Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách.Tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiết nhất khi mắc phải chấn thương này.
Bong gân xảy ra khi nào?
Bong gân chính là tổn thương dây chằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lại với nhau, bong gân là một cách gọi dân gian với dạng chấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thương dây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày... Các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay... gồm các mức độ khác nhau:
Týp 1: dây chằng bị giãn.
Týp 2: dây chằng bị đứt một phần.
Týp 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Xác định mức độ chấn thương đúng để điều trị đúng
Cần dựa vào các biểu hiện qua thăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưng đau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bị giãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.
Để khẳng định chắc chắn hơn bệnh nhân cần được chụp Xquang, ngoài ra có thể phải làm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.
Phải làm gì khi bị bong gân?
Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.
Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.
Đa số người bệnh sai lầm khi bị bong gân
Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.
Sử dụng các thuốc điều trị như thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động người bệnh cần dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, dòng NSAIDs; thuốc giảm phù nề, viêm như alphachoay; trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Bong gân xảy ra khi nào?
Bong gân chính là tổn thương dây chằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lại với nhau, bong gân là một cách gọi dân gian với dạng chấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thương dây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày... Các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay... gồm các mức độ khác nhau:
Týp 1: dây chằng bị giãn.
Týp 2: dây chằng bị đứt một phần.
Týp 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Xác định mức độ chấn thương đúng để điều trị đúng
Cần dựa vào các biểu hiện qua thăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưng đau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bị giãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.
Để khẳng định chắc chắn hơn bệnh nhân cần được chụp Xquang, ngoài ra có thể phải làm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.
Phải làm gì khi bị bong gân?
Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.
Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.
Đa số người bệnh sai lầm khi bị bong gân
Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.
Sử dụng các thuốc điều trị như thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động người bệnh cần dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, dòng NSAIDs; thuốc giảm phù nề, viêm như alphachoay; trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Đăng nhận xét