Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1789, vị tổng thống thứ nhất là George Washington. Kỳ bầu cử kế tiếp vào năm 1792 (cách 3 năm) và sau đó mỗi 4 năm, trùng hợp vào những năm dương lịch nhuần - năm chia chẳn cho 4 như 1796, 1824, 1980, 2008... Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay hơn 200 năm đã có 43 đời tổng thống.
Mỗi 4 năm một lần, nước Hoa Kỳ có cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc của các ứng viên tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ, một chức vụ được coi là quyền lực nhất trên thế giới có thể làm ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế... tại các quốc gia khác. Vì vậy, dù tranh cử tại Hoa Kỳ nhưng hầu hết các cơ quan truyền thông, ngôn luận các quốc gia trên toàn thế giới hầu như cập nhật hóa những diễn tiến cuộc chạy đua này. Nhưng với hình thức bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ rất phức tạp, khó hiểu từ lúc khởi đầu là bầu cử sơ bộ đến kết thúc với cuộc tổng tuyển cử... hoàn toàn khác biệt với các cuộc bầu cử Tổng Thống tại các nước trên thế giới. Nếu chúng ta tự hỏi lý do tại sao thì câu trả lời có lẽ tạm ổn nhất là do nguyên nhân hình thành của nước Mỹ, đó là sự kết hợp của nhiều tiểu bang (hiện nay có 50 tiểu bang). Mỗi tiểu bang đều muốn ảnh hưởng trong cuộc bầu cử càng lớn càng tốt nên mỗi tiểu bang có những luật lệ bầu cử riêng.
Trước hết, để trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ có 3 điều kiện đơn giản:
-phải là công dân lúc sơ sinh ( sinh ngoài lảnh thổ Hoa Kỳ nhưng cha mẹ là công dân Hoa Kỳ vẫn được xem là công dân Hoa Kỳ, như trường hợp McCain sinh tại Panama).
- 35 tuổi.
- phải ở trên đất Mỹ 14 năm. đều có thể trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ. Hiện tại với hơn nửa triệu người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, sẽ có một Tổng Thống Mỹ mang họ Nguyễn, Trần, Lê, Lý....
Kế tiếp chúng ta tìm hiểu về làm thế nào để có thể trở thành một ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ có rất nhiều đảng chính trị khác nhau: Cộng Hòa (Republican Party), Dân Chủ (Democratic Party), Độc Lập (Independent Party), Tự Do (Libertarian Party), Xanh Lá Cây (Green Party), Xã Hội (Socialist Party)... nhưng 2 đảng được coi là lớn nhất thay phiên làm chủ tòa Bạch Ốc là Cộng Hòa và Dân Chủ. Đảng Dân Chủ khởi xướng vào đầu thập niên 1792 tranh đấu cho Luật Dân Quyền (Bill of Rights), hình biểu tượng là con lừa (donkey). Đảng Cộng Hoà thành lập vào năm 1854 với chủ trương giải phóng người nô lệ, hình biểu tượng là con voi (elephant).
Bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ có 2 giai đoạn: bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.
BẦU CỬ SƠ BỘ (PRIMARY ELECTION):
Bầu cử sơ bộ bắt đầu từ tháng 1 của năm cuối nhiệm kỳ Tổng Thống, và kéo dài nhiều tháng sau đó. Để được đại diện cho đảng, những ứng viên của đảng phải trải qua những cuộc vận động ráo riết gay go và cố gắng đạt được hơn nửa số phiếu đại biểu (delegates) trong đảng mình. Muốn đạt được con số đại biểu trên, các ứng viên phải thắng các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.
Mỗi đảng có số đại biểu khác nhau. Đảng Dân Chủ có tất cả 4049 đại biểu, trong đó có 796 siêu đại biểu (superdelegates).“Siêu đại biểu” (danh từ này chỉ được dùng trong đảng Dân Chủ) là những đảng viên Dân Chủ đắc cử trong các chức vụ dân cử như dân biểu (thượng và hạ viện), các thống đốc tiểu bang, cựu Tổng Thống, cựu phó Tổng Thống, và các giới chức trong đảng, nhóm này là những “đại biểu không cam kết” (unpledged delegates). Số còn lại 3253 là những “đại biểu cam kết”(pledged delegates). Ứng viên đảng Dân Chủ muốn được đảng đề cử phải đạt đươc 2025 đại biểu. Đảng Cộng Hòa có 2380 đại biểu, gồm có 1719 là “đại biểu cam kết” và số còn lại là “đại biểu không cam kết” (gồm những giới chức trong đảng). Do đó muốn được đại diện cho đảng Cộng Hòa, ứng viên phải đạt được con số tối thiểu là 1191.
“Đại biểu cam kết” là những đại biểu đã công bố ủng hộ cho một ứng cử viên nào đó, và được coi như một lời cam kết. “Đại biểu không cam kết” có thể bỏ phiếu cho bất cứ ứng cử viên nào mình chọn. Tuy nhiên, trong quá trình bầu cử sơ bộ, thành phần cam kết và không cam kết thay đổi theo diển tiến tranh cử. Tiến trình chọn lựa đại biểu của mỗi đảng phụ thuộc vào luật của từng tiểu bang.
Trong bầu cử sơ bộ có 2 lối bỏ phiếu: “bỏ phiếu kín” (tạm dịch chữ Primary) và “bỏ phiếu công khai” (tạm dịch chữ Caucus).
- “Bỏ phiếu kín” là lối phổ thông đầu phiếu. Vào ngày bỏ phiếu do đảng ấn định, các cử tri của từng đảng vào phòng phiếu kín để bỏ phiếu cho người ứng viên mình chọn mà không ai biết được mình chọn ai.
- “Bỏ phiếu công khai” là sự tập hợp từng nhóm nhỏ tại các địa điểm khác nhau để bàn thảo về sự đề cử của đảng. Sự bàn thảo này diễn ra công khai dưới hình thức một cuộc nói chuyện trực tiếp. Sau đó, những người tham dự sẽ đi đến quyết định ủng hộ cho ứng cử viên nào trong đảng.
Sự chọn lựa “bỏ phiếu kín” hay “công khai” tại các tiểu bang tùy theo đảng quyết định, như tiểu bang Nebraska, đảng Dân Chủ chọn lối bỏ phiếu “Công khai – Caucus”, còn đảng Cộng Hòa chọn lối bỏ phiếu “Kín – Primary”; tại tiểu bang California cả 2 đảng cùng theo lối bỏ phiếu “Kín”, và tại tiểu bang Iowa cả 2 đảng chọn lối “Công khai”.
Nếu xét về hình thức dân chủ thì cách “bỏ phiếu kín” có tính cách dân chủ hơn so với “bầu cử công khai”. Vì hình thức “bỏ phiếu công khai” tạo nên nhiều khó khăn cho người đi bỏ phiếu, chẳng hạn như rất nhiều người không biết giờ giấc các cuộc gặp mặt của một nhóm người (được gọi là caucus) tại địa điểm nào... Và muốn “bỏ phiếu công khai”, người bỏ phiếu phải có được một số thời gian cần thiết để tham dự các cuộc họp mặt của nhóm. Vì sự bất tiện này nên số người tham gia “bỏ phiếu công khai” ngày càng ít. Tuy nhiên, việc “bỏ phiếu công khai” vẫn còn tồn tại vì có nhiều lý do khác nhau, đặc biệt những người tham dự “bỏ phiếu công khai” là những người có sự hiểu biết về chính trị cao và muốn đưa ý kiến của mình để tạo ảnh hưởng đến các ứng cử viên.
Cách thức tính đại biểu trong kỳ bầu cử sơ bộ:
Có hai cách tính số đại biểu cho các ứng viên:
- Cách thứ nhất là tính theo “tỷ lệ” (proportional representation). Số đại biểu được phân chia theo tỷ lệ số phiếu của ứng viên đạt được. Thí dụ sau khi kiểm phiếu, ứng viên A có 60% thì nhận được 60% số đại biểu của tiểu bang đang tranh cử, ứng viên B có 20% sẽ nhận được 20% số đại biểu, ứng viên C có 15% đương nhiên được 15% số đại biểu.
- Cách thứ hai gọi “Thắng Lấy Hết” (winner-take-all) hay nói nôn na dễ hiểu là “được ăn cả, ngã về không”. Đây là nét đặc biệt nhất của Hoa Kỳ, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào theo cách này. Thí dụ tại tiểu bang đang tranh cử, ứng viên A có số phiếu bầu là 50.1%, ứng viên B có 49.9%, như vậy ứng viên A thắng và sẽ nhận tất cả 100% số đại biểu của tiểu bang, còn ứng viên B vì thua nên không có đại biểu.
Trong bầu cử sơ bộ, Đảng Dân Chủ chọn theo cách thứ nhất “chia theo tỷ lệ”, còn đảng Cộng Hòa chọn theo cách thứ hai “thắng lấy hết”. Theo cách chọn lựa của mỗi đảng, chúng ta nhận thấy các ứng cử viên trong đảng Dân Chủ dù một ứng cử viên thua liên tục tại các tiểu bang nhưng với sự chia số đại biểu theo tỷ lệ, kết quả là ứng viên đang thua này vẫn có thể bám sát với ứng viên thắng cuộc, tạo cho cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng nhiều gay go và cuối cùng người được đảng chọn lựa phải tỏ ra có khả năng vượt trội hơn các ứng viên khác. Nhưng bất lợi là thời gian tranh cử sơ bộ kéo dài, nhất là khi có 2 hay nhiều ứng viên có số phiếu tương đương nhau và không có ứng viên nào đạt được số phiếu quá bán cần thiết; khi trường hợp này xảy ra, lá phiếu của những “siêu đại biểu”(superdelegates) sẽ quyết định người ứng viên đại diện đảng.
Ngược lại đảng Cộng Hòa theo cách thứ hai (thắng lấy hết), vì họ không muốn cuộc tranh cử sơ bộ kéo dài, và muốn xác định người thắng cử càng sớm càng tốt, dành thời giờ còn lại chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống sau đó. Nhưng đây cũng là điều bất lợi cho đảng Cộng Hòa, vì chấm dứt quá sớm, trong khi đảng Dân Chủ vẫn còn tiếp tục thảo luận và vận động tranh cử, như vậy các cơ quan truyền thông, báo chí... tiếp tục nói đến đảng Dân Chủ (một hình thức quảng cáo không tốn tiền), còn đảng Cộng Hòa đã hoàn tất bầu cử sơ bộ, hầu như bị quên lảng không còn được nhắc nhở đến. Vì thế, lâu lâu người ứng viên đã được đề cử của đảng Cộng Hòa phải tìm cách chỉ trích các ứng viên đảng Dân Chủ với mục đích duy nhất là được nhắc nhở trên các báo chí, truyền hình...
Thêm một chi tiết đặc biệt của kỳ bầu cử sơ bộ, khởi đầu cuộc chạy đua thường có rất nhiều ứng viên, nhưng qua các cuộc bầu cử tại vài tiểu bang, một số ứng viên, mặc dù đã có một số phiếu “đại biểu”, nhưng không có hy vọng thắng nên thường rút lui nửa chừng. Trường hợp này, các ứng viên bỏ cuộc có thể dùng số phiếu “đại biểu” của mình chuyển sang một ứng viên còn lại.
Tranh cử sơ bộ bắt đầu từ đầu năm và thường kết thúc vào mùa hè với đại hội đảng (national convention) để chính thức giới thiệu người đại diện đảng ứng cử chức vụ Tổng Thống trong kỳ tổng tuyển cử sắp tới. Trong đại hội đảng, người ứng viên được đảng đề cử sẽ chọn một người với chức vụ Phó Tổng thống để cùng tranh cử chung một liên danh.
TỔNG TUYỂN CỬ BẦU TỔNG THỐNG (PRESIDENTIAL ELECTION):
Cuộc tổng tuyển cử xảy ra vào tháng 11, và áp dụng theo thể thức “cử tri đoàn” (electoral college) được thành lập do sự kết hợp của những “cử tri đại biểu” (electors). Người dân đi bầu Tổng Thống nhưng thực sự chỉ bầu “cử tri đại biểu”.
Toàn quốc Hoa Kỳ có tất cả 538 cử tri đại biểu, được phân chia như sau:
- Mỗi địa hạt dân biểu liên bang (Representative) có 1 cử tri đại biểu. Có 435 địa hạt dân biểu liên bang nên có tất cả 435 cử tri đại biểu. (Số dân biểu mỗi tiểu bang tùy theo vào số lượng dân của tiểu bang, nhưng mỗi tiểu bang phải có tối thiểu 1 dân biểu. Tiểu bang California có nhiều nhất 53 dân biểu, các tiểu bang nhỏ, dân ít như Alaska, Delaware, Montana, South Dakota, North Dakota, Vermont, Wyoming chỉ có 1 dân biểu).
- Mỗi địa hạt thượng nghị sĩ liên bang (Senator) có 1 cử tri đại biểu. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang (không phân biệt lớn hay nhỏ) có 2 cử tri đại biểu, do đó tổng cộng có 100 cử tri đại biểu.
- Khu vực Washington D.C. có 3 cử tri đại biểu.
Trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống, cách thức bầu cử và chọn cử tri đại biểu khác với bầu cử sơ bộ. Nhắc lại, trong bầu cử sơ bộ với mục đích chọn ứng viên đại diện đảng tranh chức vụ tổng thống, do đó muốn được bỏ phiếu phải là đảng viên của đảng và chỉ được chọn ứng viên đại diện đảng (closed primary). Nhưng vì bị chi phối bởi luật của từng tiểu bang, có vài tiểu bang đồng ý cho những người không thuộc đảng phái chính trị (independents) có thể bỏ phiếu cho một ứng viên bất cứ đảng nào (gọi là semi-closed primary). Nhưng cũng có tiểu bang chấp nhận những lá phiếu của người đi bầu từ đảng chính trị khác (được gọi là open primary).
Thể thức bầu cử tổng thống được quy định chung cho toàn quốc:
- Dùng cách bỏ phiếu kín.
- Người đi bầu được toàn quyền bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào mình chọn, không phân biệt và giới hạn theo đảng tịch.
- Ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất tại tiểu bang sẽ ôm trọn số cử tri đại biểu của tiểu bang đó (theo phương cách của đảng Cộng Hòa dùng trong kỳ bầu cử sơ bộ - winner-take-all). Nhưng 2 tiểu bang Maine và Nebraska áp dụng phương pháp phân chia theo vùng, đó là ứng viên Tổng Thống có số phiếu bầu cao nhất của khu vực (đã được phân chia theo dân biểu hạ viện) sẽ nhận “cử tri đại biểu” vùng đó. Còn 2 phiếu “cử tri đại biểu” (từ địa hạt của thượng nghị sĩ) sẽ tùy thuộc vào ứng viên tổng thống có tổng số phiếu cao nhất của tiểu bang.
Theo cách thức “Winner-Take-All” đã xảy ra lắm điều trớ trêu, vị tổng thống đắc cử có thể không phải là người có số phiếu dân bầu cao nhất (popular votes). Năm 2000, tổng thống đắc cử George W. Bush (đảng Cộng Hòa) có 271 cử tri đại biểu với 50.460.110 phiếu (47.9%); ứng cử viên Albert A. Gore (đảng Dân Chủ) được 266 cử tri đại biểu nhưng có số phiếu dân bầu cao hơn 51.003.926 (48.4%). Tại sao lại có sự trái ngược như thế? Lý do là George W. Bush thắng nhiều tiểu bang hơn (30 tiểu bang) còn Abert A. Gore chỉ thắng 20 tiểu bang và vùng Washington D.C., nhưng tổng số người đi bầu tại 20 tiểu bang và vùng Washington D.C. (đảng Dân Chủ thắng) nhiều hơn tổng số người đi bầu của 30 tiểu bang ứng cử viên đảng Cộng Hòa George W. Bush thắng. Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cũng đã xảy ra vào năm 1876, vị tổng thống được tuyên bố đắc cử Rutherford B. Hayes (đảng Cộng Hòa) được 185 cử tri đại biểu (có 47.9% số người đi bầu, thắng 21 tiểu bang) còn người thua cuộc Samuel J. Tilden được 184 cử tri đại biểu ( đạt 51% số người đi bầu nhưng chỉ thắng 17 tiểu bang), và năm 1888 giửa 2 ứng viên Grover Cleveland và Benjamin Harrison (đắc cử), nhưng 4 năm sau, Cleveland đánh bại tổng thống đương nhiệm Harrison.
Như vậy, dù là một tiểu bang tuy nhỏ, ít dân nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn và có khả năng chi phối đến kết quả trong các cuộc bầu cử tổng thống. Đó cũng là lý do tại sao Hoa Kỳ dùng phương cách “Thắng Lấy Hết - Winner-Take-All” trong kỳ bầu cử quan trọng nhất của nước.
Sau cuộc tổng tuyển cử bầu Tổng Thống vào tháng 11, một ứng cử viên có nhiều cử tri đại biểu nhất sẽ được tuyên bố đắc cử. Bước kế tiếp là cử tri đoàn của mỗi tiểu bang sẽ họp tại các thủ phủ của tiểu bang để chính thức xác nhận ứng viên đắc cử Tổng Thống tại tiểu bang và chuyển lên Quốc hội. Sau khi nhận được kết quả từ các tiểu bang, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ tuyên bố người đắc cử vào chức vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống, đây chỉ là hình thức để hợp thức hoá, vì sau tổng tuyển cử, người có đa số phiếu “cử tri đại biểu” của các tiểu bang đương nhiên thắng cử.
Câu hỏi đặt ra là nếu không có ứng viên nào đạt được phiếu đa số 270 (trên tổng số 538) thì phải giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng: Hạ viện (House of Representatives hoặc lower house) phải nhóm họp để bầu chức vụ Tổng Thống từ các ứng viên có số “cử tri đại biểu” nhiều nhất. Mỗi dân biểu có 1 phiếu, ứng viên nhận được đa số phiếu của dân biểu được tuyên bố Tổng Thống đắc cử. Quá trình bầu tại Hạ viện có thể xảy ra nhiều lần, nhưng phải tiếp tục cho đến khi có kết quả. Trường hợp đặc biệt này đã xảy ra 2 lần, vào năm 1801 và 1825. Nhưng chức vụ Phó Tổng Thống lại do các Thượng nghị sĩ (Senators) từ Thượng viện ( United States Senate hay upper house) bầu từ 2 ứng viên phó tổng thống có số phiếu “cử tri đại biểu” cao nhất. Qua cuộc bầu cử của Thượng viện và Hạ viện, kết quả có thể xảy ra là Tổng Thống và Phó Tổng Thống thuộc 2 đảng chính trị khác nhau.
Lễ nhậm chức Tổng Thống đắc cử được tổ chức vào ngày 20 tháng 1, còn ứng cử viên bị thất bại sẽ chờ 4 năm sau để hy vọng thắng các cuộc bầu cử sơ bộ hầu được sự đề cử của đảng tham dự cuộc tổng tuyển cử Tổng Thống.
Thanks for some other excellent article. Where else may anybody get that type of info in such
Trả lờiXóaan ideal method of writing? I've a presentation next week, and I'm on the look for such info.
My family members all the time say that I am killing my time here
Trả lờiXóaat net, however I know I am getting know-how everyday by reading thes fastidious posts.
Thanks very interesting blog!
Trả lờiXóaHello there! I could have sworn I've been to this blog before but after reading through some of the post I realized it's new to me.
Trả lờiXóaAnyhow, I'm definitely delighted I found it and I'll be bookmarking and checking back frequently!
I enjoy what you guys tend to be up too. This type of clever work and exposure!
Trả lờiXóaKeep up the excellent works guys I've added you guys to our blogroll.
My family members every time say that I am killing my time here at web, except I know I
Trả lờiXóaam getting familiarity everyday by reading such pleasant posts.
Đăng nhận xét