Gừng có tính nóng nên không chỉ có tác dụng trị cảm lạnh, mà nó còn nhiều tác dụng khác như chống nôn, kháng viêm, khử mùi tanh của cá, thực phẩm và làm thực tươi ngon hơn.
1. Khử mùi trên thực phẩm
Ngoài công dụng khử mùi, trị cảm lạnh, gừng còn rất nhiều tác dụng hữu ích khác. Ảnh: internet
Gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối chà bên ngoài của miếng thịt vịt và sau đó xả lại bằng nước lạnh sẽ đánh bay mùi tanh của vịt. Lấy hỗn hợp này xoa lên toàn bộ thân cá (cá đã được rửa sạch) cũng sẽ làm cá hết mùi tanh.
Đối với thịt bò, bạn lấy một củ gừng, nướng trên bếp. Sau đó, cạo lớp vỏ bên ngoài, giã gừng thật nhuyễn, rắc lên thịt. Mùi thịt bò cũng giảm đi nhiều và giúp thịt mềm và ngon hơn.
Để những miếng thịt trong tủ lạnh sau khi rã đông không còn bị màu thâm bạn có thể cho thêm tí gừng tươi đập giập vào nước ngâm thịt, gừng sẽ giúp cho thịt tươi trở lại.
2. Chống nôn
Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do say tàu xe, nôn do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
3. Trị rối loạn tiêu hóa
Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày. Bị tiêu chảy, uống nước gừng tươi sẽ giảm bớt cho đến hết.
4. Chữa ho
Trà gừng có tác dụng chữa ho rất tốt.
Một củ gừng nhỏ, rửa sạch, cho lên bếp ga nướng cho tới khi nóng cháy xém đến khi nghe xèo xèo. Để nguội rồi lột vỏ, cắt nhỏ, giã (hoặc ép) cho ra nước. Trộn gừng với một ít mật ong (liều lượng tùy người uống) rồi cho nước nóng vào như pha trà. Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng, có thể chữa ho rất hiệu quả.
Bạn có thể làm một lần để tủ lạnh, lần sau cho vào lò vi sóng quay một chút cho ấm lên rồi uống.
5. Phòng ngừa cảm mạo
Trong những ngày lạnh giá hãy ngậm một lát gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay giúp tránh đượccảm lạnh. Trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh cũng nên ngậm gừng vì nó giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
6. Giảm đau, kháng viêm
Mỗi tối đắp bã gừng, ngâm tay chân trong nước gừng loãng 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp.Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
Chữa bất lực sinh lý là một trong những công dụng hữu ích của gừng.
7. Chữa bất lực sinh lý
Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập một lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
Đăng nhận xét