Chuẩn ổ cứng GPT và MBR trên Windows 8



Hệ điều hành Windows cung cấp 2 kiến trúc phân vùng ổ đĩa sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Đó là MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table). Cả hai loại này đều thuộc vào nhóm Basic Disk. Đối với MBR là phương pháp phân vùng được phát triền từ những năng 80 và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của MBR là việc giới hạn bộ nhớ ở 2TB (terabyte)

Khi CNTT ngày càng phát triển, dung lượng ổ cứng đã đến ngưỡng 1TB thì một kiến trúc phân vùng mới được phát triển vào cuối những năm 90 đó là GPT (GUID Partition Table). GPT disks được tạo ra để tăng kích thước các phân vùng lên lớn hơn cùng số số thay đổi cải thiện so với MBR disk.

GPT-based Disks:

Microsoft đã thông qua đề án sử dụng kiến trúc đĩa GPT trong những năm 2001 từ EFI (Extensible Firmware Interface) của Intel. Nó hỗ trợ phân vùng đĩa cứng lên đến 18 EB (Exabyte) hay khoảng 1.000.000 TB. Mỗi phân vùng GUID (global unique ID) bao gồm một trường gồm 36 kí tự, được gán liên kết với mỗi phân vùng.

Hạn chế của MBR disk đó là sự giới hạn ở 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended (Phân vùng Extended có thể được chia làm nhiều phân vùng Logical). Rất hạn chế cho việc tổ chức dữ liệu của bạn. Với GPT disk, Microsoft hỗ trợ lên tới 128 phân vùng. Trong đó có một số phân vùng sử dụng dành riêng cho các Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot. Vì thế, số phân vùng còn lại có thể được dùng lưu dữ liệu là 124 partition!

MBR Disk Layout:

Theo tài liệu từ Microsoft TechNet Library cung cấp thì layout của một MBR disk nó như sau:



Có lẽ một trong những thiếu sót lớn nhất của MBR disk đó chính là việc quá hạn chế việc sử dụng partition table (bảng phân vùng). MBR disk chỉ có 1 parttion table dùng theo dõi tất cả các khối trong phân vùng đó. Nếu partition table này bị lỗi, toàn bộ đĩa phải được phục hồi lại từ bản sao lưu. Đối với Windows dựa trên GPT-based disk sử dụng nhiều partition table hơn, vì thế nếu một trong số partition table bị lỗi thì sẽ có các partition khác dự phòng.

Để có khả năng tương thích lẫn nhau, các Master Boot Record được lưu giữ tại LBA 0 trong GPT-based disk, và GPT header bắt đầu tại LBA 1. Các kiểu phân vùng của ổ GPT được đánh dấu là 0xEE. Chúng ta có thể hoàn toàn chuyển đổi ổ đĩa vật lý từ MBR disk sang dùng GPT-based disk và ngược lại! Tuy nhiên, cần backup tất cả dữ liệu vì tất cả phân vùng cũ sau khi chuyển sẽ bị xóa đi.

GPT-Based Disk Layout:

Theo tài liệu từ Microsoft TechNet Library cung cấp thì layout của một GPT-based disk nó như sau:



Kết luận:

Mặc dù GPT-based disk có nhiều điểm nổi trội hơn so với MBR disk nhưng hiện tại thì nhiều nhà sản xuất vẫn sử dụng công nghệ MBR vì nó vẫn được sử dụng phổ biến đối với nhu cầu người dùng hiện nay. Theo xu thế phát triển thì GPT disk cũng đang được phổ biến với lợi ích nhiều hơn về kích thước phân vùng, số lượng các phân vùng, và khả năng phục hồi dữ liệu so với MBR. Windows Failover Cluster bây giờ cũng hỗ trợ GPT-based disk!

 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn