Những mẹo đơn giản giúp ích cho việc nấu cơm mà mọi người đều quan tâm.
Nếu nấu cơm nhiều dù có dùng nồi cơm điện cũng có thể bị nước trào ra ngoài. Để khắc phục tình trạng này, ta nên vo gạo trước 1 tiếng đồng hồ, dùng một lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Như vậy, khi nấu cơm, nước cơm sẽ không bị trào ra ngoài làm bẩn nồi cơm.
Khi nấu bằng nồi cơm điện bạn dễ gặp phải trường hợp cơm sống do thiếu nước. Khi đó bạn hãy xới cơm cho tơi ra, rồi dùng rượu trắng rưới vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín và khi ăn cơm không sợ có mùi rượu.
Thiếu nước cơm sống thì thừa nước cơm sẽ nhão. Để nồi cơm không bị bỏ đi bạn hãy cắt những mẩu ruột bánh mỳ để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào. Bạn cũng có thể chắt bớt nước khi phát hiện khả năng cơm sẽ bị nhão từ khi cơm mới sôi.
Chữa cơm nhão và hút mùi khê. Ảnh: Internet
Cơm khê gây mùi khó chịu cho người ăn, nguy cơ nồi cơm đó sẽ phải bỏ. Bạn có thể khắc phục bằng cách cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào nồi cơm khê, ấn cho miệng bát xuống bằng với nồi cơm, sau 1 – 2 phút mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê nữa.
Hoặc đặt lên trên cơm một miếng vỏ bánh mỳ, rồi đậy vung lại ngay, 5 phút sau, vỏ bánh mỳ sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
Cơm thừa không ăn hết bạn có thể giữ lại để hấp vào bữa sau tránh bỏ đi sẽ rất lãng phí. Cơm để hấp cần được đánh tơi, khi nấu cơm mới, đợi tới khi gần chín cho cơm nguội vào hấp. Hấp được một lúc thì trộn đều cơm nóng và cơm nguội với nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín nhừ.
Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn. Trước khi hấp cơm bạn nên rắc một chút nước lạnh vào, làm như thế cơm nguội khi hấp xong sẽ mềm như cơm vừa nấu.
Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ hấp cơm bằng nhựa thường đi kèm với một số nồi cơm điện để hấp cơm nguội riêng thay cách hấp trực tiếp với cơm nóng.
Nếu nấu cơm nhiều dù có dùng nồi cơm điện cũng có thể bị nước trào ra ngoài. Để khắc phục tình trạng này, ta nên vo gạo trước 1 tiếng đồng hồ, dùng một lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Như vậy, khi nấu cơm, nước cơm sẽ không bị trào ra ngoài làm bẩn nồi cơm.
Khi nấu bằng nồi cơm điện bạn dễ gặp phải trường hợp cơm sống do thiếu nước. Khi đó bạn hãy xới cơm cho tơi ra, rồi dùng rượu trắng rưới vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín và khi ăn cơm không sợ có mùi rượu.
Thiếu nước cơm sống thì thừa nước cơm sẽ nhão. Để nồi cơm không bị bỏ đi bạn hãy cắt những mẩu ruột bánh mỳ để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào. Bạn cũng có thể chắt bớt nước khi phát hiện khả năng cơm sẽ bị nhão từ khi cơm mới sôi.
Chữa cơm nhão và hút mùi khê. Ảnh: Internet
Cơm khê gây mùi khó chịu cho người ăn, nguy cơ nồi cơm đó sẽ phải bỏ. Bạn có thể khắc phục bằng cách cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào nồi cơm khê, ấn cho miệng bát xuống bằng với nồi cơm, sau 1 – 2 phút mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê nữa.
Hoặc đặt lên trên cơm một miếng vỏ bánh mỳ, rồi đậy vung lại ngay, 5 phút sau, vỏ bánh mỳ sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
Cơm thừa không ăn hết bạn có thể giữ lại để hấp vào bữa sau tránh bỏ đi sẽ rất lãng phí. Cơm để hấp cần được đánh tơi, khi nấu cơm mới, đợi tới khi gần chín cho cơm nguội vào hấp. Hấp được một lúc thì trộn đều cơm nóng và cơm nguội với nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín nhừ.
Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn. Trước khi hấp cơm bạn nên rắc một chút nước lạnh vào, làm như thế cơm nguội khi hấp xong sẽ mềm như cơm vừa nấu.
Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ hấp cơm bằng nhựa thường đi kèm với một số nồi cơm điện để hấp cơm nguội riêng thay cách hấp trực tiếp với cơm nóng.
Đăng nhận xét