- Nữ tuổi Tý – Ngọ : tháng 6, tháng chạp đại lợi. Tháng giêng, 7 kỵ người mai mối đến. Tháng 2, 8 kỵ cha mẹ chồng, tháng 3, 9 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 4, 10 kỵ chú rể, tháng 5, 11 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Sửu – Mùi : tháng 5, 11 đại lợi. Tháng 4, 10 kỵ mai mối. Tháng 3, 9 kỵ cha mẹ chồng, tháng 2, 8 kỵ cha mẹ vợ. Tháng giêng, 7 kỵ chú rể, tháng 6, tháng chạp kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Dần – Thân : tháng 2, 8 đại lợi. Tháng 3, 9 kỵ mai mối đến. Tháng 4, 10 kỵ cha mẹ chồng, tháng 5, 11 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 6, tháng chạp kỵ chú rể, tháng giêng, 7 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Mão – Dậu : tháng giêng, 7 đại lợi. Tháng 6, tháng chạp kỵ mai mối. Tháng 5, 11 kỵ cha mẹ chồng, tháng 4, 10 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 3, 9 kỵ chú rể, tháng 2, 8 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Thìn – Tuất : tháng 4, 10 đại lợi. Tháng 5, 11 kỵ mai mối. Tháng 6, tháng chạp kỵ cha mẹ chồng, tháng giêng, 7 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 2, 8 kỵ chú rể, tháng 3, 9 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Tỵ – Hợi : tháng 3, 9 đại lợi. Tháng 2, 8 kỵ mai mối. Tháng giêng, 7 kỵ cha mẹ chồng, tháng 6, tháng chạp kỵ cha mẹ vợ. Tháng 5, 11 kỵ chú rể, tháng 4, 10 kỵ cô dâu.
Còn ngày cô dâu về nhà chồng tính theo 8 cung được gọi “Giá thú Châu Đường” gồm : Phu, Cô, Đường, Ông, Đệ, Táo, Phụ, Trù, theo tháng đủ tháng thiếu. Tháng đủ (30 ngày) thuận chiều, tháng thiếu (29 ngày) tính nghịch chiều đồng hồ (hình 1).
Khi đã xét ngày tốt theo lịch nhưng muốn chính xác, tháng đủ đếm thuận từ 1 Phu là mùng 1, sang mùng 2 là Cô, mùng 3 là Đường cho đến ngày âm lịch đã chọn.Tháng thiếu đi từ 1 Phụ là mùng 1, nghịch qua Táo mùng 2, Đệ mùng 3, Ông mùng 4 v.v… Đến ngày âm lịch đã chọn. Được một trong bốn chữ Đường, Trù, Táo, Đệ là ngày tốt về nhà chồng.
Trong đó theo phép quyền biến, gặp chữ Ông hay Cô mà cha mẹ chồng nếu không có mặt trong ngày cưới vẫn sử dụng được, chỉ trừ Phu hay Phụ là kỵ.
Nói về tục làm rể và đi sêu; theo tập quán nếu đi làm rể hay đi ở rể, các gia đình nhà trai thường tính ngày “Nhập tế châu đường” như gái về nhà chồng. Cách tính cũng theo 8 cung Bát Quái như “Giá thú châu đường”, nhưng tên cách vận hành theo hình 2.
Tháng đủ tính thuận từ 1 Phu là mùng 1, mùng 2 là Cô, mùng 3 là Đệ v.v… Tháng thiếu tính nghịch từ 1 Hộ, mùng 2 tại Trù, mùng 3 tại Táo v.v…
Được chữ Môn, Hô, Trù, Táo là ngày tôt. Còn gặp bốn chữ Phu, Cô, Ông, Đệ nên tránh.
“Thủ cung sa” là một vết xăm màu đỏ chu sa trên cánh tay phải người con gái, cốt yếu đánh dấu cô gái hãy còn trinh nguyên, vì khi giao hợp lần đầu tức khắc dấu xăm “thủ cung sa” sẽ tan biến mất.
Tục xăm dấu “thủ cung sa” có từ đời Hán Vũ Đế, ông vua thường đa nghi các cung tần mỹ nữ sống trong cung cấm, vì trạng thái tâm lý bị bỏ rơi và vì đường tình dục quá mãnh liệt quên đi thân phận hầu vua, sinh ra vụng trộm chuyện chăn gối với giới hầu cận, bài học ái phi nhà Tần vụng trộm tình ái với Lã Bất Vi mà có Doanh Chính, làm Hán Vũ Đế không thể phai mờ trong trí nhớ.
Dã sử Trung Quốc cho rằng Lã Bất Vi nguyên là một thương nhân chuyên mua bán bất cứ vật gì hay điều gì, có thể đem lại lợi ích cho mình kể cả buôn vua. Bất Vi đầu tư từ Tần Trang Tương Vương Tử Sở khi còn bị nước Triệu giữ làm con tin, khi về Tần lên ngôi Hoàng đế, Lã Bất Vi lại cung tiến người ái thiếp đẹp nhất của mình cho Tử Sở.
Khốn nỗi Tử Sở rất yếu đường sinh lý từ khi ở nước Triệu đã bị đối xử tệ bạc, ăn uống thiếu chất trong nhiều năm làm suy dinh dưỡng đến thể chất, khiến nàng ái phi luôn nhớ đến người tình cũ. Lúc đó Lã Bất Vi đã mang đến chức thừa tướng trong triều (quả là một cuộc đầu tư đầy lợi lộc) nên thừa cơ hội ra vào nơi cung cấm, ăn nằm với người ái thiếp xưa để có thai, sinh ra Doanh Chính tức Hoàng đế Tần Thủy Hoàng sau này.
Tử Sở biết việc ái phi của mình vụng trộm với Lã Bất Vi nhưng tính tình nhu nhược, lại nhớ đên công lao của Lã Bât Vi khi Tử Sở còn làm con tin ở nước Triệu, nên đành im lăng, châp nhân Doanh Chính là con ruôt của mình. Cũng vì đường sinh lý yếu kém, Tử Sở không có con để lựa chọn nên khi băng hà, Doanh Chính được chính thức lên nối ngôi.
Vua Hán mới sai nội giám dùng Bích hổ (con thằn lằn) nuôi chúng với chu sa, đến đời thứ ba (F2) thứ tư (F3) toàn thân con bích hổ đã có màu đỏ sậm, lúc đó mới đem chúng ra nướng chín rồi phơi khô, tán thành bột xăm. Dùng bột bích hổ làm màu xăm lên cánh tay các cung tần mỹ nữ chưa được ăn nằm cùng vua, ai mất dấu xăm này sẽ bị đem đi chém đầu vì tội “khi quân phạm thượng”. Dấu này được gọi “thủ cung sa” từ đó.
Tục đánh dấu xăm “thủ cung sa” ban đầu còn trong phạm vi cung cấm triều đình, sau lan ra các nhà quyền quý để khỏi “bó chân” con gái, rồi trong dân dã ai cũng thấy cách dánh dấu xăm “thủ cung sa” hiệu nghiệm lại rẻ tiền, không nguy hại như tục “bó chân”, nên dùng nó để theo dõi quản lý con gái của mình.
Sau khi nhận diện người con gái qua những phần về Tam tòng Tứ đức, từ đó có thể suy ra sau này họ có thể phạm vào những tội trong thất xuất.
Thất xuất gồm bảy tội được gán cho người phụ nữ :
- Tội thứ nhất : Không sinh được con cái (nhất là không sinh được con trai), phạm vào đạo Tam tòng và phụ dung tức tội bất hiếu, nhà chồng không có người để nối dõi tông đường dòng tộc, chồng có quyền cưới thêm vợ khác để thực hiện việc truyền nòi giống.
- Tội thứ hai : Dâm loàn, tức lẵng lơ hay có tình nhân, là phạm vào đạo Tam tòng và phụ hạnh, là tội bất nghĩa.
- Tội thứ ba : Không tôn kính cha mẹ chồng, là phạm vào phụ ngôn tức tội bất hiếu, bất kính.
- Tội thứ tư : Lắm điều, cũng phạm phải phụ ngôn, làm trong gia đạo náo động, gây nhiều tiếng thị phi không tốt.
- Tội thứ năm : Trộm căp tài sản nhà chông, là phạm vào phụ hạnh, mang tính gian phi, lừa đảo.
- Tội thứ sáu : Ghen tuông là phạm vào đạo Tam tòng, do ngày xưa đàn ông được ưu đãi có quyền đa thê. Người vợ ghen tuông sẽ làm trong nhà xáo động, và mất tính diệu hiền của người phụ nữ qua phần phụ ngôn.
- Tội thứ bảy : Có ác tật là các bệnh truyền nhiễm như lao, cùi hủi, thần kinh… phạm phải phụ dung.
Trong thất xuất người vợ gặp các tội trên sẽ bị đuổi ra khỏi gia đình chồng. Nhưng có một trong ba điều được gọi “tam bất khả xuất”, là không thể đuổi ra khỏi nhà :
- Điều thứ nhất : người phụ nữ từng chịu đại tang bên chồng trong ba năm.
- Điều thứ hai : khi lấy nhau còn nghèo khó, sau này có nhà cao cửa rộng, giàu có.
- Điều thứ ba : bị đuổi về nhà nhưng gia đình cha mẹ anh chị em ruột không chấp nhận, vì thời phong kiến thường có quan niệm, khi đã xuất giá phải “tòng phu”, phải giữ tròn câu Tam tòng Tứ đức, không còn là con trong gia đình, mọi quyền lợi đều không có.
Đối với điều thứ ba, gia đình chồng chỉ cho ở lại khi phạm phải những tội : không sinh được con, lắm điều và ghen tuông là những tội nhẹ có thể sửa đổi hay chấp nhận được, nhưng chỉ xem như đầy tớ trong nhà, không còn quyền hạn. Còn phạm những tội khác phải chấp nhận hình phạt, dù phải ly tổ tha phương cầu thực.
- Nữ tuổi Sửu – Mùi : tháng 5, 11 đại lợi. Tháng 4, 10 kỵ mai mối. Tháng 3, 9 kỵ cha mẹ chồng, tháng 2, 8 kỵ cha mẹ vợ. Tháng giêng, 7 kỵ chú rể, tháng 6, tháng chạp kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Dần – Thân : tháng 2, 8 đại lợi. Tháng 3, 9 kỵ mai mối đến. Tháng 4, 10 kỵ cha mẹ chồng, tháng 5, 11 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 6, tháng chạp kỵ chú rể, tháng giêng, 7 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Mão – Dậu : tháng giêng, 7 đại lợi. Tháng 6, tháng chạp kỵ mai mối. Tháng 5, 11 kỵ cha mẹ chồng, tháng 4, 10 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 3, 9 kỵ chú rể, tháng 2, 8 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Thìn – Tuất : tháng 4, 10 đại lợi. Tháng 5, 11 kỵ mai mối. Tháng 6, tháng chạp kỵ cha mẹ chồng, tháng giêng, 7 kỵ cha mẹ vợ. Tháng 2, 8 kỵ chú rể, tháng 3, 9 kỵ cô dâu.
- Nữ tuổi Tỵ – Hợi : tháng 3, 9 đại lợi. Tháng 2, 8 kỵ mai mối. Tháng giêng, 7 kỵ cha mẹ chồng, tháng 6, tháng chạp kỵ cha mẹ vợ. Tháng 5, 11 kỵ chú rể, tháng 4, 10 kỵ cô dâu.
Còn ngày cô dâu về nhà chồng tính theo 8 cung được gọi “Giá thú Châu Đường” gồm : Phu, Cô, Đường, Ông, Đệ, Táo, Phụ, Trù, theo tháng đủ tháng thiếu. Tháng đủ (30 ngày) thuận chiều, tháng thiếu (29 ngày) tính nghịch chiều đồng hồ (hình 1).
Khi đã xét ngày tốt theo lịch nhưng muốn chính xác, tháng đủ đếm thuận từ 1 Phu là mùng 1, sang mùng 2 là Cô, mùng 3 là Đường cho đến ngày âm lịch đã chọn.Tháng thiếu đi từ 1 Phụ là mùng 1, nghịch qua Táo mùng 2, Đệ mùng 3, Ông mùng 4 v.v… Đến ngày âm lịch đã chọn. Được một trong bốn chữ Đường, Trù, Táo, Đệ là ngày tốt về nhà chồng.
Trong đó theo phép quyền biến, gặp chữ Ông hay Cô mà cha mẹ chồng nếu không có mặt trong ngày cưới vẫn sử dụng được, chỉ trừ Phu hay Phụ là kỵ.
Nói về tục làm rể và đi sêu; theo tập quán nếu đi làm rể hay đi ở rể, các gia đình nhà trai thường tính ngày “Nhập tế châu đường” như gái về nhà chồng. Cách tính cũng theo 8 cung Bát Quái như “Giá thú châu đường”, nhưng tên cách vận hành theo hình 2.
Tháng đủ tính thuận từ 1 Phu là mùng 1, mùng 2 là Cô, mùng 3 là Đệ v.v… Tháng thiếu tính nghịch từ 1 Hộ, mùng 2 tại Trù, mùng 3 tại Táo v.v…
Được chữ Môn, Hô, Trù, Táo là ngày tôt. Còn gặp bốn chữ Phu, Cô, Ông, Đệ nên tránh.
THỦ CUNG SA
“Thủ cung sa” là một vết xăm màu đỏ chu sa trên cánh tay phải người con gái, cốt yếu đánh dấu cô gái hãy còn trinh nguyên, vì khi giao hợp lần đầu tức khắc dấu xăm “thủ cung sa” sẽ tan biến mất.
Tục xăm dấu “thủ cung sa” có từ đời Hán Vũ Đế, ông vua thường đa nghi các cung tần mỹ nữ sống trong cung cấm, vì trạng thái tâm lý bị bỏ rơi và vì đường tình dục quá mãnh liệt quên đi thân phận hầu vua, sinh ra vụng trộm chuyện chăn gối với giới hầu cận, bài học ái phi nhà Tần vụng trộm tình ái với Lã Bất Vi mà có Doanh Chính, làm Hán Vũ Đế không thể phai mờ trong trí nhớ.
Dã sử Trung Quốc cho rằng Lã Bất Vi nguyên là một thương nhân chuyên mua bán bất cứ vật gì hay điều gì, có thể đem lại lợi ích cho mình kể cả buôn vua. Bất Vi đầu tư từ Tần Trang Tương Vương Tử Sở khi còn bị nước Triệu giữ làm con tin, khi về Tần lên ngôi Hoàng đế, Lã Bất Vi lại cung tiến người ái thiếp đẹp nhất của mình cho Tử Sở.
Khốn nỗi Tử Sở rất yếu đường sinh lý từ khi ở nước Triệu đã bị đối xử tệ bạc, ăn uống thiếu chất trong nhiều năm làm suy dinh dưỡng đến thể chất, khiến nàng ái phi luôn nhớ đến người tình cũ. Lúc đó Lã Bất Vi đã mang đến chức thừa tướng trong triều (quả là một cuộc đầu tư đầy lợi lộc) nên thừa cơ hội ra vào nơi cung cấm, ăn nằm với người ái thiếp xưa để có thai, sinh ra Doanh Chính tức Hoàng đế Tần Thủy Hoàng sau này.
Tử Sở biết việc ái phi của mình vụng trộm với Lã Bất Vi nhưng tính tình nhu nhược, lại nhớ đên công lao của Lã Bât Vi khi Tử Sở còn làm con tin ở nước Triệu, nên đành im lăng, châp nhân Doanh Chính là con ruôt của mình. Cũng vì đường sinh lý yếu kém, Tử Sở không có con để lựa chọn nên khi băng hà, Doanh Chính được chính thức lên nối ngôi.
Vua Hán mới sai nội giám dùng Bích hổ (con thằn lằn) nuôi chúng với chu sa, đến đời thứ ba (F2) thứ tư (F3) toàn thân con bích hổ đã có màu đỏ sậm, lúc đó mới đem chúng ra nướng chín rồi phơi khô, tán thành bột xăm. Dùng bột bích hổ làm màu xăm lên cánh tay các cung tần mỹ nữ chưa được ăn nằm cùng vua, ai mất dấu xăm này sẽ bị đem đi chém đầu vì tội “khi quân phạm thượng”. Dấu này được gọi “thủ cung sa” từ đó.
Tục đánh dấu xăm “thủ cung sa” ban đầu còn trong phạm vi cung cấm triều đình, sau lan ra các nhà quyền quý để khỏi “bó chân” con gái, rồi trong dân dã ai cũng thấy cách dánh dấu xăm “thủ cung sa” hiệu nghiệm lại rẻ tiền, không nguy hại như tục “bó chân”, nên dùng nó để theo dõi quản lý con gái của mình.
THẤT XUẤT
Sau khi nhận diện người con gái qua những phần về Tam tòng Tứ đức, từ đó có thể suy ra sau này họ có thể phạm vào những tội trong thất xuất.
Thất xuất gồm bảy tội được gán cho người phụ nữ :
- Tội thứ nhất : Không sinh được con cái (nhất là không sinh được con trai), phạm vào đạo Tam tòng và phụ dung tức tội bất hiếu, nhà chồng không có người để nối dõi tông đường dòng tộc, chồng có quyền cưới thêm vợ khác để thực hiện việc truyền nòi giống.
- Tội thứ hai : Dâm loàn, tức lẵng lơ hay có tình nhân, là phạm vào đạo Tam tòng và phụ hạnh, là tội bất nghĩa.
- Tội thứ ba : Không tôn kính cha mẹ chồng, là phạm vào phụ ngôn tức tội bất hiếu, bất kính.
- Tội thứ tư : Lắm điều, cũng phạm phải phụ ngôn, làm trong gia đạo náo động, gây nhiều tiếng thị phi không tốt.
- Tội thứ năm : Trộm căp tài sản nhà chông, là phạm vào phụ hạnh, mang tính gian phi, lừa đảo.
- Tội thứ sáu : Ghen tuông là phạm vào đạo Tam tòng, do ngày xưa đàn ông được ưu đãi có quyền đa thê. Người vợ ghen tuông sẽ làm trong nhà xáo động, và mất tính diệu hiền của người phụ nữ qua phần phụ ngôn.
- Tội thứ bảy : Có ác tật là các bệnh truyền nhiễm như lao, cùi hủi, thần kinh… phạm phải phụ dung.
Trong thất xuất người vợ gặp các tội trên sẽ bị đuổi ra khỏi gia đình chồng. Nhưng có một trong ba điều được gọi “tam bất khả xuất”, là không thể đuổi ra khỏi nhà :
- Điều thứ nhất : người phụ nữ từng chịu đại tang bên chồng trong ba năm.
- Điều thứ hai : khi lấy nhau còn nghèo khó, sau này có nhà cao cửa rộng, giàu có.
- Điều thứ ba : bị đuổi về nhà nhưng gia đình cha mẹ anh chị em ruột không chấp nhận, vì thời phong kiến thường có quan niệm, khi đã xuất giá phải “tòng phu”, phải giữ tròn câu Tam tòng Tứ đức, không còn là con trong gia đình, mọi quyền lợi đều không có.
Đối với điều thứ ba, gia đình chồng chỉ cho ở lại khi phạm phải những tội : không sinh được con, lắm điều và ghen tuông là những tội nhẹ có thể sửa đổi hay chấp nhận được, nhưng chỉ xem như đầy tớ trong nhà, không còn quyền hạn. Còn phạm những tội khác phải chấp nhận hình phạt, dù phải ly tổ tha phương cầu thực.
Đăng nhận xét