữa?

- Như báo cáo của Bộ Tài chính thì đạo luật này cũng có một số bất cập, chúng tôi sẽ nghiên cứu trên tinh thần thống nhất rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN sẽ được trình ra Quốc hội vào cuối năm 2012. Lúc đó sẽ đặt lên bàn cân tất cả các thứ: từ mức thu nhập phải chịu thuế đến các loại thu nhập chịu thuế, biểu thuế... Tôi cũng nhận thấy mức khởi điểm chịu thuế hiện nay có thể không còn phù hợp sau một vài năm tới, cần thiết nâng lên, mức nào thì Quốc hội sẽ quyết định nhưng cần giữ được ổn định trong năm năm, chứ không phải đến lúc làm xong có biến động mới lại ào ào xoay xở. Tức là tính toán mức phù hợp cho ít nhất là năm năm tới.

* Nhiều chuyên gia cho rằng không nên quy định cứng nhắc mức khởi điểm chịu thuế 4 hay 5 triệu đồng/người/tháng mà phải theo lương cơ bản, gấp 10 lần lương cơ bản, tức khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng?

- Ít có nước nào quy định theo mức lương cơ bản, mà thường quy định đến một mức thu nhập nào đó là phải nộp thuế. Có thể mức này mấy năm người ta quy định lại một lần. Tôi nghĩ rằng việc tính toán mức khởi điểm chịu thuế cần căn cứ trên nhiều tham số khác nhau, trong đó có yếu tố quan trọng là thu nhập bình quân đầu người.

* Đã có kiến nghị nên quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người sống tại đô thị phải khác người ở nông thôn, ở đồng bằng khác với miền núi?

- Hiện nay ở Hà Nội và TP.HCM có giá cả thị trường cao hơn nhiều khu vực khác, tuy nhiên chúng ta còn có mục đích điều tiết thu nhập sao cho khoảng cách giàu nghèo đỡ căng thẳng.

* Đã có đề xuất Quốc hội chỉ nên quy định khung về thuế TNCN, còn lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể cho linh hoạt?

- Luật thuế là đụng chạm đến quyền lợi của công dân, mà Hiến pháp quy định những gì ảnh hưởng đến quyền lợi của dân thì Quốc hội quyết định. Các vấn đề như hướng dẫn thủ tục kê khai, nộp thuế... là do Chính phủ, còn các quy định cụ thể khác phải do Quốc hội.

Theo Tuổi trẻ


Vào kỳ họp cuối năm 2012 (kỳ họp thứ 4), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi).

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, với quan điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân khi đi vào cuộc sống đã có những bất cập, một số vị đại biểu đã đề nghị sớm sửa luật này để tuổi thọ của luật dài hơn.

Cũng ngay tại kỳ họp, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã đồng ý  miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/8 đến hết 31/12/2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại luật thuế thu nhập cá nhân.

Bao gồm, cá nhân không có người phụ thuộc có thu nhập từ trên 4 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 5,6 triệu đồng đến 10,6 triệu đồng/tháng; cá nhân có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ trên 7,2 triệu đồng đến 12,2 triệu đồng/tháng…

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn