Phá password laptop, Đây là phần mềm nhỏ gọn, dể sử dụng giao diện.
Các bạn làm theo các bước sau:
Phá password BIOS của laptop không phải việc dành cho “người mới, chưa hiểu gì về phần cứng”. Yêu cầu tối thiểu bạn phải biết xác định “dữ liệu nhạy cảm” được chứa ở đâu trên mainboard.
Trong bài viết dưới đây, thông tin về password được chứa trong eprom 24C02 thường nằm gần chip BIOS. Bạn phải xả eprom ra rồi dùng máy nạp ROM (TME Supper Pro 580U) để đọc nội dung ra 1 file .bin. Rồi dùng tool Sony Analyzer hoặc IBM pass 2.1 Lite để xem password. Hoặc xóa password mà không dùng tool.
- Dùng tool: Sony Analyzer
- Dùng tool: IBMpass 2.1 Lite
- Không dùng tool.
1. Cách thứ nhất: Dùng tool Sony Analyzer
Các bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Tháo Eprom 24c02 ra, dùng máy nạp rom đọc lại và lưu thành 1 file.
Bước 2: Chạy chương trình Analyzer.exe. Click vào Open Dum, sau đó chọn file Rom vừa lưu và …Ok. Chương trình sẽ hiện lên password của máy tại ô password ( trường hợp này là clemens ).
Ngoài ra chương trình còn cho chúng ta biết được: ngày sản xuất, serial máy,…
2. Cách thứ hai: Dùng tool IBMpass 2.1 Lite
Các bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Cũng phải tháo Eprom 24c02 ra, dùng máy nạp rom đọc lại và lưu thành 1 file.
Bước 2: Chạy tập tin ibmpass2.exe. Chọn File –> Open, chọn file .bin vừa lưu.
Bước 3: Chọn View –> Translation –> SHR1 ( Acer & Sony )
Bước thứ 4: Click vào nút AA ( góc trái bên trên ) để chạy chương trình. Password nằm trên dòng địa chỉ 0×000 ( trường hợp này là clemens )
Lưu ý: chương trình này còn giải được password một số dòng máy Acer và IBM R series.
3. Cách thứ ba: không dùng bất kỳ tool nào.
Phương pháp này đơn giản, không cần software nhưng chỉ “ phá “ mất password chứ không “ biết “ được password.
Các bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Tháo Eprom 24c02 ra, dùng máy nạp đọc lại và, lưu thành 1 file ( dự phòng ).
Bước 2: Nhấn vào nút Buffer để sửa nội dung.
Bước 3: Tại dòng địa chỉ 0×000, ta thay tất cả các giá trị = FF.
Bước 4: Nạp lại file đã sửa trong Buffer vào Eprom 24c02
Đăng nhận xét