Việc trở thành bộ máy tìm kiếm được nhiều người ưa thích nhất thế giới đã đem lại cho Google và các nhà sáng lập sự giàu có, tầm ảnh hưởng cũng như sức mạnh. Mỗi một thay đổi nhỏ trong thuật toán tìm kiếm của Google đều được theo dõi bởi hàng triệu website vốn tồn tại dựa vào việc người dùng tìm kiếm trên Google. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức và cơ quan cũng theo sát mọi hành động của Google để xem bộ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới có làm gì phương hại đến lợi ích của họ hay không. Bản thân Google cũng đã phải thay đổi một số thứ trong cách hiển thị kết quả tìm kiếm của mình nhằm giải quyết với các tổ chức này, và một trong những bên tích cực tham gia các hoạt động chống lại Google có sự xuất hiện của FairSearch.
FairSearch là ai?
Ban đầu, FairSearch được thành lập bởi các trang tìm kiếm chuyên về mảng du lịch, bao gồm Kayak, Expedia và TripAdvisor, sau đó có thêm sự tham gia của Microsoft. FairSearch mô tả họ như là một liên minh của các doanh nghiệp có mối quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi trực tuyến của khách hàng. Ba "cương lĩnh hoạt động" của FairSearch đó là: giúp người dùng có quyền lựa chọn bộ máy tìm kiếm của mình trong môi trường cạnh tranh sôi nổi; minh bạch hóa các vấn đề; cuối cùng là chú trọng đến tính cách tân. Ngoài ra, tất cả các bên tham gia FairSearch đều có chung đối thủ là Google và họ đều muốn bằng cách nào đó "hủy diệt" Google.
Bên cạnh những "cương lĩnh" nhắm đến quyền lợi của khách hàng, chúng ta có thể mô tả FairSearch như một người chuyên giám sát Google. Theo The Verge, FairSearch "thổi bùng ngọn lửa bất đồng với Google từ nơi nó bắt nguồn, tạo ra chúng khi không có và gieo rắc những điểm tiêu cực đối với thương hiệu Google".
Cuộc chiến với Google
Tất cả các công ty thành viên trong FairSearch đều cạnh tranh với Google theo một cách nào đó, dù ít hay nhiều. Tất cả đều hưởng lợi ích rõ ràng từ việc Google bị phạt hay bị buộc phải tinh chỉnh một thứ gì đó theo hướng có lợi cho FairSearch. Ngoài ra, các hãng tham gia FairSearch còn có thể ẩn mình khá tốt khi muốn chống lại Google. Ví dụ như Microsoft, khi đội lên mình chiếc nón có ghi chữ FairSearch, hãng có thể công khai tấn công các thực trạng cũng như danh tiếng của Google mà không sợ cái tên của mình bị người dùng nhận xét một cách tiêu cực.
Trong cuộc chiến về nhận thức, FairSearch muốn xây dựng hình ảnh một Google luôn bị dính vàokiện tụng triền miền. Trong đời thực, Google bị tấn công bởi một liên minh các công ty có cạnh tranh với mình.
Hồi tuần trước, FairSearch đã đâm đơn kiện lên Liên minh Châu Âu nhằm chống lại Google. Họ cáo buộc Google đã tận dụng Android để đưa các ứng dụng chủ chốt lên hầu hết smartphone. Đây là một lĩnh vực khá mới đối với FairSearch bởi từ trước đến nay họ chủ yếu nhắm đến kết quả tìm kiếm của Google. Trả lời phỏng vấn với The New York Times, Thomas Vinje - luật sư của Fairsearch Europe nói Google đang sử dụng Android như một công cụ "lừa đảo" để tạo lợi thế cho các ứng dụng quan trọng của hãng tìm kiếm xâm chiếm tới 70% số lượng smartphone xuất xưởng hiện nay. Vinje cho biết khi các hãng sản xuất thoả thuận được với Google về việc sử dụng Android, họ phải sắp xếp các ứng dụng của Google ở những vị trí nổi bật trên giao diện màn hình, song song với phần mềm của chính họ.
Động thái này cho thấy FairSearch muốn tấn công Google ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi cơ hội có thể. Thực chất quan ngại nói trên đã được tiết lộ từ năm ngoái khi Nokia, Oracle tham gia vào FairSearch và trang web Politico thì liệt kê ra các chính sách của tổ chức này nhằm đánh vào nỗ lực của Google trên mảng di động.
Tinh đến thời điểm hiện tại, có 17 trang web và công ty công nghệ tham gia vào FairSearch. Nhờ đó, FairSearch có được một nguồn lực lớn và được hỗ trợ toàn diện trong quá trình hoạt động. Từ lúc FairSearch công bố nghiên cứu của mình về Android cho đến khi họ nộp đơn lên Liên minhChâu Âu chỉ mất 6 tháng. Điều này đã chứng tỏ rằng FairSearch rất mạnh và họ được hậu thuẫn một cách "siêng năng" bởi những công ty thành viên.
FairSearch cho rằng Google đang lạm dụng sức mạnh của mình trên thị trường. Tuy nhiên theo trang The Verge, những thành viên này nói với nhà đầu tư rằng họ "chưa thấy có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của mình". Vào tháng 9/2012, CEO của Kayak nói với hãng tin CNBC rằng kết quả tìm kiếm liên quan đến các chuyến bay, khách sạn của Google "là một sản phẩm cấp dưới". Kayak thừa nhận đang giám sát chặt chẽ Google nhưng không lo lắng.
Hiện nay Google vẫn đang bị kiện về việc tận dụng sức mạnh và kích thước của mình nhằm gây ảnh hưởng đến các lợi ích của người dùng trên web cũng như trên di động. Lý do cơ bản mà FairSearch tồn tại đó là thuyết phục công chúng lẫn các nhà làm luật đầy quyền lực (như Ủy ban Châu Âu, Ủy Ban thương mại Liên bang Mỹ) rằng Google có tội. Google đang thống trị thế giới di động, hãng cũng đứng đầu trong danh sách các bộ máy tìm kiếm. Cái tên xếp sau Google trong mảng search engine là YouTube, cũng là một bộ phận thuộc Google. Chính vì thế, việc các công ty khác lo lắng rằng gã khổng lồ Google sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Vụ kiện tụng này sẽ còn kéo dài chứ chưa chấm dứt một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, trong cuộc chiến giữa Google và FairSearch có một điểm thú vị đó là Microsoft. Bản thân Microsoft đã bị kiện vì độc quyền trình duyệt tại Châu Âu và bị tuyên bố vi phạm, dẫn đến việc phải nộp khoản phạt lớn. Chúng ta hãy chờ xem các bước đi của Microsoft nói riêng và của FairSearch nói chung sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Google và liệu các nhà làm luật có rút ra được bài học nào để tăng tính cạnh tranh trong thế giới tìm kiếm hay không.
FairSearch là ai?
Ban đầu, FairSearch được thành lập bởi các trang tìm kiếm chuyên về mảng du lịch, bao gồm Kayak, Expedia và TripAdvisor, sau đó có thêm sự tham gia của Microsoft. FairSearch mô tả họ như là một liên minh của các doanh nghiệp có mối quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi trực tuyến của khách hàng. Ba "cương lĩnh hoạt động" của FairSearch đó là: giúp người dùng có quyền lựa chọn bộ máy tìm kiếm của mình trong môi trường cạnh tranh sôi nổi; minh bạch hóa các vấn đề; cuối cùng là chú trọng đến tính cách tân. Ngoài ra, tất cả các bên tham gia FairSearch đều có chung đối thủ là Google và họ đều muốn bằng cách nào đó "hủy diệt" Google.
Các thành viên hiện tại của FairSearch
Bên cạnh những "cương lĩnh" nhắm đến quyền lợi của khách hàng, chúng ta có thể mô tả FairSearch như một người chuyên giám sát Google. Theo The Verge, FairSearch "thổi bùng ngọn lửa bất đồng với Google từ nơi nó bắt nguồn, tạo ra chúng khi không có và gieo rắc những điểm tiêu cực đối với thương hiệu Google".
Cuộc chiến với Google
Tất cả các công ty thành viên trong FairSearch đều cạnh tranh với Google theo một cách nào đó, dù ít hay nhiều. Tất cả đều hưởng lợi ích rõ ràng từ việc Google bị phạt hay bị buộc phải tinh chỉnh một thứ gì đó theo hướng có lợi cho FairSearch. Ngoài ra, các hãng tham gia FairSearch còn có thể ẩn mình khá tốt khi muốn chống lại Google. Ví dụ như Microsoft, khi đội lên mình chiếc nón có ghi chữ FairSearch, hãng có thể công khai tấn công các thực trạng cũng như danh tiếng của Google mà không sợ cái tên của mình bị người dùng nhận xét một cách tiêu cực.
Trong cuộc chiến về nhận thức, FairSearch muốn xây dựng hình ảnh một Google luôn bị dính vàokiện tụng triền miền. Trong đời thực, Google bị tấn công bởi một liên minh các công ty có cạnh tranh với mình.
Một mục trên trang web của FairSearch liên quan đến "Rắc rối Google"
Hồi tuần trước, FairSearch đã đâm đơn kiện lên Liên minh Châu Âu nhằm chống lại Google. Họ cáo buộc Google đã tận dụng Android để đưa các ứng dụng chủ chốt lên hầu hết smartphone. Đây là một lĩnh vực khá mới đối với FairSearch bởi từ trước đến nay họ chủ yếu nhắm đến kết quả tìm kiếm của Google. Trả lời phỏng vấn với The New York Times, Thomas Vinje - luật sư của Fairsearch Europe nói Google đang sử dụng Android như một công cụ "lừa đảo" để tạo lợi thế cho các ứng dụng quan trọng của hãng tìm kiếm xâm chiếm tới 70% số lượng smartphone xuất xưởng hiện nay. Vinje cho biết khi các hãng sản xuất thoả thuận được với Google về việc sử dụng Android, họ phải sắp xếp các ứng dụng của Google ở những vị trí nổi bật trên giao diện màn hình, song song với phần mềm của chính họ.
Động thái này cho thấy FairSearch muốn tấn công Google ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi cơ hội có thể. Thực chất quan ngại nói trên đã được tiết lộ từ năm ngoái khi Nokia, Oracle tham gia vào FairSearch và trang web Politico thì liệt kê ra các chính sách của tổ chức này nhằm đánh vào nỗ lực của Google trên mảng di động.
Tinh đến thời điểm hiện tại, có 17 trang web và công ty công nghệ tham gia vào FairSearch. Nhờ đó, FairSearch có được một nguồn lực lớn và được hỗ trợ toàn diện trong quá trình hoạt động. Từ lúc FairSearch công bố nghiên cứu của mình về Android cho đến khi họ nộp đơn lên Liên minhChâu Âu chỉ mất 6 tháng. Điều này đã chứng tỏ rằng FairSearch rất mạnh và họ được hậu thuẫn một cách "siêng năng" bởi những công ty thành viên.
FairSearch cho rằng Google đang lạm dụng sức mạnh của mình trên thị trường. Tuy nhiên theo trang The Verge, những thành viên này nói với nhà đầu tư rằng họ "chưa thấy có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của mình". Vào tháng 9/2012, CEO của Kayak nói với hãng tin CNBC rằng kết quả tìm kiếm liên quan đến các chuyến bay, khách sạn của Google "là một sản phẩm cấp dưới". Kayak thừa nhận đang giám sát chặt chẽ Google nhưng không lo lắng.
Hiện nay Google vẫn đang bị kiện về việc tận dụng sức mạnh và kích thước của mình nhằm gây ảnh hưởng đến các lợi ích của người dùng trên web cũng như trên di động. Lý do cơ bản mà FairSearch tồn tại đó là thuyết phục công chúng lẫn các nhà làm luật đầy quyền lực (như Ủy ban Châu Âu, Ủy Ban thương mại Liên bang Mỹ) rằng Google có tội. Google đang thống trị thế giới di động, hãng cũng đứng đầu trong danh sách các bộ máy tìm kiếm. Cái tên xếp sau Google trong mảng search engine là YouTube, cũng là một bộ phận thuộc Google. Chính vì thế, việc các công ty khác lo lắng rằng gã khổng lồ Google sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Vụ kiện tụng này sẽ còn kéo dài chứ chưa chấm dứt một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, trong cuộc chiến giữa Google và FairSearch có một điểm thú vị đó là Microsoft. Bản thân Microsoft đã bị kiện vì độc quyền trình duyệt tại Châu Âu và bị tuyên bố vi phạm, dẫn đến việc phải nộp khoản phạt lớn. Chúng ta hãy chờ xem các bước đi của Microsoft nói riêng và của FairSearch nói chung sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Google và liệu các nhà làm luật có rút ra được bài học nào để tăng tính cạnh tranh trong thế giới tìm kiếm hay không.
Đăng nhận xét