Bài viết sẽ giới thiệu với bạn khái niệm ISO, và cách thiết lập ISO sao cho chụp ảnh đẹp nhất có thể.
Trong nhiếp ảnh truyền thống (máy chụp phim), ISO (ASA) là dấu hiệu cho thấy độ nhạy cảm của phim với ánh sáng như thế nào. Nó được đo bằng các con số thường nhìn thấy trên phim (100, 200, 400, 800,...). Con số nhỏ hơn cho biết độ nhạy sáng thấp hơn và cho hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn khi chụp.
Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Censor). Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.
Thiết lập ISO cao hơn thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống tối hơn để có tốc độ chụp cao hơn (chẵn hạn như khi muốn chụp một hành động thể thao trong nhà, có ánh sáng yếu). Tuy nhiên cái giá phải trả trong trường hợp này là ảnh sẽ bị nhiểu hạt (Noise).
ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt.
Hầu hết mọi người đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp (máy ảnh sẽ cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt). Nhưng hầu hết các máy ảnh đều cho phép bạn lựa chọn ISO theo ý riêng của mình.
Khi thay đổi ISO, bạn sẽ nhận thấy nó tác động đến khẩu độ (aperture ) và tốc độ (Shutter Speed) cần thiết để có được một tấm ảnh phơi sáng tốt. Thí dụ khi thiết lập ISO từ 100 lên 400, bạn sẽ nhận thấy có thể chụp ở tốc độ cao hơn và (hoặc) khẩu độ nhỏ hơn.
Nếu có nhiều ánh sáng, muốn nhiễu hạt ít, đang dùng chân đỡ và chủ thể đang đứng yên nói chung tốt nhất là sử dụng ISO thấp.
Tuy nhiên nếu trời tối, muốn có nhiễu hạt, không có chân đỡ và (hoặc) chủ thể đang di chuyển thì cần xem xét để tăng ISO lên cao vì nó sẽ cho phép bạn chụp với tốc độc cao hơn mà vẫn có được tấm ảnh phơi sáng tốt.
Tất nhiên là ISO càng cao thì ảnh càng bị nhiễu hạt nhiều.
ISO hay độ nhạy sáng là tên gọi của một giá trị toán học biểu thị mức độ nhạy cảm của film hoặc cảm biến máy ảnh số với ánh sáng. Mỗi cuộn film chỉ có một giá trị ISO cố định, còn với máy ảnh số, tùy mức độ cao cấp của máy mà dải ISO có thể cao hay thấp.
Độ nhạy ISO
ISO là viết tắt của cụm từ International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế), một cơ quan của Châu Âu chuyên ban hành các tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Sở dĩ dùng tên gọi này là vì các nhiếp ảnh gia và hãng sản xuất muốn có một tên gọi chuẩn mực cho giá trị độ nhạy trên tất cả các dòng máy ảnh. Trước đây, ISO còn được biết đến dưới tên gọi ASA (American Standards Association) – Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Những người mê máy ảnh chụp phim chắc hẳn vẫn còn nhớ những loại phim ASA 50, 100, 200, 800, và 1600.
ISO cùng với tốc độ màn trập và khẩu độ là ba giá trị thông số quan trọng nhất quyết định đến kết quả phơi sáng và chất lượng của một tấm hình. Ngày nay, dải ISO thường dao động trong khoảng 25 cho tới 6400 (và còn hơn thế nữa) trên các dòng máy ảnh phổ thông. Giá trị này càng thấp thì phim hoặc cảm biến càng ít nhạy với ánh sáng và ngược lại. Điều này có nghĩa, ISO thấp thường được dùng trong điều kiện sáng mạnh, hoặc khi phơi sáng, còn ISO cao dùng khi chụp thiếu sáng hoặc tốc độ cao.
ISO và độ sạn của ảnh
Với ảnh phim, nếu là loại có ISO thấp, sau khi chụp xong, ngay khi soi dưới ánh sáng bạn đã có thể thấy phim rất mịn, và lúc in ảnh ra cũng vậy. Nhưng với loại ISO cao thì khác, các hạt sạn lấm tấm có thể thấy rõ bằng mắt thường dù là trên phim hay khi ảnh ra. Với máy ảnh số, nguyên lý cũng tương tự. Khi đủ sáng, độ nhạy ISO thấp, cảm biến máy ảnh không cần làm việc nhiều, do đó ảnh rất mịn. Ngược lại, khi không đủ sáng vào cảm biến, bộ phận này phải làm việc nhiều hơn để dựng lên một bức ảnh đầy đủ chi tiết, do đó sẽ xuất hiện những hạt sạn “kỹ thuật số”. Vậy khái niệm sạn “số” này là gì?
Cảm biến trong máy ảnh số sẽ tiếp nhận ánh sáng đi qua từ thấu kính và tái tạo chúng thành file ảnh. Trước tiên, ánh sáng sau khi qua ống kính sẽ tới màng lọc màu, hiện nay đa phần máy ảnh sử dụng màng lọc theo kiểu Bayer với 3 màu cơ bản là đỏ, lục, và lam. Mỗi sensor gồm hàng triệu các ô nhỏ (pixel), mỗi ô của Sensor phát ra lượng điện được nạp tương ứng với phần ánh sáng đập vào (thực chất là các lượng tử ánh sáng – photon). Tùy vào số lượng photon ánh sáng tới từng ô mà máy sẽ phân tích đưa ra số liệu về màu sắc của từng ô. Tất cả chúng tạo thành một ma trận điểm ảnh, vi xử lý của máy sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu điện thu nhận được này thành một file ảnh và ghi vào thẻ nhớ. Khi lượng ánh sáng đến cảm biến là quá nhỏ, không đủ để tạo thành các dòng tín hiệu điện, tức là có nhiều ô không nhận được photon ánh sáng, chúng sẽ không có màu sắc riêng biệt, mà chỉ là các chấm đen li ti, mà ta gọi là sạn. Lúc này vi xử lý hình ảnh phải dựa vào dữ liệu từ những điểm ảnh gần nhất để nội suy ra giá trị của ô đó, cho nên màu có vẻ hơi khác so với thực tế.
Ngày nay, đa phần các hãng máy ảnh đều chế tạo cảm biến có thể làm việc tốt nhất ở mức ISO thấp, thường là 100, với các máy DSLR cao cấp thì là 25 hoặc 50. Tuy độ sạn thường khiến chúng ta khó chịu, nhưng khá nhiều người lại thích yếu tố này, thậm chí còn phải dùng phần mềm hiệu chỉnh để tạo ra chúng, đơn giản vì sạn cũng khiến ảnh có chút gì đó tâm trạng và xưa cũ hơn.
ISO và hiệu ứng mờ
Giá trị ISO càng thấp đồng nghĩa với ảnh càng nét, mịn, và độ chính xác màu sắc càng cao, tất nhiên điều này đòi hỏi phải có nguồn sáng đủ mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp được điều kiện thuận lợi như thế. Ta vẫn thường xuyên phải chụp trong môi trường thiếu sáng, hoặc chụp những chuyển động nhanh của xe cộ hay động vật. Những tình huống đó, đương nhiên tăng ISO để có một bức ảnh sáng sủa, hoặc để giảm thời gian đóng màn trập là điều cần thiết. Nói cách khác, ISO cao sẽ giúp loại bỏ được những chuyển động nhanh bị nhòe. Nếu bạn muốn tận dụng hiệu ứng mờ, nhòe để nhấn mạnh một chuyển động nào đó thì đơn giản là giảm ISO xuống, thời gian đóng màn trập sẽ tự động tăng lên, và bạn sẽ có một tấm hình như ý
ISO và kích cỡ của cảm biến
Cảm biến to không có nghĩa là số “chấm” sẽ lớn, nhưng lượng sáng nó thu được là nhiều hơn, và vì thể bức ảnh sẽ có độ tái tạo màu sắc là cao nhất có thể. Các máy ảnh compact và điện thoại có cảm biến rất nhỏ, vì thế đa phần việc xử lý ảnh phải dựa vào phần mềm và chip xử lý của máy, do đó số lượng sạn “số” nhiều là không thể tránh khỏi.Diện tích cảm biến bé mà độ phân giải lại cao nên các ô nhỏ được xếp rất khít nhau, vì thế ngay cả khi để tái tạo ISO 800 đã bắt đầu xuất hiện nhiều sạn. DSLR thì ngược lại, diện tích mỗi ô là to hơn, lượng sáng tới cũng nhiều hơn, vì thế thường thì phải ở ISO 1600 ta mới nhận thấy có sạn.
Lời khuyên
Như đã nói ở trên, ISO càng nhỏ thì ảnh càng đẹp, mịn, và chân thực. Với đa số các máy ảnh ngày nay, thiết lập ISO 100-200 sẽ cho kết quả tốt nhất. Trong điều kiện đủ sáng, và không phải chụp chuyển động nhanh, tốt nhất không nên đặt ISO quá 400. Việc thiết lập ISO cao, tốt nhất bạn nên thử nghiệm xem máy của mình bắt đầu xuất hiện sạn ở mức nào, và với bạn độ sạn như thế nào là có thể chấp nhận được. Và hãy lưu ý một điều, nếu bạn định in ảnh khổ to, đặc biệt nên lưu ý tới ISO, vì có thể sạn sẽ xuất hiện nhiều và rõ nét hơn so với khi xem trên máy tính.
ISO trong nhiếp ảnh kỹ thuật số là gì?
Trong nhiếp ảnh truyền thống (máy chụp phim), ISO (ASA) là dấu hiệu cho thấy độ nhạy cảm của phim với ánh sáng như thế nào. Nó được đo bằng các con số thường nhìn thấy trên phim (100, 200, 400, 800,...). Con số nhỏ hơn cho biết độ nhạy sáng thấp hơn và cho hình ảnh ít bị nhiễu hạt hơn khi chụp.
ISO trong nhiếp ảnh kỹ thuật số
Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh (Censor). Các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, số càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và mịn hơn.
Thiết lập ISO cao hơn thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống tối hơn để có tốc độ chụp cao hơn (chẵn hạn như khi muốn chụp một hành động thể thao trong nhà, có ánh sáng yếu). Tuy nhiên cái giá phải trả trong trường hợp này là ảnh sẽ bị nhiểu hạt (Noise).
ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt.
Hầu hết mọi người đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động (Auto Mode), khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp (máy ảnh sẽ cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt). Nhưng hầu hết các máy ảnh đều cho phép bạn lựa chọn ISO theo ý riêng của mình.
Khi thay đổi ISO, bạn sẽ nhận thấy nó tác động đến khẩu độ (aperture ) và tốc độ (Shutter Speed) cần thiết để có được một tấm ảnh phơi sáng tốt. Thí dụ khi thiết lập ISO từ 100 lên 400, bạn sẽ nhận thấy có thể chụp ở tốc độ cao hơn và (hoặc) khẩu độ nhỏ hơn.
Các vấn đề cần chú ý khi lựa chọn ISO
- Ánh sáng: Chủ thể cũng được chiếu sáng?
- Nhiễu hạt: Bạn muốn một tấm ảnh bị nhiễu hạt nhiều hay ít?
- Chân máy: Bạn có sử dụng chân đỡ (Tripod)?
- Chuyển động: Chủ thể cần chụp đang chuyển động hay đứng yên?
Nếu có nhiều ánh sáng, muốn nhiễu hạt ít, đang dùng chân đỡ và chủ thể đang đứng yên nói chung tốt nhất là sử dụng ISO thấp.
Tuy nhiên nếu trời tối, muốn có nhiễu hạt, không có chân đỡ và (hoặc) chủ thể đang di chuyển thì cần xem xét để tăng ISO lên cao vì nó sẽ cho phép bạn chụp với tốc độc cao hơn mà vẫn có được tấm ảnh phơi sáng tốt.
Tất nhiên là ISO càng cao thì ảnh càng bị nhiễu hạt nhiều.
Các tình huống mà có thể bạn phải cần nâng ISO lên cao
- Các sự kiện thể thao trong nhà, nơi chủ thể cần chụp luôn di chuyển nhanh và ánh sáng rất hạn chế.
- Các buổi hòa nhạc, cũng là nơi có ánh sáng thấp và không được sử dụng đèn Flash.
- Phòng trưng bày nghệ thuật, tranh ảnh,... là những nơi thường không đủ ánh sáng và cũng không cho sử dụng đèn Flash.
- Buổi tiệc, sinh nhật,... thổi nến trong một căn phòng tối sẽ cho một tấm ảnh đẹp nhưng nó sẽ bị hủy hại nếu sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp bạn chụp được cảnh này mà không cần Flash.
Đăng nhận xét