Nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc trang phục sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.
Quy luật âm dương – ngũ hành
Âm dương – Ngũ hành chính là nhận thức của người xưa về bản chất và quy luật vận động của thế giới. Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành vừa thể hiện về tính chất, sự vận động biến đổi, vừa thể hiện vị trí trong không gian. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào đó trong tự nhiên hay trong xã hội đều có thể quy về một hành nhất định và cũng đều chứa đựng yếu tố âm dương.
Ví dụ: Về người, căn cứ vào tuổi mà người ta xác định một người nào đó ứng với hành nào và gọi là mạng. Chẳng hạn, người tuổi Tân Mão ứng với hành Mộc (mạng Mộc). Về phương, phương Bắc ứng với hành Thủy, phương Nam ứng với hành Hỏa, phương Đông ứng với hành Mộc, Phương Tây ứng với hành Kim, trung ương (trung tâm) ứng với hành Thổ. Về màu, màu Đen ứng với hành Thủy, màu Đỏ ứng với hành Hỏa, màu Xanh ứng với hành Mộc, màu Trắng ứng với hành Kim, màu Vàng ứng với hành Thổ…
Giữa các hành luôn có sự tương hỗ, hoặc kìm hãm lẫn nhau tạo thành mối quan hệ tương sinh, tương khắc. Quan hệ tương sinh là hành này làm cơ sở cho hành kia hình thành, phát triển như Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc (cây cháy sinh lửa; lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất; kim loại hình thành trong đất; kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng; nước nuôi cây).
Quan hệ tương khắc là hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia. Đó là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy (nước dập tắt lửa; lửa làm chảy kim loại; kim loại cắt được cây; cây hút chất màu của đất; đất ngăn nước).
Nếu bạn quan tâm đến thuật phong thủy, nên lưu ý khi chọn màu sắc trang phục
Tương sinh, tương khắc trong màu sắc trang phục
Trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ tương sinh, tương khắc như trên, người xưa xử lý các mối quan hệ giữa mình với thế giới xung quanh sao cho có lợi nhất , tức là hướng tới mối quan hệ tương sinh, sự hài hòa và tránh mối quan hệ tương khắc. Việc lựa chọn màu sắc trang phục cho hợp với tuổi cũng chính là như vây. Cụ thể, màu sắc của vật cần ứng với hành có mối quan hệ tương sinh với hành theo đuổi của người dùng.
Mạng Kim
- Màu tương sinh: Hãy chọn cho mình những bộ cánh hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì Thổ (màu vàng) sinh Kim và chủ nhân mệnh Kim nên màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh.
- Màu tương khắc: Nếu bạn thuộc mạng Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.
- Gồm các tuổi: Nhâm Thân – 1932, Ất Mùi – 1955, Giáp Tý – 1984, Quý Dậu – 1933, Nhâm Dần – 1962, Ất Sửu – 1985, Canh Thìn – 1940, Quý Mão – 1963, Tân Tỵ – 1941, Canh Tuất – 1970, Giáp Ngọ – 1954, Tân Hợi – 1971
Màu sắc những phụ kiện này rất hợp với mạng Kim
Mạng Mộc
- Màu tương sinh: Thực tế, có khá nhiều người thuộc mạng Mộc yêu thích màu xanh. Và đó cũng chính là màu bản mệnh của họ và những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra, người mạng Mộc cũng rất hợp với màu đen hoặc xanh đen – tượng trưng cho hành Thủy – vì Thủy sinh Mộc.
- Màu tương khắc: Người mạng Mộc nên kiêng màu trắng vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc. Nếu lỡ yêu thích màu trắng, Mộc hãy phối thêm với các phụ kiện có màu sắc khác để giảm bớt sự tương khắc.
- Gồm các tuổi: Nhâm Ngọ – 1942, Kỷ Hợi – 1959, Mậu Thìn – 1988, Quý Mùi – 1943, Nhâm Tý – 1972, Kỷ Tỵ – 1989, Canh Dần – 1950, Quý Sửu – 1973, Tân Mão – 1951, Canh Thân – 1980, Mậu Tuất – 1958, Tân Dậu – 1981
Mệnh Mộc nên chọn màu xanh hoặc xanh đen hơn là sắc trắng
Mạng Thủy
- Màu tương sinh: Màu đen tượng trưng cho hành Thủy và chắc bạn cũng dễ dàng đoán ra người mạng Thủy hợp nhất với đen. Ngoài ra, những bộ trang phục, phụ kiện màu trắng cũng sẽ rất hợp với bản mệnh của bạn đấy vì Kim sẽ sinh Thủy.
- Màu tương khắc: Theo quan hệ tương khắc thì Thổ là hành khắc hành Thủy, vì thế, bạn hãy tránh dùng trang phục hoặc phụ kiện có màu vàng và vàng đất.
- Gồm các tuổi: Bính Tý – 1936, Quý Tỵ – 1953, Nhâm Tuất – 1982, Đinh Sửu – 1937, Bính Ngọ – 1966, Quý Hợi – 1983, Giáp thân – 1944, Đinh Mùi – 1967, Ất Dậu – 1945, Giáp Dần – 1974, Nhân Thìn – 1952, Ất Mão – 1975
Phụ kiện màu đen hoặc trắng sẽ làm cân đối sắc màu trên cơ thể người mệnh Thủy
Mạng Hỏa
- Màu tương sinh: Một chiếc váy có màu xanh nhẹ nhàng sẽ khiến ngày đầu xuân của bạn thêm tươi mới. Vì bản mệnh của bạn rất hợp với màu xanh (Mộc sinh Hỏa). Đặc biệt, nếu có làn da trắng, tươi tắn bạn có thể chọn màu đỏ hoặc hồng (màu bản mệnh của Hỏa) để luôn nổi bật giữa mùa xuân mới.
- Màu tương khắc: Ngày đầu xuân, chắc hẳn bạn cũng chẳng muốn “đen cả năm” nên ắt sẽ tránh trang phục đen. Tuy nhiên, điều này nên được lưu ý thường xuyên vì mạng Hỏa cũng tương khắc với màu đen tượng trưng cho hành Thủy (Thủy khắc Hỏa).
- Gồm các tuổi: Giáp Tuất – 1934, Đinh Dậu – 1957, Bính Dần – 1986, Ất Hợi – 1935, Giáp Thìn – 1964, Đinh Mão – 1987, Mậu Tý – 1948, Ất Tỵ – 1965, Kỷ Sửu – 1949, Mậu Ngọ – 1978, Bính Thân – 1956, Kỷ Mùi – 1979
Mạng Thổ
- Màu tương sinh: Người mạng Thổ có khá nhiều sự lựa chọn màu cho trang phục trong ngày đầu năm mới. Bởi họ rất hợp với màu đỏ, màu hồng (Hỏa sinh Thổ), còn màu vàng và vàng đất lại chính là màu bản mệnh của Thổ nên càng tốt hơn.
- Màu tương khắc: Người mạng Thổ nên tránh dùng màu xanh trong trang phục vì Mộc khắc Thổ.
- Gồm có các tuổi: Mậu Dần – 1938, Tân Sửu – 1961, Canh Ngọ – 1990, Kỷ Mão – 1939, Mậu Thân – 1968, Tân Mùi – 1991, Bính Tuất – 1946, Kỷ Dậu – 1969, Đinh Hợi – 1947, Bính Thìn – 1976, Canh Tý – 1960, Đinh Tỵ – 1977
Màu đỏ và hồng rất hợp với mệnh Thổ
Cách chọn màu hợp mệnh tuổi
Ngoài việc lựa chọn màu sắc phù hợp theo sở thích, bạn cũng nên chú ý đến sự tương quan của phong thuỷ và màu sắc trong ngôi nhà của bạn, chọn màu sắc phù hợp với mệnh của mình sẽ đem lại cho bạn sự may mắn và thành công trong cuộc sống.
Mạng tuổi | THỦY | KIM | THỔ | HỎA | MỘC |
Màu sắc | Đen (xanh lam nhạt) | Trắng (Trắng sữa) | Vàng (Vàng marông) | Hồng (Hồng nhạt) | Xanh (Xanh lục nhạt) |
Màu sinh vượng | Trắng | Vàng | Hồng | Xanh | Đen |
Kiêng kị | Vàng | Hồng | Xanh | Đen | Trắng |
*Ngũ hành tương sinh
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...
Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
* Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành mình. Mình được lợi, nhưng được lợi trước mắt thôi.
* Sinh xuất: Hành mình làm lợi cho hành khác. Mình không hẳn là bị hại.
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất..
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất.
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất.
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất.
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất.
*Ngũ hành tương khắc
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được...
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
* Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành mình.
* Khắc xuất: Hành mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác.
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất.
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất.
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất.
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất.
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất.
Tóm lại: Chỉ cần nhớ sinh nhập và khắc xuất thì mình được lợi thế (chủ động), ngược lại sinh xuất và khắc nhập thì mình bị hại (bị động).
Màu sắc theo ngũ hành
- Mộc: Màu xanh lá cây lợt hoặc đậm (green).
- Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ (burgundy).
- Thổ: Màu vàng, da cam gạch lợt hay đậm hoặc màu vàng nhủ (gold).
- Kim: Màu trắng, màu bạc hay xám lợt (gray hoặc silver).
- Thủy: Màu đen, tím thẫm hay xanh da trời lợt hoặc đậm (blue).
*Mạng theo ngũ hành
-Mạng Kim, gồm có các tuổi:
Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933; Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941; Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955; Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985.
-Mạng Mộc gồm có các tuổi:
Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943; Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951; Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959; Nhâm Tý1972 & Quý Sửu 1973; Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.
-Mạng Thủy gồm có các tuổi:
Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945; Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.
-Mạng Hỏa gồm có các tuổi:
Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935; Mậu Tý1948 & Kỷ Sửu 1949; Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987.
-Mạng Thổ gồm có các tuổi:
Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.
إرسال تعليق