Modulation - Demodulation: thiết bị điều chế và giải điều chế. Ví dụ với các modem ADSL hiện nay, line in sử dụng cáp tín hiệu analog (tương tự) (có thể chung dây điện thoại luôn - như VNN, Viettel vẫn làm). Đến nơi người sử dụng, cắm vào máy tính để sử dụng, vì vậy phải giải điều chế và điều chế thành tín hiệu digital (số). Và ngược lại, khi các ứng dụng trên máy tính đóng gói các gói tin, đẩy xuống tầng dưới (card mạng - NIC), tín hiệu ra là tín hiệu số (các dòng bit nhị phân), đến modem, nó cũng ko truyền ngay được, vì môi trường đến ISP là analog, cũng phải thực hiện điều chế để truyền đi.
Thường thì modem của chúng ta giờ ngoài loại một cổng còn có loại nhiều cổng , tức là tích hợp cả switch ở trong đó luôn rồi, hỗ trợ router luôn nữa.
Theo như bên vnpro có bàn luận, thấy có 2 bài viết đáng chú ý như sau :
1. Modem ADSL: dân kỹ thuật mình hay gọi quen rồi hay sao đó, chứ về bản chất thì modem chính là cái card modem hoặc cái Box modem để kết nối đường Dial up qua điện thoại để kết nối internet. Công dụng chính là chuyển đổi tín hiệu từ analog sang digital mà thôi, còn phần việc làm sao để kết nối internet thì do 1 router trên trạm họ làm. Như vậy khi họ chỉ con Router mà bạn dùng ở nhà để kết nối internet mà nói là : đây là còn modem ADSL thì họ đã gọi tắc đi mà thôi ( tắc đồng nghiã với sai về kỹ thuật )
2. Router ADSL: router là thiết bị định tuyến, tức là toàn bộ quá trình kết nối internet của bạn sẽ do con router này quyết định đường đi sau khi đã thiết lập PPPOE để kết nối. router ADSL thuộc lớp Access và nó là thiết bị layer 3, khác hẳn về cả vai trò và chức năng so với thiết bị modem layer 1. Nếu các bạn lưu ý sẽ thấy không có bất kì thiết bị được gọi là modem ADSL nào mà không có đính kèm chữ router.
+ Modem: một đặc điểm cơ bản của modem là nó có thể điều chế và giải điều chế các tín hiệu mang tin vào các tín hiệu đường dây để có thể truyền đi xa trong kết nối WAN. Quá trình điều chế có thể là số hoặc tương tự, điều này thì Router không thể làm được nếu không lắp thêm card chuyên dụng. Modem không có chức năng định tuyến cao cấp, ko cấu hình được giao thức định tuyến, cũng như nhiều tính năng khác của router, chỉ có tác dụng kết nối đến ISP và làm gateway cho mạng của bạn kết nối ra ngoài. Modem ADSL (router ADSL) có 2 chế độ hoạt động:
- Chế độ route : có hỗ trợ routing (static route, RIP), tuy nhiên ko hỗ trợ đầy đủ các giao thức định tuyến như một router thực sự. Một số modem cũng có chức năng định tuyến nhưng nó không hỗ trợ nhiều giao thức định tuyến như Router thôi. Một số Modem ADSL có hỗ trơ dynamic routing (RipV1,RipV2) Static Routing là D-link…..
- Chế độ bridge : ở chế độ hoạt động này, modem ADSL (router ADSL) như một cầu nối => khi đó modem ADSL (router ADSL) không còn chức năng định tuyến nữa. Modem ADSL lúc này chỉ thực hiện chuc năng kết thúc của đường truyền ADSL. Thiết bị đóng vai trò gateway sẽ do một thiết bị phía sau modem đảm nhận (là router chẳng hạn).
+ Router: ngược lại với những điểm trên của modem, giống với modem ADSL là có thể kết nối ADSL (nếu như router đó có hỗ trợ kết nối ADSL). Tác dụng của Router thì chắc không phải nói nhiều, nó có hai tính năng cơ bản đó là tìm đường và chuyển mạch các gói tin từ các môi trường khác nhau ví dụ từ Ethernet sang HDLC.
Người ta thường gọi modem ADSL là Router ADSL vì ngoài chức năng điều chế tín hiệu ADSL nó còn có thể thực hiện một số tính năng của Router như định tuyến tĩnh hoặc động (thường là RIP) tuy nhiên năng lực định tuyến thường không cao, thường chỉ áp dụng cho các kết nối đến nhà khác hàng hoặc một chi nhánh văn phòng nhỏ.
Đăng nhận xét