Nói tới những thành phố tắc nghẽn giao thông trên thế giới, không thể không kể đến hai thành phố lớn ở Đông Nam Á đó là Bangkok và Jakarta.
Bangkok, Thái Lan
Vấn đề giao thông tại Bangkok luôn ở tình trạng tồi tệ, tắc nghẽn khủng khiếp. Ảnh: internet
Vấn đề giao thông tại Bangkok trở nên tồi tệ hơn kể từ khi chính phủ đưa ra một chính sách mới nhằm hoàn thuế cho những người mua xe hơi lần đầu tiên.
Cùng với nguyện vọng sở hữu một chiếc xe bốn bánh và mong muốn chứng tỏ chút địa vị xã hội của người Thái, chính sách này đã khiến lượng xe tại Bangkok tăng lên 5 triệu chiếc, trong khi sức chứa chỉ hơn 2 triệu chiếc. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tắc nghẽn khủng khiếp ở thủ đô của xứ sở Chùa Vàng.
Jakarta, Indonesia
Cuộc sống củangười dân Indonesia phải được lên kế hoạch xung quanh tình trạng kẹt xe. Ảnh: internet
Những người dân Indonesia sống tại thủ đô Jakarta có một từ dành riêng để chỉ tình trạng ách tắc đó là "macet".
Cuộc sống của họ phải được lên kế hoạch xung quanh tình trạng kẹt xe, vốn thường xuyên xảy ra trong ngày. Việc di chuyển trong một quãng đường ngắn cũng có thể mất vài tiếng đồng hồ, một số nơi trong thành phố còn trở thành điểm ách tắc cố định.
Thật không may vì ở Jakarta có rất ít sự lựa chọn thay thế. Các phương tiên giao thông công cộng và kể cả sáng kiến một làn đường dành cho xe buýt xuyên Jakarta cũng không có hiệu quả, thậm chí còn khiến giao thông trở nên hỗn độn hơn.
Nairobi, Kenya
Giao thông ở đây trở nên tồi tệ hơn vào mỗi thứ sáu. Ảnh: internet
Trong một ngày giao thông thuận tiện, bạn chỉ mất 1 tiếng để đi hết quãng đường dài 12km nhưng vào nhữngbuổi tối thứ sáu, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 3 tiếng dù đi bằng bất cứ phương tiện nào.
Không thể đoán được tình hình giao thông là phong cách sống ở Nairobi. Cho dù nơi cần tới chỉ cách nhà bạn 1 km, bạn cũng nên đi sớm 1 tiếng hoặc đi bộ. Giao thông trở nên tồi tệ hơn vào mỗi thứ sáu, nếu có chút mưa phùn, bạn có thể ngủ một giấc trong xe chờ tới khi thông đường.
Manila, Philippines
Tình trạng giao thông tại Manila từng tồi tệ tới mức không thể hình dung được. Ảnh: internet
Tình trạng giao thông tại Manila từng tồi tệ tới mức không thể hình dung được. Bạn có thể lâm vào tình trạng tới nhà vào lúc rạng sáng hôm sau mặc dù tan sở đúng giờ.
Tuy nhiên, tình trạng trên đã được cải thiện kể từ khi một loạt quy định mới được ban hành. Những tài xế chỉ được lái xe vào một tuyến đường cụ thể một lần/tuần.
Chẳng hạn, nếu biển số xe của bạn có đuôi là 1, hoặc 2, bạn sẽ không được phép đi xe vào thứ hai. Nếu số đuôi của xe bạn là 3 hoặc 4, bạn không thể lái xe vào thứ ba.
Mặc dù vậy, quy định trên lại bỏ ngỏ trong thời gian cuối tuần, và tình trạng tắc nghẽn lại tái diễn khi tất cả mọi người có quyền phóng xe ra đường.
Mumbai, Ấn Độ
Ấn Độ cũng là nơi có nạn kẹt xe kinh khủng. Ảnh: internet
Các tài xế ở Sao Paulo thật may mắn vì tắc nghẽn 180km ở Sao Paulo có lẽ vẫn không khủng khiếp bằng 5km ở Ấn Độ.
Đó không phải là một sự cường điệu. Chiếc xe cứu thương mà bạn thấy giữa những làn đường là nơi các tài xe ở Ấn Độ nghĩ rằng họ sắp được đưa lên đó. Ngoài ra còn có bò, ngựa, người ăn xin vây quanh lấy xe bạn và đó chỉ là sự khởi đầu.
Những tài xế ở Ấn Độ có lẽ "phát rồ" tới mức tưởng rằng chiếc xe của mình đang được đẩy đi bằng những tiếng còi huyên náo ở phía sau chứ không phải chạy bằng nhiên liệu và họ chỉ có thể di chuyển với tốc độ rùa bò.
Seoul, Hàn Quốc
Các tài xế ở Seoul nổi tiếng với việc vi phạm luật giao thông, đặc biệt là vượt đèn đỏ. Ảnh: internet
Các tài xế ở Seoul nổi tiếng với việc vi phạm luật giao thông, đặc biệt là vượt đèn đỏ. Chính điều này đã khiến tình trạng giao thông ở Seoul trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn lái xe ra ngoại thành vào cuối tuần để đi dã ngoại, bạn chỉ có thể di chuyển với tốc độ 24-32 km/h, và tất nhiên khi quay lại Seoul vào chiều chủ nhật, bạn sẽ phải mất vài tiếng đồng hồ, thay vì 40 phút.
Dhaka, Bangladesh
Dhaka được mệnh danh là thành phố ô nhiễm chật chội nhất thế giới. Ảnh: internet
Dhaka được mệnh danh là thành phố ô nhiễm chật chội nhất thế giới. Thành phố này thiếu một hệ thống giao thông công cộng và một xa lộ chính để đáp ứng nhu cầu đi lại của 15 triệu người đang sống và làm việc tại đây. Có lẽ phải mất từ 2-3 tiếng đồng hồ để di chuyển được 15km bằng xe túc túc vào giờ cao điểm. Ngoài tắc đường, bạn còn phải chịu đựng thêm bụi bặm, khói xe, nóng nực và tiếng ồn. Luật giao thông ở Dhaka chưa được thực thi nghiêm túc và các phương tiện giao thông vẫn di chuyển theo cảm hứng.
Bangkok, Thái Lan
Vấn đề giao thông tại Bangkok luôn ở tình trạng tồi tệ, tắc nghẽn khủng khiếp. Ảnh: internet
Vấn đề giao thông tại Bangkok trở nên tồi tệ hơn kể từ khi chính phủ đưa ra một chính sách mới nhằm hoàn thuế cho những người mua xe hơi lần đầu tiên.
Cùng với nguyện vọng sở hữu một chiếc xe bốn bánh và mong muốn chứng tỏ chút địa vị xã hội của người Thái, chính sách này đã khiến lượng xe tại Bangkok tăng lên 5 triệu chiếc, trong khi sức chứa chỉ hơn 2 triệu chiếc. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tắc nghẽn khủng khiếp ở thủ đô của xứ sở Chùa Vàng.
Jakarta, Indonesia
Cuộc sống củangười dân Indonesia phải được lên kế hoạch xung quanh tình trạng kẹt xe. Ảnh: internet
Những người dân Indonesia sống tại thủ đô Jakarta có một từ dành riêng để chỉ tình trạng ách tắc đó là "macet".
Cuộc sống của họ phải được lên kế hoạch xung quanh tình trạng kẹt xe, vốn thường xuyên xảy ra trong ngày. Việc di chuyển trong một quãng đường ngắn cũng có thể mất vài tiếng đồng hồ, một số nơi trong thành phố còn trở thành điểm ách tắc cố định.
Thật không may vì ở Jakarta có rất ít sự lựa chọn thay thế. Các phương tiên giao thông công cộng và kể cả sáng kiến một làn đường dành cho xe buýt xuyên Jakarta cũng không có hiệu quả, thậm chí còn khiến giao thông trở nên hỗn độn hơn.
Nairobi, Kenya
Giao thông ở đây trở nên tồi tệ hơn vào mỗi thứ sáu. Ảnh: internet
Trong một ngày giao thông thuận tiện, bạn chỉ mất 1 tiếng để đi hết quãng đường dài 12km nhưng vào nhữngbuổi tối thứ sáu, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 3 tiếng dù đi bằng bất cứ phương tiện nào.
Không thể đoán được tình hình giao thông là phong cách sống ở Nairobi. Cho dù nơi cần tới chỉ cách nhà bạn 1 km, bạn cũng nên đi sớm 1 tiếng hoặc đi bộ. Giao thông trở nên tồi tệ hơn vào mỗi thứ sáu, nếu có chút mưa phùn, bạn có thể ngủ một giấc trong xe chờ tới khi thông đường.
Manila, Philippines
Tình trạng giao thông tại Manila từng tồi tệ tới mức không thể hình dung được. Ảnh: internet
Tình trạng giao thông tại Manila từng tồi tệ tới mức không thể hình dung được. Bạn có thể lâm vào tình trạng tới nhà vào lúc rạng sáng hôm sau mặc dù tan sở đúng giờ.
Tuy nhiên, tình trạng trên đã được cải thiện kể từ khi một loạt quy định mới được ban hành. Những tài xế chỉ được lái xe vào một tuyến đường cụ thể một lần/tuần.
Chẳng hạn, nếu biển số xe của bạn có đuôi là 1, hoặc 2, bạn sẽ không được phép đi xe vào thứ hai. Nếu số đuôi của xe bạn là 3 hoặc 4, bạn không thể lái xe vào thứ ba.
Mặc dù vậy, quy định trên lại bỏ ngỏ trong thời gian cuối tuần, và tình trạng tắc nghẽn lại tái diễn khi tất cả mọi người có quyền phóng xe ra đường.
Mumbai, Ấn Độ
Ấn Độ cũng là nơi có nạn kẹt xe kinh khủng. Ảnh: internet
Các tài xế ở Sao Paulo thật may mắn vì tắc nghẽn 180km ở Sao Paulo có lẽ vẫn không khủng khiếp bằng 5km ở Ấn Độ.
Đó không phải là một sự cường điệu. Chiếc xe cứu thương mà bạn thấy giữa những làn đường là nơi các tài xe ở Ấn Độ nghĩ rằng họ sắp được đưa lên đó. Ngoài ra còn có bò, ngựa, người ăn xin vây quanh lấy xe bạn và đó chỉ là sự khởi đầu.
Những tài xế ở Ấn Độ có lẽ "phát rồ" tới mức tưởng rằng chiếc xe của mình đang được đẩy đi bằng những tiếng còi huyên náo ở phía sau chứ không phải chạy bằng nhiên liệu và họ chỉ có thể di chuyển với tốc độ rùa bò.
Seoul, Hàn Quốc
Các tài xế ở Seoul nổi tiếng với việc vi phạm luật giao thông, đặc biệt là vượt đèn đỏ. Ảnh: internet
Các tài xế ở Seoul nổi tiếng với việc vi phạm luật giao thông, đặc biệt là vượt đèn đỏ. Chính điều này đã khiến tình trạng giao thông ở Seoul trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn lái xe ra ngoại thành vào cuối tuần để đi dã ngoại, bạn chỉ có thể di chuyển với tốc độ 24-32 km/h, và tất nhiên khi quay lại Seoul vào chiều chủ nhật, bạn sẽ phải mất vài tiếng đồng hồ, thay vì 40 phút.
Dhaka, Bangladesh
Dhaka được mệnh danh là thành phố ô nhiễm chật chội nhất thế giới. Ảnh: internet
Dhaka được mệnh danh là thành phố ô nhiễm chật chội nhất thế giới. Thành phố này thiếu một hệ thống giao thông công cộng và một xa lộ chính để đáp ứng nhu cầu đi lại của 15 triệu người đang sống và làm việc tại đây. Có lẽ phải mất từ 2-3 tiếng đồng hồ để di chuyển được 15km bằng xe túc túc vào giờ cao điểm. Ngoài tắc đường, bạn còn phải chịu đựng thêm bụi bặm, khói xe, nóng nực và tiếng ồn. Luật giao thông ở Dhaka chưa được thực thi nghiêm túc và các phương tiện giao thông vẫn di chuyển theo cảm hứng.
إرسال تعليق