So sánh giữa công nghệ lưu trữ NAS và SAN

Cùng với sự phát triển như vũ bão của nghành công nghệ thông tin như hiện nay, tất cả những công ty hay tập đoàn dù lớn hay nhỏ đều mong muốn đảm bảo được hệ thống cơ sở dữ liệu luôn được an toàn trong mọi sự cố như :hỏng thiết bị, cháy nổ..từ đó công nghệ lưu trữ dữ liệu đã ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết để an toàn dữ liệu cho toàn bộ hệ thống…
1. Công nghệ lưu trữ
  DAS (direct attached storage) là các ổ cứng SCSI gắn bên trong các máy chủ. Các ứng dụng có thể truy cập vào ổ cứng gắn trong ở mức độ block-level hay file-level.
  NAS (Network Atteched Storage) là công nghệ lưu trữ mà theo đó các thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp vào mạng IP và sử dụng các giao thức chia sẻ file để cho phép các thiết bị trên mạng IP truy cập vào. Thiết bị lưu trữ này được truy cập ở cấp độ file thông qua NFS hoặc CIFS. Có thể Share dử liệu giữa các Server.
  SAN (Storage Area Network) là một mạng riêng được thiết kế cho việc mở rộng các thiết bị lưu trữ một cách dễ dàng và các máy chủ khi kết nối với SAN sẽ hiểu như là một khối HDD đang chạy trên cục bộ . SAN hiện có 2 loại chính dùng 2 kiểu protocol khác nhau, là Fiber Channel và iSCSI. Chi phí triển khai hệ thống SAN cực kỳ đắt , nó đòi hỏi phải dùng các thiết bị Fiber Chennel Networking, Fiber Channel Swich,...
2. Lựa chọn công nghệ mạng lưu trữ NAS or SAN
  Hai loại mạng lưu trữ SAN và NAS được nghiên cứu phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Một số lợi ích của mạng SAN bao gồm khả năng truy cập lượng dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trên các máy tính khác nhau, truy cập thời gian thực hoặc gần với thời gian thực để cập nhật dữ liệu, hỗ trợ các thiết bị SCSI, tốc độ nhanh và tránh hiện tượng nghẽn mạng thường xảy ra trong mạng Ethernet.
  Những ưu điểm của mạng NAS bao gồm cấu hình tương đối đơn giản, khả năng tương thích với các hệ thống truy cập tên/mật khẩu hiện có, và tính tương thích với các hệ thống chia sẻ server.
  Sự khác biệt giữa SAN và NAS là rất nhỏ. Thiết bị của NAS sử dụng giao thức IP để truyền file đến máy trạm còn mạng SAN sử dụng giao thức SCSI cung cấp các khối dữ liệu đến Server. 
  Thiết bị NAS gửi tệp tin theo yêu cầu trong khi SAN cho phép truy cập trực tiếp vào disk. Trong một số môi trường thì NAS là phù hợp, trong một số môi trường khác thì SAN lại thường được sử dụng hơn. Nhìn chung, cả hai loại mạng SAN và NAS ngày nay đều có khả năng đáp ứng được những nhu cầu như nhau.
  Khả năng bảo trì hệ thống cũng là một nhân tố chính trong việc lựa chọn các thiết bị lưu trữ được chia sẻ. Như một nguyên tắc chung, bạn có thể bảo trì các hệ thống SAN thông qua hệ điều hành của các thiết bị SAN. Tuy vậy, nhiều nhà cung cấp SAN đã phát triển những công cụ bảo dưỡng mạng dựa trên giao diện đồ họa khá thân thiện cho người sử dụng. Nếu bạn đã quen và không cảm thấy phiền khi sử dụng các dòng lệnh với hệ điều hành thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên hệ thống SAN và dễ dàng để bảo dưỡng. Thông thường, bạn có thể bảo dưỡng hệ thống NAS thông qua giao diện Web. Hệ thống NAS thường đơn giản hơn trong việc bảo dưỡng trừ khi bạn sử dụng chúng trong một mạng quá phức tạp. Các giao diện bảo dưỡng hệ thống NAS thường hoàn chỉnh, mặc dù vậy đôi lúc cũng có những việc chỉ có thể được thực hiện trên SAN mà không làm được trên NAS. 
  Nhìn chung, SAN hay NAS đều có thể đáp ứng tốt khả năng lưu trữ dữ liệu nói chung hay khả năng lưu trữ Video dùng chung trong ngành Truyền hình nói riêng. Việc lựa chọn SAN và NAS là tuỳ theo mục đích chủ quan của người sử dụng.
3. Tích hợp NAS và SAN
  NAS cung cấp cả lưu trữ và một hệ thống tập tin. Điều này thường tương phản với SAN ( Storage Area Network ), chỉ cung cấp dựa trên lưu trữ khối. SAN giao thức được SCSI , Fibre Channel , iSCSI , ATA qua Ethernet (AoE), hoặc HyperSCSI .
  Mặc dù có sự khác biệt giữa SAN và NAS, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau mà có các giải pháp cho phép tích hợp cả hai công nghệ này.Việc tích hợp SAN và NAS có thể theo các cách sau:
  • Sử dụng các máy chủ chia sẻ File gắn vào mạng SAN. Máy chủ chia sẻ file sẽ sử dụng một phần dung lượng SAN và thực hiện vai trò của NAS.
  • Sử dụng các cổng NAS: các cổng NASS chuyên dụng sẽ thay thế vai trò của máy chủ chia sẻ file như cách 1. 
  • Một số thiết bị lưu trữ có sẵn tính năng hibrid: cung cấp truy cập qua SAN và NAS trên cùng thiết bị.
4. Lợi ích của việc tích hợp NAS và SAN
  • Kết hợp block và file- level data thành 1 khối dữ liệu đơn giản hóa việc lưu trữ 
  • Dễ dàng tích hợp cung cấp file, lưu trữ nhanh nhất
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp , giảm chi phí lưu trữ tổng thể
  • Linh hoạt trong việc cho phép kết nối, cải thiện hiệu năng
  • Khả năng mở rộng và đáng tin cậy cung cấp giải pháp sẵn sàng cao
Với những những khái niệm trên giúp cho người đọc có thể hiểu được phần nào về mạng lưu trữ, lợi ích tích hợp NAS và SAN và có thể vận dụng trong thực tế một cách hợp lý các tài nguyên lưu trữ.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn