Quy trình sản xuất mặt kính sapphire GT Tech bền hơn 2,5 lần so với Gorilla Glass

GT_Technologies_kinh_sapphire_smartphone
Tại triển lãm MWC 2013, công ty GT Technologies đã trình diễn mặt kính điện thoại làm bằng đásapphire bền hơn 2,5 lần so với Gorilla Glass của Corning. Nhà sản xuất cho biết rằng tinh thể nhôm oxit (Al2O3, vật liệu chính cấu tạo nên sapphire) có độ cứng theo thang đo Mosh là 9, do đó để làm trầy xước sapphire thì phải dùng chính sapphire hoặc những thứ cứng hơn, nhưng kim cương chẳng hạn. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc sản xuất ra các tấm kính này, GT mới đây mời trang Pocket-now đến nhà máy của mình để tham quan và quay video lại. Được biết GT không tập trung vào việc làm ra các tấm kính mà hãng muốn bán công nghệ của mình cho những công ty khác. Điểm cốt lõi trong dây chuyền sản xuất của GT nằm ở những lò nung đặc biệt có nhiệt độ lên đến 2100 độ C.

Quy trình sản xuất có thể được mô tả như sau: một "hạt" sapphire, có kích thước khoảng một chiếc đĩa tròn nhỏ, sẽ đặt vào đáy của một thùng làm bằng Mô-líp-đen loại dùng một lần. Tổ hợp này được gọi là một "crucible". Sau đó, người ta sẽ đổ đầy crucible với một hỗn hợp gồm có corundum (một dạng tinh thể Al2O3) và "crackle" (lượng sapphire còn thừa từ những đợt sản xuất trước). Kế tiếp, crucible sẽ được đặt vào trong lò nung và cả cụm sẽ nằm bên trên một "finger" - một tấm nền làm bằng heli hóa lỏng để giữ cho hỗn hợp vật liệu không bị nóng chảy quá sớm.
furnaces

Nhả sản xuất sau đó sẽ hút hết không khí khỏi lò rồi nâng nhiệt độ lên 2100 độ C để mọi thứ trộn lẫn với nhau. Trong 16 và 17 ngày kế tiếp, hỗn hợp vật liệu sẽ được làm nguội nhiều lần và sapphire sẽ dần kết tinh lên bề mặt hỗn hợp. Kết quả là một khối trụ "sapphire công nghiệp" nặng 115kg sẽ ra đời.
boule

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đây thì chúng ta chưa có được những tấm kính thành phẩm. GT Technologies phải cắt nó ra cho phù hợp với ứng dụng thực tiễn. Ngoài việc làm tấm bảo vệ màn hình, GT còn sản xuất kính sapphire dùng cho máy bay và hơn thế nữa. Một khi đã có được khối sapphire vừa đủ dùng, hãng sẽ tiếp tục làm sạch, làm bóng, cắt, giũa, bo góc,… thì mới ra được sản phẩm cuối cùng.
sapphire-slabs

GT cho biết giá thành sản xuất hiện đang là một trong những nguyên nhân khiến công nghệ này chưa được đưa ra thị trường, tuy nhiên chi phí đang dần giảm xuống. Cách đây vài tháng, chi phí để làm ra một tấm kính cho smartphone là 30$, hiện nay chỉ còn 15$. Trong 12 đến 18 tháng tới khi quy trình chế biến được nâng cấp, giá có thể giảm còn 10$. Tất nhiên là kính sapphire sẽ không thể rẻ như mức 3$/tấm của Gorilla Glass nhưng GT vẫn hi vọng chi phí sẽ giảm xuống gần bằng như thế. Bên cạnh đó, việc bán công nghệ lò nung của GT cho các hãng bên ngoài cũng hứa hẹn giảm chi phí trong khi tăng được sản lượng. Hi vọng chúng ta sẽ sớm thấy những tấm kính sapphire này có mặt trên những sản phẩm thực tế.

 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn