Cùng khám phá những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử khám phá của loài người nhé!
1. Bìa album nhạc đầu tiên (1938)
Album “Smash Song Hits by Rodgers and Hart” là album cover đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Alex Steinweiss cho hãng thu âm Columbia vào năm 1938. Trước đó, đĩa hát chỉ được bán trong một chiếc bao đựng thuờng không có thiết kế hay hình ảnh gì cả.
2. Ô chữ đầu tiên (1913)
Vào năm 1913, Arthur Wynne đảm trách công việc thiết kế trang câu đố hàng tuần cho mục giải trí của tờ New York World, tờ báo lớn nhất thời bấy giờ. Khi ông nghĩ ra trò chơi ô chữ đặt tên là crossword cho bản xuất bản vào dịp Giáng sinh, ông không thể ngờ nó sẽ tạo nên một cơn sốt trên toàn thế giới về sau này.
3. Xe mô tô đầu tiên (1885)
Chiếc xe mô tô đầu tiên được thiết kế và chế tạo bởi hai nhà phát minh người Đức Gottlieb Dailmer và Wilhelm Mayback sống tại Bad Cannstatt (Stuttgart) vào năm 1885. Về cơ bản thì nó vẫn chỉ là một chíêc xe đạp có động cơ, tuy nhiên những nhà phát minh lại đặt tên sáng chế của mình là Reitwagen (có nghĩa là xe ô tô).
4. Bộ phim màu đầu tiên (1914 ) : The World, the Flesh and the Devil
The World, the Flesh and the Devil (1914) là vở kịch đầu tiên được chuyển thể thành phim và được quay màu. Bộ phim ứng dụng kĩ thuật tạo màu cho ảnh động được gọi là Kinemacolor, một loại kỹ thuật được sử dụng rộng rãi từ năm 1908 đến 1914. Về sau sự ra đời của những phương pháp hiện đại tiên tiến hơn đã làm nó bị quên lãng tuy nhiên nó là dấu mốc đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghiệp điện ảnh khi có thể quay những thước phim màu dài đầu tiên trong lịch sử.
5. Con chuột máy tính đầu tiên (1964)
Con chuột máy tình đầu tiên được tạo ra bởi Douglas Engelbart vào năm 1964 với hai bánh răng được đặt định vị vuông góc với nhau cho phép di chuyển trên một trục. Hình dạng thiết kế thô sơ bằng gỗ với một chiếc nút bấm duy nhất làm nó nhìn có vẻ khá xa lạ so với con chuột bây giờ chúng ta thường hay sử dụng.
6. Toà nhà cao tầng đầu tiên (1885)
Với kiến trúc độc đáo và vô cùng khác biệt vào thời kỳ đó, toà nhà Văn phòng công ty bảo hiểm xây dựng được xây dựng vào năm 1885 tại Chicago, Illinois được vinh danh là toà nhà cao tầng chọc trời đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là toà nhà đầu tiên sử dụng khung bằng thép với độ cao 42m gồm 10 tầng chính và 1 tầng áp mái.
7. Chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên ( 1998)
Ra mắt vào năm 1998, Eiger Labs MPMan là chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên trên thế giới, với bộ nhớ trong 32 MB - tối đa là 64 MB, kích thước khá mỏng 91 x 70 x 16.5 mm. Giá của một chiếc máy là 69 USD (khoảng 1 triệu 400 ngàn VNĐ) chưa tính phí vận chuyển.
8. Khái niệm tạp chí đầu tiên (1731): The Gentleman’s Magazine
Tạp chí dành cho quý ông, được xuất bản đầu tiên vào năm 1731 tại London được khẳng định là tờ tạp chí đầu tiên trên thế giới. Edward Cave, chủ biên của tờ tạp chí với bút danh là “Sylvanus Urban” cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “magazine” (tạp chí) để chỉ loại hình báo chí này. Vào tháng 9 năm 1907, tạp chí đã bị ngừng phát hành.
9. Tấm ảnh đầu tiên “Cảnh nhìn từ cửa sổ tại Le Gras” (1826)
Sự phát triển của ngành hóa học và quang học đã chứng kiến sự ra đời của máy ảnh cũng như bức ảnh chụp đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1826, nhà khoa học người Pháp Joseph Nicephore Niepce đã chụp tấm ảnh này ở chính ngôi nhà của gia đình ông tại quê nhà và đặt tiêu đề là “ Cảnh nhìn từ cửa sổ tại Le Gras”. Tấm ảnh chụp cảnh nhìn từ cửa sổ tầng gác ra sân ngoài và những tòa nhà xung quanh ngôi nhà của ông.
10. Tấm phim chụp X-quang đầu tiên (1895)
Năm 1895, giáo sư vật lý trường đại học Wurburg ở Đức Willhelm Conrad Rntgen đã thực hiện một thí nghiệm về sự phóng điện trong một ống nghiệm chân không. Khi đó, ông một mình làm thí nghiệm này trong đêm và phát hiện thấy một tia ánh sáng tối đặc biệt in hằn trên tường. Đó không phải là ánh sáng huỳnh quang hayánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ông đã đặt tên cho phát hiện này là tia X-quang.
Tiếp tục nghiên cứu, ông nhận ra rằng vật thể có bị xuyên thấu bằng tia X-quang và ông đã dùng một tấm kẽm chụp ảnh để chụp lại bàn tay của vợ mình, bà Frau Rontgen, ghi dấu bức ảnh chụp X-quang đầu tiên trên thế giới. Năm 1901, Rontgen đã nhận giải thưởng Nobel về vật lý cho phát minh này.
11. Chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên (1975)
Vào tháng 12 năm 1975, một kỹ sư của hãng Kodak là Steve Sasson đã phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của thế giới, thứ mà một thập kỷ sau đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành nhiếp ảnh. Nó có kích cỡ bằng một chiếc máy nướng bánh mỳ và chụp được những tấm ảnh đen trắng với độ phân giải là 100x100 megapixels. Các hình ảnh được lưu trữ trong một cuộn băng cát sét, mất khoảng 23 giây để ghi lại. Để xem lại hình ảnh cần một chiếc máy tính và một bộ đầu đọc đặc biệt.
12. Tiểu thuyết đầu tiên (1007): Chuyện kể về Genji
Vào năm 1007, một nữ quý tộc người Nhật đã hoàn thành tác phẩm được xem như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế giới. Sáng tác trong vòng 75 năm với hơn 350 nhân vật và những áng thơ bay bổng tuyệt diệu, “Chuyện kể về Genji” kể về hành trình của một hoàng tử đi kiếm tìm tình yêu đích thực của đời mình với cuộc gặp gỡ với rất nhiều những cô gái khác nhau.
1. Bìa album nhạc đầu tiên (1938)
Album “Smash Song Hits by Rodgers and Hart” là album cover đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Alex Steinweiss cho hãng thu âm Columbia vào năm 1938. Trước đó, đĩa hát chỉ được bán trong một chiếc bao đựng thuờng không có thiết kế hay hình ảnh gì cả.
2. Ô chữ đầu tiên (1913)
Vào năm 1913, Arthur Wynne đảm trách công việc thiết kế trang câu đố hàng tuần cho mục giải trí của tờ New York World, tờ báo lớn nhất thời bấy giờ. Khi ông nghĩ ra trò chơi ô chữ đặt tên là crossword cho bản xuất bản vào dịp Giáng sinh, ông không thể ngờ nó sẽ tạo nên một cơn sốt trên toàn thế giới về sau này.
3. Xe mô tô đầu tiên (1885)
Chiếc xe mô tô đầu tiên được thiết kế và chế tạo bởi hai nhà phát minh người Đức Gottlieb Dailmer và Wilhelm Mayback sống tại Bad Cannstatt (Stuttgart) vào năm 1885. Về cơ bản thì nó vẫn chỉ là một chíêc xe đạp có động cơ, tuy nhiên những nhà phát minh lại đặt tên sáng chế của mình là Reitwagen (có nghĩa là xe ô tô).
4. Bộ phim màu đầu tiên (1914 ) : The World, the Flesh and the Devil
The World, the Flesh and the Devil (1914) là vở kịch đầu tiên được chuyển thể thành phim và được quay màu. Bộ phim ứng dụng kĩ thuật tạo màu cho ảnh động được gọi là Kinemacolor, một loại kỹ thuật được sử dụng rộng rãi từ năm 1908 đến 1914. Về sau sự ra đời của những phương pháp hiện đại tiên tiến hơn đã làm nó bị quên lãng tuy nhiên nó là dấu mốc đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghiệp điện ảnh khi có thể quay những thước phim màu dài đầu tiên trong lịch sử.
5. Con chuột máy tính đầu tiên (1964)
Con chuột máy tình đầu tiên được tạo ra bởi Douglas Engelbart vào năm 1964 với hai bánh răng được đặt định vị vuông góc với nhau cho phép di chuyển trên một trục. Hình dạng thiết kế thô sơ bằng gỗ với một chiếc nút bấm duy nhất làm nó nhìn có vẻ khá xa lạ so với con chuột bây giờ chúng ta thường hay sử dụng.
6. Toà nhà cao tầng đầu tiên (1885)
Với kiến trúc độc đáo và vô cùng khác biệt vào thời kỳ đó, toà nhà Văn phòng công ty bảo hiểm xây dựng được xây dựng vào năm 1885 tại Chicago, Illinois được vinh danh là toà nhà cao tầng chọc trời đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là toà nhà đầu tiên sử dụng khung bằng thép với độ cao 42m gồm 10 tầng chính và 1 tầng áp mái.
7. Chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên ( 1998)
Ra mắt vào năm 1998, Eiger Labs MPMan là chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên trên thế giới, với bộ nhớ trong 32 MB - tối đa là 64 MB, kích thước khá mỏng 91 x 70 x 16.5 mm. Giá của một chiếc máy là 69 USD (khoảng 1 triệu 400 ngàn VNĐ) chưa tính phí vận chuyển.
8. Khái niệm tạp chí đầu tiên (1731): The Gentleman’s Magazine
Tạp chí dành cho quý ông, được xuất bản đầu tiên vào năm 1731 tại London được khẳng định là tờ tạp chí đầu tiên trên thế giới. Edward Cave, chủ biên của tờ tạp chí với bút danh là “Sylvanus Urban” cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “magazine” (tạp chí) để chỉ loại hình báo chí này. Vào tháng 9 năm 1907, tạp chí đã bị ngừng phát hành.
9. Tấm ảnh đầu tiên “Cảnh nhìn từ cửa sổ tại Le Gras” (1826)
Sự phát triển của ngành hóa học và quang học đã chứng kiến sự ra đời của máy ảnh cũng như bức ảnh chụp đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1826, nhà khoa học người Pháp Joseph Nicephore Niepce đã chụp tấm ảnh này ở chính ngôi nhà của gia đình ông tại quê nhà và đặt tiêu đề là “ Cảnh nhìn từ cửa sổ tại Le Gras”. Tấm ảnh chụp cảnh nhìn từ cửa sổ tầng gác ra sân ngoài và những tòa nhà xung quanh ngôi nhà của ông.
10. Tấm phim chụp X-quang đầu tiên (1895)
Năm 1895, giáo sư vật lý trường đại học Wurburg ở Đức Willhelm Conrad Rntgen đã thực hiện một thí nghiệm về sự phóng điện trong một ống nghiệm chân không. Khi đó, ông một mình làm thí nghiệm này trong đêm và phát hiện thấy một tia ánh sáng tối đặc biệt in hằn trên tường. Đó không phải là ánh sáng huỳnh quang hayánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ông đã đặt tên cho phát hiện này là tia X-quang.
Tiếp tục nghiên cứu, ông nhận ra rằng vật thể có bị xuyên thấu bằng tia X-quang và ông đã dùng một tấm kẽm chụp ảnh để chụp lại bàn tay của vợ mình, bà Frau Rontgen, ghi dấu bức ảnh chụp X-quang đầu tiên trên thế giới. Năm 1901, Rontgen đã nhận giải thưởng Nobel về vật lý cho phát minh này.
11. Chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên (1975)
Vào tháng 12 năm 1975, một kỹ sư của hãng Kodak là Steve Sasson đã phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của thế giới, thứ mà một thập kỷ sau đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành nhiếp ảnh. Nó có kích cỡ bằng một chiếc máy nướng bánh mỳ và chụp được những tấm ảnh đen trắng với độ phân giải là 100x100 megapixels. Các hình ảnh được lưu trữ trong một cuộn băng cát sét, mất khoảng 23 giây để ghi lại. Để xem lại hình ảnh cần một chiếc máy tính và một bộ đầu đọc đặc biệt.
12. Tiểu thuyết đầu tiên (1007): Chuyện kể về Genji
Vào năm 1007, một nữ quý tộc người Nhật đã hoàn thành tác phẩm được xem như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế giới. Sáng tác trong vòng 75 năm với hơn 350 nhân vật và những áng thơ bay bổng tuyệt diệu, “Chuyện kể về Genji” kể về hành trình của một hoàng tử đi kiếm tìm tình yêu đích thực của đời mình với cuộc gặp gỡ với rất nhiều những cô gái khác nhau.
إرسال تعليق