1. Nhu cầu cần phải kiểm tra thiết bị truyền dẫn.Chất lượng truyền dẫn thường bị suy giảm do thiết bị phát sóng số mặt đất
DVB-T. Tuy nhiên có thể phát hiện được các vấn đề này nhờ các thiết bị giám sát đặc biệt.
Đối với các hệ thống truyền dẫn tương tự như hệ truyền hình
PAL thì độ suy giảm chất lượng truyền dẫn sẽ gây ra hậu quả chung đó là làm giảm chất lượng hình ảnh. Điển hình như chất lượng hình ảnh giảm dần làm xuất hiện nhiễu nhưng chương trình truyền hình vẫn xem được cho đến khi mức nhiễu quá cao và hệ thống truyền hình mất đồng bộ. Còn với hệ thống truyền hình số khi chất lượng truyền dẫn suy giảm thì tín hiệu chương trình thu sẽ không bị ảnh hưởng cho tới khi tạp âm và nhiễu gây ra cho hệ thống thu kỹ thuật số lên đến mức ngưỡng. Sau đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về chất lượng truyền dẫn sẽ làm mất hình ảnh hoàn toàn. Hiện tượng này thường được gọi là "hiệu ứng vách đá" (clift effect). Nó làm hoạt động của hệ thống truyền hình kỹ thuật số không nhạy cảm với những thay đổi nhỏ về chất lượng truyền dẫn khi ở xa mức ngưỡng. Tuy nhiên, đặc tính ưu việt này cũng có mặt hạn chế của nó đó là không hiển thị cảnh báo khi sắp đến mức ngưỡng. Để đảm bảo độ tin cậy thì cần phải biết được hệ thống truyền dẫn đang hoạt động ở khoảng cách nào so với điểm ngưỡng.
2. Phương pháp BER.Bộ thu giám sát truyền hình kỹ thuật số đầu tiên là bộ cho phép xác định tỷ lệ lỗi bit (BER). Điều này đơn giản cho việc triển khai khi mà dữ liệu được cung cấp bởi vi mạch giải mã
COFDM và rất dễ dàng được xử lý. Ví dụ, giá trị Pre-Viterbi BER có thể tính toán được từ số lượng bit được sửa lỗi bởi bộ giải mã Viterbi trên mỗi giây (là một phần của hệ thống sửa lỗi) DVB-T (
FEC: Forward Error Corection). Khi hệ thống truyền dẫn đang hoạt động cách xa điểm ngưỡng, một vài lỗi xảy ra và giá trị Pre-Viterbi BER sẽ gần với giá trị 0. Khi hệ thống tiến đến mức ngưỡng thì giá trị Pre-Viterbi BER tăng đột ngột, tạo ra vài cảnh báo trước khi giá trị Post-Viterbi BER tăng và lỗi hình ảnh bất ngờ xảy ra. Hạn chế của phương pháp này là giá trị Pre-Viterbi BER tăng chỉ khi mức ngưỡng là rất gần. Điều này xảy ra khi tác dụng của hiệu ứng vách đá gây ra bởi phương pháp điều chế COFDM chứ không phải phương pháp FEC. Phương pháp FEC đơn giản chỉ làm nhạy bén thêm giới hạn mức điểm ngưỡng. Vì thế, phương pháp BER có thể đưa ra được các cảnh báo nhưng vẫn còn chậm.