Ở bến Nhà Rồng – TP Hồ Chí Minh có một khu di tích quy tập những hình ảnh về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng dễ hiểu, bởi từ nơi đây, ngày 5/6/1911, một người thanh niên yêu nước Việt Nam có tên là Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Ở bến Nhà Rồng – TP Hồ Chí Minh có một khu di tích quy tập những hình ảnh về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng dễ hiểu, bởi từ nơi đây, ngày 5/6/1911, một người thanh niên yêu nước Việt Nam có tên là Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Mang tên mới: Văn Ba, anh xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Từ đây, hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân.
Cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải. Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách. Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó. Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ. Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vđo việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội. Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.
Anh tiêu tiền hợp lý, chỉ sử dụng tiền khi cần thiết, còn dành một ít tiền gửi về cho người cha ở nhà đang còn gặp nhiều khó khăn. Trên đất Pháp, anh viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa. Đây không chỉ là trường đào tạo học sinh sau này phục vụ chính sách cai trị của Pháp mà còn đào tạo một số nghề chuyên môn như điện báo, kế toán, xưởng trưởng… Anh ký tên Nguyễn Tất Thành, trong thư anh ghi: “ý muốn trở thành có ích cho đồng bào tôi, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức”. Song lời yêu cầu thiết tha đó không được chấp nhận. Một lần nữa, anh lại xuống tàu tiếp tục cuộc hành trình qua những châu lục khác.
Trên chiếc tàu biển của hãng Sácgiơ Rêminy nước Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu chuyến hành trình qua các nước bên bờ biển châu Phi. Khi tàu cập bến, anh thường tranh thủ thời gian rỗi lên thăm thành phố cảng, dạo ngắm phong cảnh châu Phi và tìm hiểu đời sống kinh tế, xã hội của lục địa đen này. Anh đã được chứng kiến nhiều cảnh đau xót. Thân phận của nô lệ da đen thật kinh khủng. Họ là người mà không được sống cuộc sống của con người. Họ bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, họ là thứ hàng hoá trao đổi mua bán giữa các ông chủ buôn người công khai được pháp luật thừa nhận. Bọn chủ xem tính mạng những người nô lệ da đen là thứ trò chơi tiêu khiển, là những đồ dùng khi cần thì sử dụng, khi không cần thì vứt đi không tiếc. Trước những cảnh đời đau xót đó, Nguyễn Tất Thành đã có lúc xúc động và khóc. Người đau nỗi đau chung của nhân loại cho thân phận người nô lệ, cho số phận của người dân Việt Nam bị áp bức, bị mất quyền tự do của con người.
Rời châu Phi, để lại nỗi buồn của những cảnh đời, những băn khoăn suy tư về một câu hỏi lớn: Làm thế nào để trên thế giới bớt đi sự bất công? Từ châu Phi, anh đến châu Mỹ, đi qua Mactinich, Urugoay, Achentina, rồi lần đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ, nơi anh thường được nghe về một tuyên ngôn độc lập nổi tiếng cả thế giới. Người muốn dừng chân trên đất Mỹ một thời gian để tìm hiểu bản chất của sự độc lập kiểu Mỹ như thế nào.
Thời gian đầu Nguyễn Tất Thành đến nhận một công việc làm bánh tại một gian bếp của khách sạn Omni Parker House ở thành phố Boston. Tại đây, anh thường lui tới khu vực Háclem, nơi ở của người nghèo, chủ yếu là người da đen. Anh làm quen với các phong trào đấu tranh với giới chủ, từ những cuộc quyên góp tiền gửi về giúp đỡ quê hương châu Phi. Có lần khi trả lời nhà báo A.Luy Xtơrông, Bác Hồ nhớ lại thời kỳ này: “Khi ấy tôi chưa hiểu lắm về chính trị, nhưng tôi cảm thấy họ đều là những người nghèo khổ đang mong muốn được tự do. Họ có bao nhiêu tiền cũng bỏ ra trong lúc quyên góp, thế là tôi dốc cả tiền túi của mình ra góp vào đấy”.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh. Thời kỳ đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên phải tạm xin việc quét tuyết cho một trường học, rồi chuyển sang làm nghề đốt lò. Tiền thu chẳng được bao nhiêu vừa đủ tiền thuê nhà, tiền học thêm tiếng Anh, còn lại chỉ đủ những bữa ăn thanh đạm. Sau đó nhờ có người giới thiệu, anh chuyển đến làm thuê ở khách sạn Cáclơtơn. ở đây có ông vua đầu bếp nổi tiếng Excôpphiê người Pháp. Anh Thành nhận việc rửa bát đĩa, xoong nồi, lao động chăm chỉ, tính tình cởi mở, đặc biệt rất có ý thức trong công việc. Mỗi lần phục vụ bữa tiệc lớn của những người giàu có, thức ăn thừa nhiều, anh Thành không vứt những thức ăn còn có thể dùng được, mà gói lại mang ra đường cho những người nghèo.
Việc làm đó được ông Excôpphiê rất chú ý. Là người có tư tưởng tiến bộ nên ông rất quý anh và ông đã giúp anh cách làm bánh – một bí quyết nghề nghiệp. Có công việc mới, anh Thành vừa đỡ vất vả lại có thời gian để học thêm tiếng Anh. Lúc này ở nước Anh đã hình thành một tổ chức gồm những người châu á, có tư tưởng tiến bộ, gọi là “Hội những người lao động hải ngoại”. Anh Thành trở thành hội viên của Hội vì Hội này ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Thời kỳ ở nước Anh, ngoài điều kiện thuận lợi cho anh học tiếng, điều kiện xã hội và chính trị đương thời còn giúp anh hiểu biết nhiều về chế độ chính trị của xã hội tư bản, về đấu tranh giai cấp giữa công nhân và tư sản… Tuy điều kiện rất tốt song có điều những thông tin về quê hương quá ít, ở nước Pháp – nước đang trực tiếp đô hộ dân tộc mình – sẽ có nhiều thông tin về quê hương. Hơn nữa nhờ liên lạc được với cụ Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam đang ở Paris, Nguyễn Tất Thành càng hiểu hơn điều kiện thuận lợi khi mình có mặt ở Paris, do đó anh quyết định trở lại nước Pháp.
Thời kỳ này cụ Phan Chu Trinh đang ở Pháp cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn chung. Cụ phải làm nghề ảnh để có thu nhập sinh sống. Thời kỳ mới đến Paris, nhờ sự quen biết trước nên cụ Phan đã giúp anh Thành làm nghề thợ ảnh. Để giảm bớt khó khăn chung, cụ Phan cùng đến ở nhà của Phan Văn Trường tại số 6 Vila đờ Gôbơlanh, quận 13 Paris. Dần dần ngôi nhà này trở thành nơi hội tụ của người Việt Nam ở Paris. Thủ đô Paris là trung tâm chính trị xã hội không những của châu Âu mà còn của cả thế giới. Các đảng phái đại diện quyền lợi chính trị, kinh tế của giai cấp mình đua nhau thi thố làm cho không khí xã hội Paris càng thêm sôi động.
Qua một thời gian theo dõi diễn biến chính trị xã hội ở Pháp và tích cực liên hệ với những người Pháp, người Việt có tư tưởng tiến bộ, đặc biệt anh nhận thấy trong nhiều đảng phái chính trị thì Đảng Xã hội Pháp là Đảng tiến bộ – giương cao ngọn cờ của cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp – Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Do đó, Nguyễn Tất Thành tự nguyện tham gia Đảng Xã hội Pháp vào đầu năm 1919.
Chiến tranh thế giới kết thúc. Nhiều tổ chức chính trị tiến bộ gửi yêu sách, nguyện vọng đến Hội nghị. Những người Việt Nam ở Pháp có Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành đã thảo luận thống nhất Bản yêu sách tám điểm của những người yêu nước An Nam, ký tên Nguyễn Ái Quốc và từ đó tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Nhờ nhạy cảm về chính trị và được sự chuẩn bị chu đáo, bản yêu sách đã được công bố công khai trên báo chí trước ngày khai mạc Hội nghị Vecxay. Do đó, nó nghiễm nhiên được đặt trước các nguyên thủ quốc gia tham gia Hội nghị và nhất là công luận đã lên tiếng thì nhân dân Pháp và các lực lượng tiến bộ sẽ ủng hộ. Nội dung yêu sách nói lên nguyện vọng của các dân tộc nhược tiểu, hy vọng những lời cam kết chính thức và quan trọng của các cường quốc về chế độ nhân đạo, công lý sẽ được thực hiện, những yêu sách này là những nguyện vọng chính đáng và nhu cầu tối thiểu cần được hưởng của một dân tộc, của một con người bình thường được sống trong thời đại.
Một sự kiện chính trị lớn khác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc, đó là ngày 16 và 17-7-1920, trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp đăng bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I Lênin đã gây xúc động lớn đến Nguyễn ái Quốc. Sau này Người nhớ lại: “Trong luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng cứ đọc đi, đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đả “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Nhờ những hoạt động tích cực đó mà Đảng Cộng sản Pháp mới có những động thái như thông qua “Lời kêu gọi những người bản xứ thuộc địa” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vạch trần những chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân đối với những người bản xứ, phải chịu hai tầng áp bức – một là người lao động, hai là người bản xứ – kêu gọi đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung. Trong cuộc đấu tranh của những người lao động bản xứ có sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp… Lời kêu gọi được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Việt, in truyền đơn, bí mật gửi về Việt Nam, thức tỉnh phong trào cách mạng trong nước.
Cũng trong những ngày trên đất Pháp, Người còn sáng lập ra “Hội Liên hiệp thuộc địa”, nhằm tạo hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc thuộc địa với giai cấp công nhân chính quốc để đấu tranh chống kẻ thù chung. Đây là mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc bị áp bức, lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp do một lãnh tụ thuộc địa, đó là Nguyễn ái Quốc đứng ra tổ chức. ảnh hưởng của anh càng lớn lao trên diễn đàn quốc tế bao nhiêu thì mật thám càng ráo riết theo dõi hoạt động cách mạng của anh bấy nhiêu.
“Hội Liên hiệp thuộc địa” được chính thức thành lập ngày 26/6/1921 tại Paris. Hội xây dựng chương trình, điều lệ và cử ra Ban Chấp hành của Hội. Hội ra bản tuyên ngôn do Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Đặc biệt Hội đã cho ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Nguyễn ái Quốc vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút, viết bài, sau này cả phát hành báo.
Ngày 1/4/1922, báo ra số đầu tiên. Trang đầu đăng lời kêu gọi giống như một tuyên ngôn của báo. Tài chính của báo do sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí Pháp cũng như trụ sở báo, phương tiện… Nhà văn nổi tiếng Pháp H. Bácbuýt nhận đỡ đầu cho báo, các đồng chí M.Casanh, G.Lêuy… tham gia viết bài cho báo. Từ lúc ra đời cho đến lúc dừng hoạt động (4/1926), toàn bộ báo ra được 38 số là một sự cố gắng lớn, trong đó vai trò của Nguyễn Ái Quốc rất quan trọng.
Ngoài việc lo hoạt động của báo, Người còn viết nhiều bài trên các lĩnh vực: xã luận, bình luận, truyện ký, tiểu phẩm, tranh vẽ, đưa tin, dịch thuật… là một cây viết chính, là linh hồn tồn tại và phát triển của báo. Những bài viết của Nguyễn Ái Quốc tập trung tố cáo chế độ bóc lột của thực dân trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vạch trần những thủ đoạn, mánh khoé bóc lột tư bản như đặt ra nhiều thứ thuế phi lý, sinh ra các tệ nạn xã hội như thuốc phiện, rượu, bắt lính, chiếm đoạt ruộng đất… Người kêu gọi, muốn xoá những chế độ bất công đó không có gì khác hơn là đoàn kết các dân tộc, đứng lên đấu tranh giai cấp. Hoà cùng tiếng nói với Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Báo Người cùng khổ đã tạo thành một mặt trận thống nhất chung của nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Pháp chống chủ nghĩa tư bản.
Như vậy là từ một người yêu nước nhiệt tình cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước và dấn thân vào cuộc đấu tranh để thực hiện thắng lợi con đường đó. Sáu năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc từ người đi tìm đường trở thành người dẫn đường. Là đảng viên Cộng sản, trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, sau này sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân năm 1930. Năm 1941, sau vừa đúng 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ của chúng ta đã trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh và giành được độc lập vào mùa thu năm 1945
Ở bến Nhà Rồng – TP Hồ Chí Minh có một khu di tích quy tập những hình ảnh về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng dễ hiểu, bởi từ nơi đây, ngày 5/6/1911, một người thanh niên yêu nước Việt Nam có tên là Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Mang tên mới: Văn Ba, anh xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Từ đây, hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân.
Cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải. Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách. Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó. Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ. Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vđo việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội. Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.
Anh tiêu tiền hợp lý, chỉ sử dụng tiền khi cần thiết, còn dành một ít tiền gửi về cho người cha ở nhà đang còn gặp nhiều khó khăn. Trên đất Pháp, anh viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa. Đây không chỉ là trường đào tạo học sinh sau này phục vụ chính sách cai trị của Pháp mà còn đào tạo một số nghề chuyên môn như điện báo, kế toán, xưởng trưởng… Anh ký tên Nguyễn Tất Thành, trong thư anh ghi: “ý muốn trở thành có ích cho đồng bào tôi, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức”. Song lời yêu cầu thiết tha đó không được chấp nhận. Một lần nữa, anh lại xuống tàu tiếp tục cuộc hành trình qua những châu lục khác.
Trên chiếc tàu biển của hãng Sácgiơ Rêminy nước Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu chuyến hành trình qua các nước bên bờ biển châu Phi. Khi tàu cập bến, anh thường tranh thủ thời gian rỗi lên thăm thành phố cảng, dạo ngắm phong cảnh châu Phi và tìm hiểu đời sống kinh tế, xã hội của lục địa đen này. Anh đã được chứng kiến nhiều cảnh đau xót. Thân phận của nô lệ da đen thật kinh khủng. Họ là người mà không được sống cuộc sống của con người. Họ bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, họ là thứ hàng hoá trao đổi mua bán giữa các ông chủ buôn người công khai được pháp luật thừa nhận. Bọn chủ xem tính mạng những người nô lệ da đen là thứ trò chơi tiêu khiển, là những đồ dùng khi cần thì sử dụng, khi không cần thì vứt đi không tiếc. Trước những cảnh đời đau xót đó, Nguyễn Tất Thành đã có lúc xúc động và khóc. Người đau nỗi đau chung của nhân loại cho thân phận người nô lệ, cho số phận của người dân Việt Nam bị áp bức, bị mất quyền tự do của con người.
Tàu Đô Đốc Latútsơ Tơrêvin, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước.
Rời châu Phi, để lại nỗi buồn của những cảnh đời, những băn khoăn suy tư về một câu hỏi lớn: Làm thế nào để trên thế giới bớt đi sự bất công? Từ châu Phi, anh đến châu Mỹ, đi qua Mactinich, Urugoay, Achentina, rồi lần đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ, nơi anh thường được nghe về một tuyên ngôn độc lập nổi tiếng cả thế giới. Người muốn dừng chân trên đất Mỹ một thời gian để tìm hiểu bản chất của sự độc lập kiểu Mỹ như thế nào.
Thời gian đầu Nguyễn Tất Thành đến nhận một công việc làm bánh tại một gian bếp của khách sạn Omni Parker House ở thành phố Boston. Tại đây, anh thường lui tới khu vực Háclem, nơi ở của người nghèo, chủ yếu là người da đen. Anh làm quen với các phong trào đấu tranh với giới chủ, từ những cuộc quyên góp tiền gửi về giúp đỡ quê hương châu Phi. Có lần khi trả lời nhà báo A.Luy Xtơrông, Bác Hồ nhớ lại thời kỳ này: “Khi ấy tôi chưa hiểu lắm về chính trị, nhưng tôi cảm thấy họ đều là những người nghèo khổ đang mong muốn được tự do. Họ có bao nhiêu tiền cũng bỏ ra trong lúc quyên góp, thế là tôi dốc cả tiền túi của mình ra góp vào đấy”.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh. Thời kỳ đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên phải tạm xin việc quét tuyết cho một trường học, rồi chuyển sang làm nghề đốt lò. Tiền thu chẳng được bao nhiêu vừa đủ tiền thuê nhà, tiền học thêm tiếng Anh, còn lại chỉ đủ những bữa ăn thanh đạm. Sau đó nhờ có người giới thiệu, anh chuyển đến làm thuê ở khách sạn Cáclơtơn. ở đây có ông vua đầu bếp nổi tiếng Excôpphiê người Pháp. Anh Thành nhận việc rửa bát đĩa, xoong nồi, lao động chăm chỉ, tính tình cởi mở, đặc biệt rất có ý thức trong công việc. Mỗi lần phục vụ bữa tiệc lớn của những người giàu có, thức ăn thừa nhiều, anh Thành không vứt những thức ăn còn có thể dùng được, mà gói lại mang ra đường cho những người nghèo.
Việc làm đó được ông Excôpphiê rất chú ý. Là người có tư tưởng tiến bộ nên ông rất quý anh và ông đã giúp anh cách làm bánh – một bí quyết nghề nghiệp. Có công việc mới, anh Thành vừa đỡ vất vả lại có thời gian để học thêm tiếng Anh. Lúc này ở nước Anh đã hình thành một tổ chức gồm những người châu á, có tư tưởng tiến bộ, gọi là “Hội những người lao động hải ngoại”. Anh Thành trở thành hội viên của Hội vì Hội này ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Thời kỳ ở nước Anh, ngoài điều kiện thuận lợi cho anh học tiếng, điều kiện xã hội và chính trị đương thời còn giúp anh hiểu biết nhiều về chế độ chính trị của xã hội tư bản, về đấu tranh giai cấp giữa công nhân và tư sản… Tuy điều kiện rất tốt song có điều những thông tin về quê hương quá ít, ở nước Pháp – nước đang trực tiếp đô hộ dân tộc mình – sẽ có nhiều thông tin về quê hương. Hơn nữa nhờ liên lạc được với cụ Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam đang ở Paris, Nguyễn Tất Thành càng hiểu hơn điều kiện thuận lợi khi mình có mặt ở Paris, do đó anh quyết định trở lại nước Pháp.
Thời kỳ này cụ Phan Chu Trinh đang ở Pháp cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn chung. Cụ phải làm nghề ảnh để có thu nhập sinh sống. Thời kỳ mới đến Paris, nhờ sự quen biết trước nên cụ Phan đã giúp anh Thành làm nghề thợ ảnh. Để giảm bớt khó khăn chung, cụ Phan cùng đến ở nhà của Phan Văn Trường tại số 6 Vila đờ Gôbơlanh, quận 13 Paris. Dần dần ngôi nhà này trở thành nơi hội tụ của người Việt Nam ở Paris. Thủ đô Paris là trung tâm chính trị xã hội không những của châu Âu mà còn của cả thế giới. Các đảng phái đại diện quyền lợi chính trị, kinh tế của giai cấp mình đua nhau thi thố làm cho không khí xã hội Paris càng thêm sôi động.
Qua một thời gian theo dõi diễn biến chính trị xã hội ở Pháp và tích cực liên hệ với những người Pháp, người Việt có tư tưởng tiến bộ, đặc biệt anh nhận thấy trong nhiều đảng phái chính trị thì Đảng Xã hội Pháp là Đảng tiến bộ – giương cao ngọn cờ của cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp – Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Do đó, Nguyễn Tất Thành tự nguyện tham gia Đảng Xã hội Pháp vào đầu năm 1919.
Chiến tranh thế giới kết thúc. Nhiều tổ chức chính trị tiến bộ gửi yêu sách, nguyện vọng đến Hội nghị. Những người Việt Nam ở Pháp có Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành đã thảo luận thống nhất Bản yêu sách tám điểm của những người yêu nước An Nam, ký tên Nguyễn Ái Quốc và từ đó tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Nhờ nhạy cảm về chính trị và được sự chuẩn bị chu đáo, bản yêu sách đã được công bố công khai trên báo chí trước ngày khai mạc Hội nghị Vecxay. Do đó, nó nghiễm nhiên được đặt trước các nguyên thủ quốc gia tham gia Hội nghị và nhất là công luận đã lên tiếng thì nhân dân Pháp và các lực lượng tiến bộ sẽ ủng hộ. Nội dung yêu sách nói lên nguyện vọng của các dân tộc nhược tiểu, hy vọng những lời cam kết chính thức và quan trọng của các cường quốc về chế độ nhân đạo, công lý sẽ được thực hiện, những yêu sách này là những nguyện vọng chính đáng và nhu cầu tối thiểu cần được hưởng của một dân tộc, của một con người bình thường được sống trong thời đại.
Một sự kiện chính trị lớn khác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc, đó là ngày 16 và 17-7-1920, trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp đăng bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I Lênin đã gây xúc động lớn đến Nguyễn ái Quốc. Sau này Người nhớ lại: “Trong luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng cứ đọc đi, đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đả “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Nhờ những hoạt động tích cực đó mà Đảng Cộng sản Pháp mới có những động thái như thông qua “Lời kêu gọi những người bản xứ thuộc địa” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vạch trần những chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân đối với những người bản xứ, phải chịu hai tầng áp bức – một là người lao động, hai là người bản xứ – kêu gọi đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung. Trong cuộc đấu tranh của những người lao động bản xứ có sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp… Lời kêu gọi được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Việt, in truyền đơn, bí mật gửi về Việt Nam, thức tỉnh phong trào cách mạng trong nước.
Nguyễn Ái Quốc (người ngồi hàng đầu bên trái) với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924).
Cũng trong những ngày trên đất Pháp, Người còn sáng lập ra “Hội Liên hiệp thuộc địa”, nhằm tạo hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc thuộc địa với giai cấp công nhân chính quốc để đấu tranh chống kẻ thù chung. Đây là mặt trận liên minh các lực lượng dân tộc bị áp bức, lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp do một lãnh tụ thuộc địa, đó là Nguyễn ái Quốc đứng ra tổ chức. ảnh hưởng của anh càng lớn lao trên diễn đàn quốc tế bao nhiêu thì mật thám càng ráo riết theo dõi hoạt động cách mạng của anh bấy nhiêu.
“Hội Liên hiệp thuộc địa” được chính thức thành lập ngày 26/6/1921 tại Paris. Hội xây dựng chương trình, điều lệ và cử ra Ban Chấp hành của Hội. Hội ra bản tuyên ngôn do Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Đặc biệt Hội đã cho ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Nguyễn ái Quốc vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút, viết bài, sau này cả phát hành báo.
Ngày 1/4/1922, báo ra số đầu tiên. Trang đầu đăng lời kêu gọi giống như một tuyên ngôn của báo. Tài chính của báo do sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí Pháp cũng như trụ sở báo, phương tiện… Nhà văn nổi tiếng Pháp H. Bácbuýt nhận đỡ đầu cho báo, các đồng chí M.Casanh, G.Lêuy… tham gia viết bài cho báo. Từ lúc ra đời cho đến lúc dừng hoạt động (4/1926), toàn bộ báo ra được 38 số là một sự cố gắng lớn, trong đó vai trò của Nguyễn Ái Quốc rất quan trọng.
Ngoài việc lo hoạt động của báo, Người còn viết nhiều bài trên các lĩnh vực: xã luận, bình luận, truyện ký, tiểu phẩm, tranh vẽ, đưa tin, dịch thuật… là một cây viết chính, là linh hồn tồn tại và phát triển của báo. Những bài viết của Nguyễn Ái Quốc tập trung tố cáo chế độ bóc lột của thực dân trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vạch trần những thủ đoạn, mánh khoé bóc lột tư bản như đặt ra nhiều thứ thuế phi lý, sinh ra các tệ nạn xã hội như thuốc phiện, rượu, bắt lính, chiếm đoạt ruộng đất… Người kêu gọi, muốn xoá những chế độ bất công đó không có gì khác hơn là đoàn kết các dân tộc, đứng lên đấu tranh giai cấp. Hoà cùng tiếng nói với Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Báo Người cùng khổ đã tạo thành một mặt trận thống nhất chung của nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Pháp chống chủ nghĩa tư bản.
Như vậy là từ một người yêu nước nhiệt tình cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước và dấn thân vào cuộc đấu tranh để thực hiện thắng lợi con đường đó. Sáu năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc từ người đi tìm đường trở thành người dẫn đường. Là đảng viên Cộng sản, trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, sau này sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân năm 1930. Năm 1941, sau vừa đúng 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ của chúng ta đã trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh và giành được độc lập vào mùa thu năm 1945
Đăng nhận xét