Hướng dẫn sử dụng cáp Rollover để cấu hình router của cisco


Như bài trước mình đã giới thiệu với các bạn thì để thực hiện được việc cấu hình các thiết bị của cisco thì chúng ta cần sử dụng cáp Rollover kết nối giữa máy tính tới cổng console của thiết bị. Cáp Rollover một đầu là DB 9 chân được cắm với cổng COM của máy tính(thường là cổng COM1) một đầu là RJ45 để cắm vào cổng console của thiết bị(Router, Switch) dưới đây là các hình ảnh mình chụp lại để giới thiệu cho các bạn rõ hơn

Hình trên là cuộn cáp Rollover độ dài của nó thì tuy theo ý muốn của bạn bao nhiêu có bạn thích dài thì có thể bấm nó dài có bạn thích ngắn thì bấm ngắn. Đây là khoảng cách giữa máy tính bạn với jac để thiết bị theo mình thì chúng ta nên để đoạn dây này vừa đủ cũng đừng dài quá mình thấy nó không gọn gàng và cũng đừng ngắn qua để rồi khó khăn trong việc kết nối

Còn đây là hình chính diện đầu căm. Thì như các bạn đã biết đầu RJ45 thì quá quen thuộc với dân IT chúng ta còn đầu DB9 thì nó là cổng âm(cổng âm cổng dương như thế nào thì mình đã giải thích cho các bạn ở bài trước rồi). Đầu DB9 thường được mang ra tiệm để người ta có thiết bị bấm dùng còn đầu RJ45 thì bấm thế nào chắc ai cũng biết.Mình nghĩ đối với những công ty lớn hay các ISP thì các thiết bị dùng để bấm đầu cáp như kìm bấm, máy hàn dây cáp quang .v..v... thì họ có để phục vụ cho công việc không phải mang ra tiệm như anh em mình 

Còn đây là hình một bên 

Đầu DB9 được cắm vào cổng COM của máy tính. Máy tính Destop của chúng ta thường có một cổng COM1 onboard(có loại có cả 2 cổng COM1,COM2) đằng sau CASE. Với máy tính Laptop thì hầu như mình chưa thấy cổng COM onboard nhưng mình nghĩ sẽ có thể gắn thêm được vì mình thấy mấy ông luyện CCIE dùng laptop để cấu hình thì chắc chắn phải có cổng COM để gắn  đúng không các bạn

Còn đầu kia của sợi dây Rollover thì được cắm còn cổng console. Hình trên là cổng console của con Router2800(nó có cổng USB để chúng ta có thể cắm trực tiếp USB rồi copy IOS thẳng từ USB vào Router luôn) bên dưới là cổng console mà các bạn thấy có một cổng nữa gọi là cổng AUX, cổng này cũng dùng để cấu hình nhưng thông qua thiết bị modem kết nối để cấu hình từ xa

Còn đây là 2 cổng FE0/0 và FE0/1 (FastEthenet) của Router các cổng này là cổng dùng để kết nối các mạng LAN với nhau mặc định router 2800 có 2 cổng như thế này còn con 2600 thì chỉ có một cổng Ethenet nhưng chúng ta có thể gắn thêm vào các slot có săn trong main của router

Còn đây là các cổng của Switch. Thường có 24 cổng FastEthenet kí hiệu từ F0/1->F0/24 Swith 2900xl thì các cổng này được bố trí trên một hàng ngang còn các con như từ 2950, 3500,..trở lên thì các cổng này được bố trí theo 2 hàng như hình trên

Còn đây là cổng console của Switch

Thì phần ở trên mình đã giói thiệu cho các bạn từ những người chưa được tận mắt nhìn thấy thiết bị đến những người đã thấy qua rùi các cổng và các loại đầu nối được dùng để cấu hình thiết bị.
Bài hôm nay chỉ giới thiệu vậy thôi bài tiếp theo chúng ta học sẽ là cách cấu hình thiêt bị. Trong quá trình mình trình bày thì có j khó hiểu hoặc từ ngữ không được tốt ..v..v.. thì các bạn có thể góp ý để những bài sau mình viết tốt hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài và comment.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn