Tìm hiểu về địa chỉ IP


1. Địa chỉ IP là gì? 
- mỗi máy tính khi kết nối vào Internet đều có một địa chỉ duy nhất, đó chính là địa chỉ IP. Địa chỉ này dùng để phân biệt máy tính đó với các máy khác còn lại trên mạng Internet 

- địa chỉ IP là một số 32 bit, = 4 byte nên có thể xem một địa chỉ IP được tạo thành từ 4 số có kích thước 1 byte, mỗi số có giá trị từ 0 đến 255. Mỗi địa chỉ IP đều gồm 2 phần là địa chỉ mạng(network) và địa chỉ máy(host) 

- ví dụ về địa chỉ IP: 45.10.0.1, 168.10.45.65, ... 

2. Làm sao để địa chỉ IP của mình và địa chỉ IP của một trang Web? 

- để xem địa chỉ của mình thì bạn vào Start --> Run rồi gõ lệnh : winipcfg hoặc bạn vào trang www.whatismyip.com , nó sẽ hiện thị IP của bạn 
- để xem địa chỉ của một trang Web thì bạn dùng lệnh nslookup 

3. Các lớp địa chỉ IP 
- toàn bộ địa chỉ IP được chia vào 6 lớp khác nhau: A,B,C,D,E và loopback. Mỗi lớp sẽ có cách xác định địa chỉ network và địa chỉ host khác nhau. 

- Biểu đồ: 

Lớp Cấu trúc địa chỉ IP Format Số bit mạng/số bit host Tổng số mạng/lớp Tổng số host/mạng Vùng địa chỉ IP 
0 32 

A 0 netid hostid 
N.H.H.H 7/24 27-2=126 224-2=17.777.214 1.0.0.1-126.0.0.0 
B 1 0 netid hostid 
N.N.H.H 14/16 214-2=16382 216-2=65.643 128.1.0.0-191.254.0.0 
C 1 1 0 netid hostid 
N.N.N.H 22/8 222-2=4194302 28-2=245 192.0.1.0-223.255.254.0 
D 1 1 1 0 địa chỉ multicast 
- - - - 224.0.0.0-239.255.255.255 
E 1 1 1 1 dành riêng 
- - - - 240.0.0.0-254.255.255.255 
Loopback - 
- - - - 127.x.x.x 

*ghi chú: N=Network, H=Host 

- Giải thích: 

+ Lớp A: bit đầu tiên bằng 0, 7 bit tiếp theo N dành cho địa chỉ network nên có tối đa 27-2=126 trên lớp A, 24 bit còn lại H.H.H dành cho địa chỉ host nên mỗi mạng thuộc lớp A sẽ có tối đa là 224-2=17.777.214 máy. Nguyên nhân phải trừ đi 2 vì có hai địa chỉ được dành riêng là địa chỉ mạng(x.x.x.0) và địa chỉ broadcast(x.x.x.255). Lớp A chỉ dành cho các địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Vùng địa chỉ IP của lớp A là 1.0.0.1 đến 126.0.0.0 

+ Lớp B: bit 0 = 0, 14 bit tiếp theo dành cho địa chỉ netwrok, 16 bit còn lại dành cho địa chỉ host. Tổng số mạng trên lớp B là 16382, mỗi mạng chứa tối đa 65.643 máy(cách tính tương tự như lớp A). Lớp B được dành cho các địa chỉ của các tổ chức hạng trung trên thế giới. Vùng địa chỉ dành cho lớp B là 128.1.0.0 đến 192.254.0.0 

+ Lớp C: 3 bit đầu tiên là 110, 22 bit tiếp theo dành cho network, 8 bit còn lại dành cho host. Số mạng tối đa trên lớp C là 4194302, số host tối đa trên mỗi mạng là 245. Lớp C được dành cho các tổ chức nhỏ và cả máy tính của bạn nữa;). Vùng địa chỉ của lớp C là 192.0.1.0 đến 223.255.254.0 

+ Lớp D: 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Lớp D được dành cho các nhóm multicast, vùng địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255 

+ Lớp E: 4 bit đầu tiên luôn là 1111. Lớp D được dành cho mục đích nghiên cứu, vùng địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255 

+ Loopback: địa chỉ quay trở lại, 127.x.x.x. Bạn thường bắt gặp địa chỉ IP 127.0.0.1, đây chính là địa chỉ IP quay trở lại máy tính mà bạn đang dùng để kết nối vào mạng 

- Ví dụ: 128.7.15.1 

bin 10000000 00000111 00001111 00000001 
dec 128 7 15 1 

2 bit đầu tiên là 10, như vậy địa chỉ này thuộc lớp B(N.N.H.H), từ đó bạn có thể suy ra được địa chỉ mạng là 128.7 và địa chỉ máy là 15.1 

- Bạn cũng có thể dựa vào byte đầu tiên của địa chỉ IP để xác định một cách nhanh chóng và chính xác nó thuộc lớp nào?! 

Lớp Byte đầu tiên của địa chỉ IP 
A 1-126 
B 128-191 
C 192-223 
D 224-239 
E 240-254 
Loopback 127 

- Có một số địa chỉ IP đặc biệt sau: 

0.0.0.0 - địa chỉ của máy hiện tại 
255.255.255.255 - địa chỉ broadcast giới hạn của mạng cục bộ 
x.x.x.255 - địa chỉ boardcast trực tiếp của mạng x.x.x.0 
127.x.x.x - địa chỉ loopback 

- Ví dụ: * Gateway trên hình vẽ thuộc 2 mạng khác nhau nên nó phải có đến 2 địa chỉ IP là 128.10.2.70 và 192.5.48.7 
 
rico - February 6, 2007 03:22 PM (GMT)


3. Chi tiết về subnet 
- để cấp phát địa chỉ IP cho các mạng khác nhau một cách hiệu quả và dễ quản lí, người ta dùng một kĩ thuật được gọi là subnet. Subnet sẽ vay mượn một số bit của hostid để làm subnet mask(mặt nạ mạng). Tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn qua các ví dụ. Bạn chỉ cần nhớ 3 điều sau: 

+ subnet mask có tất cả các bit network và subnet đều bằng 1, các bit host đểu bằng 0 
+ tất cả các máy trên cùng một mạng phải có cùng một subnet mask 
+ để phân biệt được các subnet(mạng con) khác nhau, bộ định tuyến dùng phép logic AND 

- Ví dụ 1: địa chỉ lớp mạng lớp B 128.10.0.0 có thể subnet như sau: 

(a) dùng 8 bit đầu tiên của hostid để subnet: 

Subnet mask = 255.255.255.0 

Network Network Subnet Host 
11111111 11111111 11111111 00000000 
255 255 255 0 

Như bạn thấy số bit dành cho subnet sẽ là 8 -> có tất cả 28-2=254 subnet(mạng con). Địa chỉ của các subnet lần lượt là 128.10.0.1, 128.10.0.2, 128.10.0.3, ..., 128.10.0.245. 8 bit dành cho host nên mỗi subnet sẽ có 28-2=254 host, địa chỉ của các host lần lượt là 128.10.xxx.1, 128.10.xxx.2, 128.10.xxx.3, ..., 128.10.xxx.254 

Giả sử như bạn có một mạng lớp B địa chỉ 128.10.0.0 được subnet với subnet mask = 255.255.255.0 như sau: 



Làm thế nào để gateway G có thể phân biệt được các host thuộc mạng con 128.10.1.0 hay 128.10.2.0? Nó sẽ thực hiện phép AND địa chỉ IP của host với subnet mask 255.255.255.0 

*[H1] 128.10.1.1 AND 255.255.255.0 

128. 10. 1.1 = 10000000.00001010.00000001.00000001 
AND 255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000001.00000000 

*[H2] 128.10.2.2 AND 255.255.255.0 

128. 10. 1.1 = 10000000.00001010.00000010.00000010 
AND 255.255.255.0 = 11111111.11111111.11111111.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 

Như vậy gateway G có thể dễ dàng xác định được địa chỉ subnet của H1 và H2 và biết được nó thuộc 2 subnet khác nhau. 

(B) chỉ dùng 7 bit đầu tiên của hostid để subnet: 

Subnet mask = 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 

Như vậy số bit dành cho subnet sẽ là 7 -> có tất cả 27-2=126 subnet(mạng con). Nhưng bù lại, mỗi subnet sẽ có đến 510 host do 9 bit sau được dành cho host, 29-2=510. Địa chỉ của các subnet và host như sau: 

Subnet ID Hosts 
128.10.0.0 128.10.0.1-128.10.0.254 
128.10.2.0 128.10.2.1-128.10.3.254 
128.10.4.0 128.10.4.1-128.10.5.254 
... ... 
128.10.254.0 128.10.254.1-128.10.255.254 

+ ví dụ 1: 128.10.2.1 & 128.10.3.254 ?! 

128.10. 2.1 = 10000000.00001010.00000010.00000001 
AND 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 

128. 10. 3.254 = 10000000.00001010.00000011.11111111 
AND 255.255.254. 0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 


-> 128.10.2.1 & 128.10.3.254 thuộc cùng 1 subnet 

+ ví dụ 2: 128.10.2.1 & 128.10.5.75 ? 

128.10. 2.1 = 10000000.00001010.00000010.00000001 
AND 255.255.254.0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000010.00000000 

128. 10. 5.75 = 10000000.00001010.00000101.01001011 
AND 255.255.254. 0 = 11111111.11111111.11111110.00000000 
Kết quả = 10000000.00001010.00000100.00000000 

-> 128.10.2.1 & 128.10.5.75 thuộc 2 subnet khác nhau 

4. IPCalc 2.0.7 - 1 chương trình giúp bạn tính toán nhanh subnet mask 


Bạn có thể tìm thấy tiện ích này trên đĩa WebLH-Net hoặc cũng có thể download tại http://www.progression-inc.com/

rico - February 6, 2007 03:23 PM (GMT)


5. Phân biệt giữa địa chỉ IP tỉnh và địa chỉ IP động 
- các máy tính kết nối vào mạng Internet thường xuyên, chẳng hạn như 1 WEB server hoặc FTP server luôn phải có một địa chỉ IP cố định gọi là địa chỉ IP tĩnh. Đối với các máy tính thỉnh thoảng mới kết nối vào Internet, chẳng hạn như máy của tôi và bạn dùng kết nối cùng kết nối quay số đến ISP. Ví dụ mỗi lần tôi dùng Internet, DHCP(Dynamic Host Configuration Protocol) server của VDC ISP sẽ cung cấp cho tôi một địa chỉ IP chẳng hạn như 203.162.30.209. Lần sau tôi vào lại mạng Internet, địa chỉ IP của tôi có thể là 203.162.30.186 vì DHCP server của VDC sẽ chọn một địa chỉ IP còn rãnh để cấp phát cho máy tôi. Như vậy, địa chỉ IP của máy tôi là địa chỉ IP động. 

- để xác định được địa chỉ IP động của máy mình khi đang dùng Internet, trên Windows bạn hãy chạy Start/Run: winipcfg

rico - February 6, 2007 03:33 PM (GMT)


IP ĐỘNG LÀ GÌ ? 


Mỗi ISP đều có một Server lŕm nhiệm vụ phân phát số IP khi có một máy o­nline và thu hồi lại số IP đó khi máy đó Disconnect. 

Một máy tính có thuê bao đường truyền tốc độ cao (nghĩa lŕ luôn luôn o­nline) thì được các ISP gán cho một số IP cố định (gọi lŕ IP tĩnh), còn máy tính dùng Modem để kết nối Internet được ISP gán cho một số IP tạm thời khi o­nline để được nhận biếtt tręn Internet, khi máy tính này Disconnect thì số IP đó được lấy về để cấp phát cho máy tính khác o­nline ( số IP nŕy gọi là IP động). 

Nói tóm lai, máy tính dùng Modem mỗi lần o­nline là có số IP khác nhau. 

Dùng Scan Ip để Scan các địa chỉ Ip! 

Sau khi có kết quả bạn dùng Telnet để Login vào Computer đó với IP đó, kčm theo Port của Victim' s Computer, thông thường là Port 80, 8000, 8001 TCP. 

Che dấu IP khi lên mạng : 
- Chào các bạn! gần đây có một số bạn hỏi tôi về vấn đề che IP khi lên mạng. Sau khi đi dạo bơi trên Internet một thời gian thì tôi thấy một số tài liệu có đề cập đến các chương trình như : DC_JS, Genius, Stealth Anonymizer, Multiproxy.... Theo tôi thì chẳng cần đến những chương trình này. Tất cả những gì mà bạn cần là Browser, Telnet và một chút kỹ năng về mạng. Tôi xin mạn phép đem chút ít hiểu biết nông cạn của mình ra chia sẻ với bạn. Dưới đây là cách che IP khi hành sự (Web, E-mail, FTP, Telnet). Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ là bài đơn giản như vậy mà cũng send lên, mong bạn thông cảm.... Tôi send lên cho các bạn Beganner. 

- Che IP khi duyệt Web : Quá đơn giản, khỏi nói bạn cũng biết... Chỉ cần dùng Proxy là Ok liền. Kiếm các trang Web Proxy đã được Config sẵn, bạn chỉ việc lên đó gõ địa chỉ trang Web mà bạn muốn Visit ẩn danh vào-Ok. Nếu bạn lên Internet kiến được một cái Proxy đại loại như sau : 208.57.0.100:80...Port 80, ồ đúng đây là Proxy cho Web rồi. bạn khởi động Inernet Explorer. Vào Tools/Internet Options/ Connection/Lan Setting. Nhấn vào Use a Proxy Setting/Advance....Ở đây có các Form để cấu hình Proxy cho Web, FTP.... bạn Copy 208.57.0.100 vào Address và = 80 vào Port. FTP bạn xem kiếm được cái Proxy nào thì copy vào notepad (FTP co Port mac dinh la 21). Để cho chắc bạn cứ chọn xài các Anonymous Proxy. 

- Che IP send Mail : bạn có thể dùng chương trình Dnd... Nó có thể tạo IP giả cũng như giả mạo luôn được cả Host nữa. Bạn nào ngại Download nó thì cứ xài Webmail. Rồi dùng Proxy để truy cập vào Webmail để Send mail. IP của bạn khi truy cập vào Webmail cũng như trên Header của cái Mail send đi sẽ là IP của cái Proxy mà bạn dùng. 

- Che IP khi Telnet và FTP : Đến đây thì bạn có thể làm theo như cách mà bạn camaptrang@ đã đề cập đến hôm nọ. Kiếm cái Wingate Sever, Telnet vào nó....Tiếp đó Telnet, hoặc FTP vào mục tiêu mà bạn muốn che IP. Ip mà Server nó log được chính là Ip của Wingate Server. Các lệnh của Telnet thì tùy, nếu Server xài Winnt thì các dòng lệnh của nó giống như các dòng lệnh DOS, nếu Sever xài Unix/Linux thì các dòng lệnh của nó giống như Unix/Linux. Còn FTP thì có các dòng lệnh chuẩn sau (bất cứ Server xài OS nào) 

- Đầu tiên bạn gõ : ftp host để connect vào Server FTP, nếu là Server Anonymous thì User/Pass bạn có thể nhập Guest, Anonymous hoặc cái gì cũng OK hết (đối với các Server loại này bạn chỉ có thể Download, dir, cd thôi... nói chung là không có quyền sửa đổi các File trên Server), nếu là Server Normal thì nó sẽ đổi User/Pass.... bạn phải có User/Pass trước khi Connect (với Server loại này bạn có toàn quyền sửa đổi, di chuyển, del.... không giới hạn các file trên Server). Sau khi thành công bạn sẽ thấy dạng. 
ftp> 
- OK! bạn đã connect được vào FTP Server rồi đó. Dưới đây là các lệnh FTP. Nếu quen có khi bạn khỏi cần dùng các chương trình FTP như Cute FTP, WS FTP pro... nữa. Bạn type lệnh là xong. 

dir-hiển thị thư mục và file trên Server. 
cd-chuyển đổi giữa các thư mục trên Server. 
get-Download 1 file từ Server. 
mget-Download nhiều file từ Server. 
put-upload 1 file lên Server. 
mput-upload nhiều file lên Server. 
pwd-hiển thị thư mục hiện hành trên Server. 
mkdir-tạo thư mục. 
rmdir-xoá thư mục 
chmod-thiết lập tùy chọn cho thư mục/file 
hash-hiển thị chi tiết thông tin về việc truyền nhau dữ liệu. 
ascii-chuyển sang chế độ ascii. 
binary-chuyển sang chế độ nhị phân. 
close-chấm dứt kết nối. 
quit-thoát khỏi môi trường FTP.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn