Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo của LNB (Low noise block)

Kim thu, nhụy, Low noise block downconverter ( LNB) là cái gì ?.

Mô tả bằng tiếng Anh. Có một vấn đề là mình dốt nói, nói tay bo trên ăng ten mà có người mãi ko hiểu, nên trong này mình nói hơi dài. Mấy năm qua càng sửa cái post này càng dài.

LNB có tiếng dân dã ở chợ giời Hà Nội là kim thu, Sài Thành là nhuỵ, là cái cục bằng nắm tay đặt ở tâm hội tụ của chảo Ku. Trong cấu hình đơn giản 1 ăng ten - 1 đầu thu, thì LNB nối với đầu thu bằng cáp đồng trục 75 ôm như cáp đồng trục truyền hình cáp. Chú ý là LNB dùng giắc xoắn.

Toàn bộ chức năng của LNB là: nó chuyển tần số cao của sóng mang từ vệ tinh thành tần số thấp hơn IF. IF chuyển được trong cáp đồng trục 75 ôm từ ăng ten xuống đầu thu. IF truyền trong cáp nằm trong băng L 950-1950 MHz.

LNB có tần số dao động riêng là LO Local Oscillator frequency , nó tạo ra trung tần IF Intermediate frequency bằng hiệu của tần số đến Carrier Input frequency và LO. LNB khếch đại nhễu thấp tín hiệu IF bằng các mạch khếch đại đóng kín, rồi đẩy IF qua cáp đồng trục gọi là Output L band into cable. LNB chuyển đổi toàn bộ các sóng đến trong dải tần của nó nên cũng đẩy cả một dải các IF vào cáp, nhờ vậy LNB được gọn nhẹ đơn giản ngoài trời, và có nhiều đầu thu thu các kênh khác nhau có thể dùng chung LNB.

LNB có thể có 2 LO và 2 phân cực, đầu thu sẽ phát lệnh chọn phân cực và LO qua đường cáp đồng trục. Nguồn nuôi LNB cũng từ đường đó. Như vậy, cáp đồng trục vận chuyển hai chiều tín hiệu giữa đầu thu và LNB. Giữa đầu thu và LNB có thể có các công cụ khác như bộ chi splitter, hộp đấu switch, bộ chọn ăng ten DiSEqC, motor chảo... Ngôn ngữ để các thiết bị này giao tiếp là DiSEqC. Vì đầu thu truyền nguồn và tín điệu điều khiển qua cáp lên LNB nên phát sinh các khó khăn khi dùng chung LNB. Khi đấu mỗi đầu thu đến nhiều LNB khác nhau cũng phát sinh những khó khăn khác. Trong trường hợp chia một ăng ten - 1 LNB cho nhiều đầu thu, người ta sử dụng các chuyển mạch switch và đơn giản rẻ tiền hơn switch là splitter. Ngược lại, khi một đầu thu ấu với nhiều ăng ten thì sử dụng thiết bị chọn ăng ten được gọi luôn theo chuẩn mã điều khiển DiSEqC ,  (Digital Satellite Equipment Control). Trong một mạng phức tạp người ta kết hợp các DiSEqC và các switch để nhiều đầu thu dùng chung nhiều ăng ten.

Cần nhắc là các thiết bị dùng cho ăng ten vệ tinh phải chạy được dải L khoảng 1 đến 2 GHz, trong khi VHF/UHF của đờng cáp TV dưới 1 GHz, dải này được ghi ngay trên nhãn thiết bị.

Downconverter là chuyển đổi (convert) xuống tần số thấp (down), "Low noise block downconverter" là "chuyển xuống tần số thấp dạng cục ít ồn". Nó thuộc phần tương tư của thiết bị thu, chuyển tần số cao của sóng vê tinh thành tần số L băng thấp dễ tải trong cáp 75 ôm ( 75 ohm, cũng là cáp đồng trục dùng cho truyền hình cáp ). Cáp này cắm vào đầu thu, hộp cao tần ở đầu thu sẽ chon lọc khếch đại tiếp, chọn lấy một tần số trong dải IF. Hộp cao tần là phần tương tự cuối cùng trong chỗi sử lý tín hiệu. Sau đó, cho tín hiệu đến IC AD của đầu thu, chuyển từ tương tự analog sang số digitall. Mỗi sóng mang này chữa thông tin của nhiều kênh liên lạc như truyền hình, sẽ được phần số của đầu thu lọc ra kênh đang xem, rồi biến đổi tín hiệu số đó thành âm thanh hình ảnh.

Về nguyên tắc thì có một tiêu chuẩn gần như số có thể điều khiển toàn bộ đường dây bằng một tần số tín hiệu thấp , là tín hiệu 22KHz, do đầu thu phát ra, nhưng hệ thống tiêu chuẩn hiện nay lại thừa kế một số cách truyền lệnh hồi tương tự, trong đó có thay đổi điện áp nguồn để điều khiển-mỗi mức nguồn cấp chạy một chế độ LNB như chọn phân cực, mỗi LNB có thể có 2 phân cực nhưng cùng lúc chỉ chạy một phân cực. Công thức điều khiển LNB đơn giản là, phân cực được chọn bằng mức ngồn:  13 volt là V còn 18 volt là H, LO được chọn bằng 22 KHz off là thấp và on là cao (Universal LNB có 2 LO).

Bộ chọn ăng ten DiSEqC (Digital Satellite Equipment Control), là thiết bị đấu với nhiều ăng ten (LNB) và ra một đầu thu, đầu thu sẽ điều khiển DiSEqC chọn một trong số các ăng ten (LNB) đó, chỉ có tín hiệu của ằng ten được chọn mới được DiSEqC cho qua đi đến đầu thu. Thật ra, DiSEqC là tên bộ tiêu chuẩn tín hiệu điều khiển đường cáp 75 ôm nhưng trong trường hợp này dùng hơi riêng. CácDiSEqC cũng có thể nối tầng với nhau.

Nhiều ăng ten đấu nối với nhiều đầu thu sao cho các đầu thu vẫn thu thoải mái ?. Và Switch là một thiết bị đấu vào nhiều ăng ten như DiSEqC, nhưng cho ra nhiều đầu thu, như một bộ tổng đài, sẽ phải "phiên dịch" các lệnh điều khiển của các đầu thu để "phân phối" các đấu nối chuyển mạch từ ăng ten (LNB) hợp lý.

Với một cấu tạo đơn giản hơn, thì các SP Satellite Spliter chia đơn giản tín hiệu từ LNB ra nhiều đầu thu, chỉ có một đầu thu trong số dó được điều khiển LNB, nên các đầu khác mất một phần chức năng như chọn phân cực và chọn LO, điều này được các nhà vận hành vệ tinh đặt các nhà thiết kế để có được những vệ tinh cho phép mọi đầu thu mắc vào SP vẫn đủ chức năng, thích hợp với các thành phố hiện đại rất hiếm chỗ đặt chảo. Cái hài hước là, Vinasat-1 có khả năng làm điều đó trong dải Ku, vì nó chỉ có một phân cực H không cần lệnh chọn phân cực, và dải tần của nó hẹp chỉ cần một LO không cần lệnh chọn LO, nhưng điều đó không được thực hiện vì các hãng khai thác Vinasat-1 dùng các đầu thu rất lởm không thu được toàn dải tần và cần đến lệnh điều khiển LO, các đầu thu này bán đắt gấp 5-7 lần đầu thu cùng chức năng, và nếu như không bán cho Vinasat-1 thì các hãng sản xuất đầu thu này như Opentel chỉ bán được cho hổ, điều đó không có gì lạ vì bản thân cái Vinasat cũng vậy.

Gọi là "ăng ten vệ tinh" thì hiểu đó là bộ chảo, gồm chảo có bộ giá hướng ba góc AES và một cái LNB nối với đầu thu. Thế nhưng mà, LNB không thật sự là một kim thu, cũng như chảo không là một ăng ten trong cách thường gọi nó. Ăng ten, antenna là dây trời, thì trong LNB có cả dây trời và dây đất. Kim thu là cái kim bé tẹo nằm bên trong LNB chứ cái LNB không phải là kim thu, và cần hiểu "cách thường gọi".

low noise block LNB là những thiết bị điện tử được bọc kín trong hộp kim loại chống nhiễu ( low noise block = khối kín ít nhiễu), đương nhiên có thể hiểu là nó có downconverter được đóng hộp (block) và có upconverter cũng được đóng hộp và đều là LNB. Tuy nhiên, đó là ngôn ngữ của các kỹ sư, ngôn ngữ dân dã thì LNB được dùng để chỉ cái downconverter. Vì mật độ công suất bức xạ của tín hiệu vệ tinh khi đến mặt đất rất lớn nên phải nhét mạch downconverter vào trong cái low noise block và chọn lọc khếch đại nó lên đủ khỏe trước khi nó ra khỏi cái low noise block đó, để mà không khếch đại chọn lọc luôn cả nhiễu nền. Trong khi đó mạch upconverter để bắn lên vệ tinh thì sóng của nó khỏe tưng bừng không cần cái low noise block, mà cái block của mạch này dùng để bảo vệ những người gần nó khỏi sóng siêu cao tần. Đại khái nghĩa từ có nguồn gốc như thế.

LNB dùng làm gì ?

Rất đơn giản, sóng vệ tinh không truyền trong cáp được, mà không ai muốn lên nóc nhà xem TV. Vậy cần có cái cục sơ chế sóng vệ tinh ở tâm chảo, truyền sóng sơ chế vào cáp, đẹm xuống TV. Ngày xưa hàng điện tử cao tần rất cồng kềnh nên người ta đơn giản hóa chức năng của LNB. LNB làm giảm tần số sóng mang từ 3-30 GHz xuống khoảng băng L 950-1950 MHz. Băng L truyền được trong cáp TV.

Ngôn ngữ nhiều học vấn về Hình Học hơn ? LNB ? Nó là cục thiết bị bằng nắm tay đặt ở chỗ chảo hội tụ, thu lấy tín hiệu và truyền vào cáp đến đầu thu. LNB được nuôi bằng nguồn từ đầu thu truyền qua cáp, LNB cũng nhận lênh điều khiển qua tín hiệu 22KHz và mức điện áp mà đầu thu truyền vào cáp, các thiết bị khác trên đường dây như motor chảo cũng đươc đầu thu điều khiển bằng tín hiêu 22KHz này. Ngoài ra, về hình học thì một số kim thu có cái đầu bọp chống ngấm nước, một số thì không - phải quấn cao su đốt co. Miệng LNB bằng khoảng bước sóng, C band là 10 phân còn Ku thường là 4, miệng LNB là cái hốc hội tụ (feedhorn) như một phần tử trong mảng của ăng ten mảng pha dùng trên radar. Cái hốc hội tụ (feedhorn) dẫn sóng đến ống dẫn sóng tube. Với các LNB thường dùng thu các vệ tinh phân cực vuông góc, thì ống này có hai "kim thu" vuông góc với nhau để thu hai phân cực đó, nằm trong ống dẫn sóng tube. Mỗi kim thu có thể đối diện với một mặt phằng trên thành ống để dao động cho khỏe. Các kim thu này dẫn dao động điện nó thu được đến mạch điện tử ít ồn nằm ngay chân của kim nhưng ngăn cách với kim bởi thành ống kim loại. Cái hốc hội tụ và ống như thế có cấu tạo hình học rắc rối nên gia công cắt gọt đột dập khá đắt, ngày nay thường đúc nhôm áp lực cao rồi sửa lại chút giá rẻ bèo, vì cái ngành úc áp lực nhôm ngày nay chạy bằng máy tự động.

Định nghĩa về mặt điện tử ? Thực chất, thiết bị này bao gồm tính năng trung tần. Nó trộn tín hiệu cao tần từ vệ tinh (Input band thường có 3 dải C, Ku và Ka), vào tần riêng tạo ra bên trong LNB (Local Oscillator LO frequency), ra cái trung tần là hiệu của chúng nằm trong băng L 950-1950 MHz. Trung tần thường được gọi là tần số đầu ra cáp của LNB (Output L band into cable), trung tần được ký hiệu đúng là IF Intermediate Frequencie, IF thuận tiện cho truyền dẫn chọn lọc khếch đại... Trung tần bao gồm nhiều tần số của cả dải, mỗi TP trên vệ tinh phát đi một tần số cao tần, tất cả các phân cực phù hợp với phân cực đang được LNB thu, và nằm trong dải thiết kế của LNB, đều được biến đổi vào cáp và mỗi cao tần ấy biến thành một trung tần trong cáp.  Nó cũng như cái radio chế tạo ra trung tần bằng tần số thu được từ ăng ten và tần số bộ dao động nội, rồi chon lọc khuếch đại trung tần ấy dễ dàng, trước khi lọc lấy âm tần từ trung tần, cho ra loa. Trung tần IF đi ra khỏi LNB bằng dây cáp đồng trục và do đó đóng kín mạch chống nhiễu từ trong LNB, đến lớp vỏ ngoài cáp đồng trục và chui vào trong hộp cao tần của đầu thu, tất cả mọi điểm đều bọc kim loại kín, và do đó dây không được nối, nếu nối phải làm vỏ dây khá khoai. Hộp cao tần của đầu thu thật ra là xử lý các trung tần được LNB chuyển đến, hộp này bằng bao diêm hay đơn giản hơn là hàn lên như là một phần của board mạch chính. Hộp cao tần nó được điều khiển số, lọc lấy sóng cần thu là một trong số nhiều trung tần mà LNB gửi đến đầu thu, là một sóng mang đã được điều biến (điều biến là nhét tín hiệu tương tự cần tải vào sóng mang), và lọc tiếp ra hạ tần như là "âm tần" của radio, tức là tín hiệu tương tự mà sóng mang tải đi. "Âm tần" hay hạ tần của máy thu vệ tinh không tồn tại quá lâu mà nó được số hóa thành một chuỗi bít số để sử lý tiếp ở phần số cũng ở trong đầu thu. 

Mỗi trung tần từ LNB đó trước đây mang một kênh truyền hình tương tự và ngày nay số hóa thành 20-30 kênh truyền hình số, tương ứng với một bộ phát đáp TP của vệ tinh. Như thế, dù vệ tinh có phát nhiều TP trong một dải như dải Ku, nhưng hãng truyền hình chỉ dùng một vài TP đó, thì vẫn có thể dùng các SP đơn giản rẻ tiền để dùng chung LNB. Ví dụ, trên dải Ku của Vinasat-1 thì như sau: VTV chỉ có 1 TP thì chia dễ dàng khỏi nghĩ, VTC có nhiều TP nhưng làm được điều đó, K+ phải dùng switch, AVG trên NSS6 cũng dễ dàng chia tín hiệu LNB cho nhiều đầu thu dùng chung bằng SPđơn giản rẻ tiền.

LNB có thể có nhiều LO, thông thường nhất là 1-2 LO, nếu như có 2 LO thì LO được chọn bằng 22KHz on/off, off là thấp, ví như LNB của Vinasat-1 thì có 2 LO là 9750-10600, 22KHz off là 9750 và on là 10600. Tín hiệu 22KHz là nháy xung nhọn trên đường nguồn xuống 0 volt. Single LNB cùng lúc chỉ cho 1 phân cực chạy và chỉ có 1 đầu ra, 2 phân cực của LNB được chọn bằng điện áp nuôi, 13 volt là đứng V và 18 volt là ngang H. Các Dual LNB có 2 mạch chạy 2 phân cực cùng lúc, dùng cho các switch nhiều người dùng 1 ăng ten. Dual LNB có 2 đầu ra mỗi đầu ra một phân cực và 2 đầu đó cắm vào 2 đầu vào của switch. Thời trước đây, có lúc phân cực được chọn bằng motor quay, rồi đến thời 2 LNB phi vào hai đầu vào của đầu thu, sau đó nhập 2 LNB đó thành một cái Dual LNB tiện dùng ngày nay, khi mà mỗi cái LNB có giá chỉ 70k vnđ.

LNB gồm có 2 phần, là phần thu sóng và mạch điện tử. Phần thu sóng là kim thu nằm trong hốc hội tụ. Trong hốc hội tu có các mặt tạo thành hốc cộng hưởng với dải tần làm việc. Một LNB thông thường có 2 bộ cộng hưởng vuông góc nhau để sử lý 2 phân cực vuông góc với nhau. Phần mach điên tử cần bảo vệ kỹ và có phần chỉnh cộng hưởng rất chính xác, được nhà sản xuất hiệu chỉnh thủ công hay bằng máy rồi dán lại, nên LNB hỏng thì tháo ra làm ... đồ chơi. Nếu như đã có cái LNB hỏng như thế, thì con Standard LNB sẽ có một vít chỉnh và con Universal LNB sẽ có nhiều hơn, thường là 2 vít chỉnh, mỗi vít một LO, các vít này chỉnh điện dung cái tụ. Nguồn nuôi thường là bác 7808 có cái biến trở bên cạnh.

Cấu tạo của LNB, chức năng của LNB, LNBf là gì, LNBf Âu và LNBf Mỹ

Cái này đã nói kỹ ở các mục khác, ở đấy chỉ gợi nhắc lại một chút. 
TRên mạng có thể tham khảo rất nhiều về LNB. Trong tiếng Việt thì có cái địa chỉ này
http://dientuvienthong.com.vn/Kim-thu-LNB-1049.html

Nhắc lại một chút LNB có cấu tạo thế nào, đơn giản nó là cái cục bằng nắm tay đặt ở tâm chảo.Chức năng của LNB.


LNB phân cực V-H có một cái hốc hội tụ feed horn hình phễu, phễu đó nén năng lượng sóng vào cái cuống phễu được gọi là ống dẫn sóng tube. Bên trong ống tuýp tube có 2 kim thu vuông góc cho 2 phân cực. Mỗi kim thu nối với một mạch điện khếch đại trộn sóng ở ngay chân nó được bọc kín mít..... Mạch điện có 2 chức năng chính là LND trộn giảm tần và LNA khếch đại.
Cấu tạo LNB nói kỹ ở chỗ khác trong topic này, ở đây chỉ dùng nó để nói vè LNBf.

Trước đây cái phễu hội tụ FeedHorn đó rời so với mạch. Sau này khoảng đầu 199x người ta gắn liền mạch và phễu lại. Trước đây phần mạch rời được gọi là LNB, vì rời như thế nên mới bị các chú các bác Hà Thành gọi là kim thu. Nay nối vào thì có tên LNB FeedHorn, LNBf. Đây chỉ là một cách dùng LNBf, cách nữa là LNBf chỉ loại LNB có nguồn được bảo vệ để truyền 22 KHz truyền bằng đường nguồn. Nhưng đẳng nào thì cũng như dòng dưới đây.
Đơn giản thế thôi. với Ku thì LNBf = LNB, tiếng ngày nay nó thế. Nó là cái cục nhựa đóng kín mít đặt ở tâm hội tụ của chảo, bên trong có cái phễu feedhorn bằng khoảng bước sóng, 3-4 cm với Ku và 10 cm với C. LNB nối với đầu giải mã bằng cáp đồng trục 75 ôm.
Ảnh  Single LNB là loại LNB chỉ có một phân cực làm việc ở một thời điểm.

Ảnh Nhìn từ miệng vào, kim thu đứng đặt trước, đến thanh phản xạ đứng và sau cùng là kim thu ngang

Các ống dẫn sóng của Gospel hình hơi vuông để giảm nhiễu từ V sang H , chứ không tròn thế này

Mặt cắt, bấm vào cho hình to


Sơ đồ bổ dọc Probe là kim thu



Cái LNB băng C



Feed Horn rời. Đây là cái Feedhorn chia đôi, từ một feedhorn chia đối ra 2 LNB mỗi bên thu một phân cực như một Dual LNB



Tóm tắt lại  và ví dụ về chức năng của LNB : LNB trên nóc nhà chuyển sóng Ku hơn 10 GHz thành sóng băng L dưới 2 GHz truyền được qua cáp xuống đầu thu.

LNB là cái thu sóng đầu tiên đặt ở tâm hội tụ của chảo, nó ăn nguồn nuôi và lệnh điều khiển từ đầu thu qua cáp đồng trục chuẩn 75 ôm. Cáp đó nối LNB-đầu thu theo cách đơn giản nhất, hay nối qua các thiết bị khác.
Phải dùng LNB vì sóng vệ tinh ở băng C trở lên Ku Ka không truyền qua cáp đồng trục được, và cũng ít người bê TV lên gác thượng xem.

LNB có tần số riêng LO, trộn với tần số sóng vệ tinh (tần số TP), được trung tần IF là hiệu của hai tần số đó. Bố trí sao cho IF nằm trong băng L 950-1950 MHz. Sóng băng L truyền được qua cáp đồng trục 75 ôm, cáp này được dùng để dẫn tín hiệu từ LNB vào đầu giải mã.
Ví dụ, chúng ta có thể lấy ngay cái Ku Vinasat-1 hồi chưa có Vinasat-2,

Giả sử như sử dụng LNB có LO là 9750 MHz, thì TP 10968 MHz sẽ cho ra trung tần 1218 MHz theo phép trừ 1218 =  10968-9750....

Ku Vinasat-1 chỉ phát phân cực H ở các tần số 10968 ,  11008 , 11048 , 11090 , 11116 , 11517 , 11523 , 11531 , 11549  ,  11589 , 11629 , 11669 (đều MHz)

Sau khi xử lý qua cái LNB đó  thì trong cáp có các tần số 1218 , 1258 , 1298 , 1340 , 1366 , 1767 ,  1773 , 1781 , 1799 , 1839 , 1879 , 1919 (đều là MHz , 3 TP  11517 , 11523 , 11531 đã bỏ từ đầu ).
xếp tương ứng trên dưới
109681100811048110901111611517115231153111549115891162911669
121812581298134013661767177317811799183918791919

Dãy tần số IF 1218 , 1258 , 1298 , 1340 , 1366 , 1799 , 1839 , 1879 , 1919  MHz đều thuộc băng L truyền được trong cáp đồng trục 75 ôm.

Tuy nhiên, từ căn bản đơn giản đó, có khá nhiều vấn đề với LNB.

phổ thông (universal LNB) và tiêu chuẩn (standard LNB), 22 KHz.

Trên đầu thu có mục chọn LNB, mục đó có 2 loại LNB là phổ thông (universal LNB) và tiêu chuẩn (standard LNB). Universal có trên 2 tần LO gần nhau nằm giữa một ngưỡng cao và một ngưỡng thấp, ví dụ thu Vinasat1 chọn con 9750-10600 có 2 tần 9750 MHz và 10600MHz, hay con khác trước hay thấy ở đầu X-sat có 2 tần 9750-10750, thu được dải rộng hơn và tương thích với nhiều đầu hơn, đắt hơn... trong đầu thu (đầu giải mã, receiver) sẽ có mục chọn tần trên và dưới. Standard thì chỉ có 1 LO do đó ít nhiễu sóng khỏe. Gospell bán ở Hà Nội hay Sài Gòn một cái universal 9750-10600 thu K+ 65k, còn chính hãng K+ thuê cũng hãng Gospell ấy làm con standard 9750 bán 90k, vặt mọi nơi mọi chỗ.
Định nghĩa vắn tắt một cách phổ thông: LNB tiêu chuẩn là LNB có một tần số riêng LO. LNB phổ thông là LNB có 2 tần số riêng LO.

Ở những "LNB phổ thông tiêu chuẩn", tức "universal LNB" được định chuẩn, thì cùng lúc chỉ có 1 LO làm việc, LO tích cực này được đầu thu chọn bằng tín hiệu  22KHz, 22 KHz bật là mức cao và ngược lại. Ví dụ cái Universal LNB 9750-10600 của Vinasat có 2 LO là 9750 MHz và 10600 MHz, khi 22 KHz on thì là 10600 và off là 9750.

Tuy nhiên, cần nhắc là ngoài thị trường có rất nhiều loại Universal LNB chạy cả hai LO cùng lúc. Để kiểm tra vệc này thì sử dụng chức năng bật tắt 22 KHz trong đầu thu. Các LNB này rất thuận tiện trong nhiều ứng dụng, mặc dù nó không tiêu chuẩn nhưng được các hãng nhập về nhiều trôi nổi trên thị trường, ưu điểm của đám này là thỏa thích dùng SP Satellite Splitter.

Trong đầu thu nào cũng có ít nhất là cái danh sách kênh, mỗi kênh có các thuộc tính motor, DiSEqC, LNB.... riêng, và khi người dùng chọn đến kênh đó để xem, thì đầu thu ra lệnh cho các thiết bị trên bằng tín hiệu truyền trong dây cáp 75 ôm ohm nối giữa chúng (cáp LNB).

Rất buồn cười, mình ra cửa hàng mua 2 con LNB đều là 9750-10600. Môt con là "hàng hiệu" VCTV+ (đời đầu của K+), còn một cái là Gospell rẻ tiền GFK-D21T , tất nhiên con hàng hiệu đắt gấp rỡi con hàng lởm Gospell . Đem về nhà dùng, bình thường, các đầu thu hiện đại đều ẩn mục chọn bật tắt đường 22KHz khi chọn sang universal LNB-đương nhiên là đầu thu điều khiển không phải người, nhưng con k49A siêu rẻ thì không, mình nhập 2 tần số khác nhau vào và quên mất không bật 22KHz, thế là con vệ tinh Nga Express AM3 tại 140.0°E nó liền chửi um lên là hàng lởm. Mình cũng yên âm cái hàng lởm là đồ khựa Gospell, ôi trời đất ơi, lúc nhìn lại thì hóa ra con Gospell mới là con có điều khiển tắt một trong 2 tần, còn con VCTV mới là con lởm bật cả hai tần cùng lúc và có ưu điểm thoải mái dùng SP như kể trên !!!. Sự thật là, điều đó khó có thể chấp nhận, nhưng Vinasat-1 lại chỉ phát một phần các TP KU của nó trong vùng phủ sóng hẹp, nên sóng Ku rất khỏe !!! và người ta tận dụng điều đó để bán LNB siêu lởm cũng như chảo siêu bé, không có loại chảo Ku nào bé như chảo K+ cả. Những điều này là hiểm họa, vì cùng chỗ Vinasat và cách đó 2 độ có 2 vệ tinh, ApStar-6 cách đó 2 độ chèn vùng phủ sóng với Vinasat, sau này, khi người ta phóng vệ tinh thay thế và thay đổi sóng phát, thì cái chảo siêu bé, LNB siêu lởm đó không thể phân biệt được 2 vệ tinh và 2 chùm sóng. Nhắc lại nha, K+ là hãng truyền hình vệ tinh đắt nhất Việt Nam hiện nay, và nó có chảo bé nhất, LNB lởm nhất. 

nguồn LNB, LNBf và 22KHz.

LNB được nuôi bằng nguồn từ đầu thu, điện áp truyền trong dây ăng ten đồng trục, 13-18 volt. Trong đầu thu có mục bật tắt nguồn LNB,điều này giúp sử dụng cácw thiết bị đường dây có sắn nguồn như Switch hay Motor.

Nhảy nguồn LNB giữa 13 volt và 18 volt dùng để chọn phân cực cho LNB, 13 volt là V và 18 volt là H. Còn các phân cực quay LR được chuyển bằng các chất điện môi và hình dáng hốc hội tụ, không quan tâm. Tùy vào cách đặt tấm hoán chuyển là R sẽ chuyển thành V hay H, và L sẽ chuyển thành cái khác còn lại, khi đó chọn R-L cũng là chọn V-H. 

Với các chảo có động cơ, người điều khiển dùng điều khiển từ xa của máy thu để nhích chảo, việc nhích này thực hiện bằng tín hiệu có tần số 22KHz là các xung nhọn trên đường nguồn. Như trên, có hai cách dùng từ LNBf trong đó có 1 LNBf là cái LNB có thể chịu được nhảy nguồn này. Trong đầu thu cũng có mục 22KHz ở mục setup LNB. Ở ta, chảo lắp động cơ kiểu này hầu như không có nên dek quan tâm và cái mục 22KHz đặt là off khi dùng single LNB nối với 1 đầu thu.

Ngoài ra, cái 22KHz này còn được dùng để đầu thu ra lệnh khác, như chọn LO cho các universal LNB, chọn LNB cho bộ chọn ăng ten DiSEqC... Cái tổ chức tín hiệu này rất ngớ ngẩn do giật gấu vá vai. 22KHz khiển universal LNB chọn LO thấp / cao, trong khi 22KHz lại tổ chức thành số để chạy DiSEqC. 

Khi thu K+ thì phải dùng LNB phổ thông và khi đó mục chọn 22KHz on/off bị che đi, do lúc đó chức năng này do đầu thu làm chứ không phải do người xem điều khiển.

Một LNB hiện nay, nếu là hãng tử tế như Gospel, mặc dù không phải là hãng đắt tiền hàng hiệu nhưng tử tế, thì mọi LNB đều có mũ chụp bảo vệ và là LNBf. Với một cái ăng ten đơn giản, rẻ tiền, LNB lởm... thì không cần 22KHz và như thế những kim thu loai này bớt xén mọi nơi mọi chỗ, mình phát phì cười với một cái VCTV+ tắt 22KHz đi vãn chạy đủ 9750-10600, và với những LNB ấy nên tắt 22KHz đi, nhưng lại chỉ  có những đầu .... rất đặc biệt mới tắt được 22KHz đi khi mà LNB có 2 tần số trở lên, ví như k49A.

LNB-feedhorn (LNBF) dịch wbw là LNB có cái hốc hội tụ. Tuy nhiên, đây là cách gọi thông dụng chứ không phải là cách gọi mô tả chính xác. Từ 198x, châu Âu sử dụng LNBF để chỉ các LNB có cả 2 thành phần:  hốc hội tụ - feedhorn  và chọn phân cực - polarizer. Như vậy ngày nay cái LNB nào cũng là LNBF.

Phân cực xoắn RL


Thật ra, có 3 kiểu phân cực sóng là thẳng, xoắn xoay tròn, ellipse. Cái chúng ta đang nói đến bên trên là phân cực thẳng Linear Polarity LNB.

Có một số vệ tinh không phân cực HV dùng Linear Polarity LNB, mà quay tròn Circular Polarity , được chia thành 2 phân cực là xoắn phải và xoắn trái, thuận và ngược chiều kim đồng hồ, L (for Left), R (for Right). Ta có thể hiểu phân cực xoắn có được khi cái kim phát phân cực thẳng nó quay tít vài tỷ vòng một giây. Có vệ tinh có cả hai phân cực xoắn và thẳng, là bác Eutelsat W7 at 36.0°E, may là bác không có sóng đến ta. Với các sóng khỏe không chảo 2GHz thì người ta thu phát bằng ăng ten lò xo, với chảo thì cần LNB và tramitster xoắn để thu vào phát ra sóng phân cực xoắn.

Phân cực xoắn được đổi sang phân cực vuông góc bằng nhiều cách. Khi mua LNB "tử tế" thì bạn sẽ có một miếng teflon, lắp vào để thu phân cực xoắn, cách này không hiệu quả lắm nhưng đơn giản. Các miếng điện môi ghép để thu phân cực xoắn có trong phần hình ảnh. Ngay dưới đây là ví dụ khác, hoán đổi bằng lỗ đục. Các vệ tinh chuyên liên lạc như KA-SAT thích dùng phân cực xoắn, khi đó sóng phát từ máy mặt đất rất khỏe không chèn nhiễu sang sóng thu vốn rất yếu, KA-SAT là vệ tinh liên lạc kiểu vùng đốm spot-beam, dùng dải Ka, nhưng cũng ghép một chút chức năng truyền hình cho đảo xa Ireland.
Có vài chú ý khi dùng miếng điện môi hoán chuyển phân cực xoắn thông dụng là, nó làm hao mạnh, nên cần ăng ten có đường kính gấp rưỡi. Các miến hoán chuyển bằng điện môi cưa từ nhựa. Đặt miếng hoán chuyển nở góc giữa hai kim thu V-H, một trong hai phân cực R-L sẽ vào V và cái lia vào H. Khi thu phan cực xoắn thì không cần chú ý đến góc xoắn LNB.
Phân cực xoắn ít có trong tự nhiên, ít nhiễu nền, nên đài phát phân cực xoắn nổi sáng rực với máy thu phân cực xoắn. Bọ cánh cam và nhiều sinh vật khác dùng cách này, chúng rất mờ nhạt so với địch nhưng sáng rực với ta. Tuy nhiên, đó là máy thu chuyên dụng, còn chúng ta thì làm hao đi nhiều và gây tạp nhiễu nhiều bởi tấm nhựa đó. Cũng vì thế mà phân cực xoắn ít được dùng trong truyền hình vệ tinh.

Trước đây, Ekran là DTH đầu tiên trên thế giới dùng phân cực xoắn dải VHF, thu bằng ăng ten lò xo, ăng ten này ít tạp nhiễu không như miếng điện môi.

Hình Minh hoạ phân cực xoắn

Hai chiều phân cực xoắn, R trên L dưới. Khác với phân cực thẳng ( phân cực vuông góc) thì phân cực xoắn ít nhiễu hai phân cực sang nhau. Phân cực xoắn được các loài côn trùng ứng dụng rộng rãi để làm nổi trội mầu của nó với đồng minh trong khi vẫn "tàng hình" với địch, hay như ong dùng để địch hướng. Cũng như vậy, các radar cũng dùng phân cực xoắn khá nhiều.

Hình khác mô tả phân cực xoắn


Nhóm hình dưới đây mô tả một đầu thu phát băng C phân cực xoắn, dùng hàng lỗ để chuyển LNB phân cực thẳng thành xoắn.

Một bộ thu phát vệ tinh băng C dùng phân cực xoắn. Nó có cái LNB để thu và transmit để phát với vệ tinh. Sóng từ vệ tinh đến xoắn và chuyển thành V, sóng đi H lại chuyển thành xoắn đi ngược chiều. Ở đây truyền đi dùng LHCP, phân cực xoắn trái, Left Hand Circular Polarisation và thu về ngược lại RHCP. Quay cái ống chọn phân cực polariser, nó có đục hai hàng lỗ hoặc cắm hai hàng đinh two lines of slot or pin để đổi thứ tự trên.

Đây là một bộ phát sóng phân cực tròn, nó biến đổi VH sang RL kiểu khác. Nó có hai kim phát phân cực thẳng ở hai bên miếng nhôm cắt bậc thang dầu 0,25mm, L hay R được phát đi bằng mỗi trong 2 kim đó, băng Ku



Thu phân cực RL bằng LNB phân cực HV .

Về nguyên tắc, thì sóng điện từ có phân cực xoắn vẫn gây ra dao động dòng điện trong cả hai kim thu và hốc hội tụ dùng thu phân cực thẳng. Nhưng sóng này đến không đều và nó trộn hai phân cực xoắn vào nhau chứ không tách ra như những người thiết kế vệ tinh mong muốn, nên các đầu thu thường báo là có sóng nhưng không giải mã được. Kiểu phân cực xoắn về nguyên tắc phải thu bằng hốc hội tụ ( feedhorn ) xoắn. Tuy vậy, các nhà làm LNB thương mại thường làm LNB phân cực thẳng Linear và chuyển tín hiệu đến có phân cực xoắn thành phân cực thẳng bằng một miếng chất điện môi, nó làm yếu tín hiệu đi 1,5 lần và như thế các chảo 50 phân bán ngoài thị trường bị vô hiệu hoá với đại đa số các vệ tinh. Miếng chất điện môi này thường được gọi là teflon slab, mặc dù ngày nay có thể nó không làm bằng tê-f-lông. Miếng chất điện môi này được bố trí theo hình dạng đặc biệt trong hốc hội tụ.

Nếu như cái LNB thường, tức phân cực thẳng Linear Polarity, mà nó không hỗ trợ tính năng biến phân cực xoắn thành phân cực thẳng, thì dễ nhận ra nó khi cả hai kim đều thu được cường độ nhưng thường là không có chất lượng (tức chọn đầu thu cho tần số ở cả V và H).

Nếu như cái LNB phân cực thẳng HV ấy đã có miếng điện môi để thu LR, thì bạn không cần quan tâm đến góc quay LNB nữa, quay góc nào cũng được, y như hướng dẫn của thằng quái nào nó đi chọc lợn trêu chó nhà K+ (! chỉ cần quay LNB là HV thành RL). Đây chính là lợi thế của phân cực xoắn, rất đắc dụng khi các chảo thời cổ có motor quay cả ba góc, bớt được một góc, hoặc thợ tồi ngày nay như trên. Cũng chính vì cái lợi thế đó ngày nay chẳng ai cần nên chỉ những vệ tinh truyền hình bán ế để trong xó nhà mới dùng, được cái Nga và Tầu gần đây không kịp làm, không kịp bắn... mua đại hai con Yamal 2001 và Chinasat-9, đương nhiên một phần để bịt miệng chó chửi bậy trên hai vệ tinh này, và vì thế giống chó muốn được giá hồi này rất thích chửi, càng khủng hoảng quỹ công càng chửi, may ra có đứa nèo mua.

Cái cần quan tâm đến các LNB phân cực thẳng có thu phân cực xoắn là người ta đặt miếng điện môi thế nào và L sẽ thành H hay V, R sẽ thành V hay H, hay chỉ thu được một trong hai phân cực L và R... đồng thời cái chảo sẽ phải to thêm bao nhiêu xiền. Cũng như  RL sẽ lộn ngược nếu như bạn phản xạ thêm 1 lần, L thành R và R thành L.

Nguyên lý biến đổi phân cực ấy mình tìm được một bài viết minh hoạ trong này, có lẽ ko cần đọc cho nhức đầu nếu như chỉ cần chỉnh ăng ten
http://iopscience.iop.org/1367-2630/12/8/083020/fulltext/

Đây là hình ảnh minh hoạ một cách đặt miếng điện môi quay được, các bạn ấy đặt trong cái lỗ (hiện quay về phía ta) một cái motor quay theo điện áp chọn phân cực 13-18 volt của máy thu HV để chọn phân cực RL trên một LNB chỉ có một kim thu phân cực thẳng.
http://www.harrysat.byethost8.com/C-band-satellite-equipment.htm




hai hình dưới là miêu tả các đặt miếng teflon "xịn", với các chất điện môi khác dễ kiếm như nhựa thuỷ tinh hữu cơ (hay gọi sai là mica), thì nên tra bảng hằng số điện môi để tăng giảm độ dầy sao cho nó làm chậm 1/4 bước sóng, cách hai kim thu cũng khoảng 1/4 bước sóng (Ví dụ băng Ku bước sóng khoảng 30mm). Cái hình này là phần ống hội tụ của LNB băng tần C. Chiều dài dọc theo miệng ống của miếng điện môi là 100mm, thụ vào từ miệng ống (chỗ lắp đĩa) 10 mm bước sóng băng C khoảng 100mm. Đặt nghiêng 45 độ và quay trước kim thu thì một trong hai phân cực xoắn sẽ hoán chuyển thành phân cực thẳng ở kim thu đó. Khi đặt nghiêng trước một kim thu nào thì kim thu đó sẽ thu phân cực L và kim thu sau miếng điện môi 45 độ sẽ thu phân cực R. Với cái chảo thông dụng chỉ có 1 lần phản xạ thì RL đảo ngược, tức miếng điện môi trước kim thu nào thì kim thu ấy thu R và kim thu nằm sau miếng điện môi góc 45 độ sẽ thu L.

Với các LNB băng tần C "tử tế", thì cái đĩa mặt, ốc vít và cái miếng teflon này là thành phần đi kèm, riêng miêng teflon này để ngoài, người dùng có thể lắp hoặc không, khi không lắp thì sóng khoẻ hơn. Miếng điện môi này có tên là "depolarisation plate" hoặc dùng tên cũ là polarizer , polariser ... Các miếng nhựa này thường làm bằng bakelite (nhựa mạch in) hay thuỷ tinh hữu cơ (thường gọi sai là mica, đúng ra mica là loại khoáng vẩy), 4-6mm với băng C và 1-2mm với băng Ku tuỳ hằng số điện môi.

Nếu như là đồ chế, thì kiêng đừng dán keo con voi nhé (không thì không chữa được), mà dán keo silicon, khoan lỗ bắn vít cũng được nhưng đừng để cái vít xiên vào sâu không nó trở thành kim thu. Nhựa teflon dùng khá nhiều trong ngành điện nên cũng không phải là khó kiếm cho lắm nếu như muốn nghịch, ở Hà Nội thì ra Hàng Bông. Dưới đây là hình ảnh một LNB có 2 kim thu phân cực thẳng HV dùng để thu phân cực xoắn. Miếng điện môi đặt ở đúng phân giác hai kim thu, như thế một kim thu sẽ là thu L và kim kia là R.

Danh sách các loại LNB

Thị trường bán lẻ chỉ dễ mua các LNB Ku 9750 10600 và 11300. Nhưng thực tế có nhiều loại LNB Ku hơn thế.
Examples of input frequency band, LNB local oscillator frequency and output frequency band are shown below.
Input frequency band from satellite waveguideInput band GHzLocal Oscillator (LO) frequencyOutput L band into cable.Comments
C band3.4-4.25.15950-1750inverted output spectrum
 3.625-4.25.15950-1525"
 4.5-4.85.75950-1250"
 4.5-4.85.951150-1450"
     
Ku band10.7-11.79.75950-1950 
 10.95-11.710950-1700 
 10.95 - 12.1510950-2150Invacom SPV-50SM
 11.45-11.9510.5950-1450 
 11.2-11.710.25950-1450 
 11.7-12.7510.75950-2000Invacom SPV-60SM
 12.25-12.7511.3950-1450Invacom SPV-70SM
 11.7-12.7510.61100-2150 
     
Ka band19.2-19.718.25950-1450 
 19.7-20.218.75950-1450 
 20.2-20.719.25950-1450 
 20.7-21.219.75950-1450 
     
All the above illustrate a simple LNB, with one LNA and one LO frequency.
Ở đây cần chú ý một điểm. Không phải LNB nào cũng theo đúng dải tiêu chuẩn 950-1950. Có những LNB như con 11300 bán rất nhiều ở Việt nam chỉ có đầu ra dải 950-1450 MHz. Dải 950-1450 MHz được coi là dải hàng rẻ tiền, nhiều đầu thu và linh kiện đường dâu như bộ chia spliter, bộ chọn diseqc, bộ đấu switch... và đầu thu nằm trong dải này, trong đó có các đầu thu siêu lởm mà VTC và K+ nhồi cho khách hàng. Mặt khác, dải rộng 950-2150 được các đầu thu xịn sử dụng cùng với các linh kiện của nó, như Thaicom. Như vậy, phân ra 3 dải rẻ tiền-tiêu chuẩn-mở rộng, là 950-1450 / 1950 / 2150. Khi chọn LNB phải căn cứ vào các con số đầu vào và đầu ra.
Các LNB "phổ biến" universal LNB có 2 tần riêng cho ra 2 trung tần cho mỗi TP tương thích rất rộng. Còn LNB tiêu chuẩn, standard  LNB chỉ có một trung tần cho mỗi TP.

Ở Việt nam chỉ dễ mua các LNB 5150 , 950, 10600, 950-10600, 10750, 950-10750, 11300.

chọn LNB

Để chọn LNB, cần tìm hiểu thông tin về kênh cần thuvệ tinh cần thu, rồi xem cái kênh đó trên TP nào, tần số TP ấy so với "Input band GHz" trong này, nó nằm ở khoảng nào thì mua anh LNB có Local Oscillator (LO) frequency tương ứng như ví dụ VTV 4. Thông tin về vệ tinh đọc trong link này: http://www.lyngsat.com/vina1.html, trong đó tìm được TP (bộ phát đáp ) cần thu, mỗi TP có một tần số cần LNB thích hợp, chọn cái LNB nào thu được càng nhiều càng ít. Mà tra nhức đầu thì ra hỏi ngay cô hàng chảo, nhìn cô xinh này miễn phí.

Băng C và Ku dùng LNB riêng. Khi chọn LNB, lấy tần số cao nhất và thấp nhất của dải đó trên vệ tinh, hiệu của 2 tần số này và LO của LNB cho ra trung tần là dải tần số mang từ kim thu LNB qua cáp đến đầu thu (Output L band into cable). Cái trung tần này phải nằm trong khoảng tiêu chuẩn 950-1950, với nhiều đầu thu lởm, đặc biệt là các đầu thu mà VTC+ hay K+ độc quyền bán như Opentel OSD 4000V thì cần phải nằm trong dải dễ thu 950-1450MHz. 

Universal Single LNB Ku. LNB thông dụng 1 đầu thu.

Single LNB là loại LNB chỉ có một phân cực làm việc ở một thời điểm. Dual LNB là LNB có 2 phân cực làm việc cùng một lúc, cho ra 2 dây cáp.

C band LNB LO=5150MHz

Input Frequency:
3.4-4.2GHz
Output Frequency:
950-1750MHz
Noise Figure:
13K
Gain:
70dB
Polarity:
4 (Hor/Ver/LC/RC)

Cách bắt C band LNB vào chảo


LNB có cả hai C-Ku băng, có 2 cáp ra cho 1 LNB và đương nhiên cái LNB này cần môt DiSEqC


DMX741 CKU LNBF
Ku BandC Band
Input Frequency:11.7-12.2GHz3.4-4.2GHz
Output Frequency:950-1450MHz950-1750MHz
Gain:70dB70dB
Switch Type:
22KHz Switch

Toàn cảnh


Bỏ cái vòng miệng

vòng miệng



Bên trong một cái Ku ngày nay có hai kim thu trước sau

Ngày nay, LNB Ku có miệng phễu hội tụ feed horn khoảng 4 phân, ống dẫn sóng 2 phân, 2 kim thu đặt trước sau cách khoảng 1/2 bước sóng, thanh phản xạ phân cực trước đặt giữa chúng. Mạch điện đặt trong hộp kim loại chống nhiễu. Toàn bộ LNB có vỏ bằng nhôm đúc áp lực, ngoài cùng bọc nhựa, miệng phễu đật bằng nắp nhựa dán keo silicon chống ngấm nước.
Khi lắp miêng điện môi để thu phân cực RL thì hiệu quả rất kém. Một là ống dẫn sóng ngắn nên chỉ có thể sử dụng kim thu trước (H), nếu 1 lần phản xạ, thì đặt miếng điện môi trước kim thu H 45 độ sẽ thu R, sau thu L. Nếu thu cả R lẫn L thì thường phải 2 LNB, nếu không phải là sóng cực kỳ khoẻ.

Phễu hội tụ feed horn



Nhìn từ miệng vào, kim thu đứng đặt trước, đến thanh phản xạ đứng và sau cùng là kim thu ngang

Các ống dẫn sóng của Gospel hình hơi vuông để giảm nhiễu từ V sang H , chứ không tròn thế này

Mặt cắt, bấm vào cho hình to

Sơ đồ bổ dọc




Hình và kích thước miếng điện môi chuyển Ku HV sang RL hai đầu đuôi nheo 

Hôm trước đã thử làm miếng điện môi để thu Chinasat-9 nhưng hiệu quả quá tồi mặc dùng mình đã thủe các độ dầy và dài. Lúc đó mình vẫn dùng hình chữ nhật. Trên mạng có một bạn gợi ý hình này, để lúc nào thử xem. Vấn đề là, các LNB Ku của ta không giống sách mà nó có 2 kim thu trước sau như trên, nên việc hoán cải khá khoai.
http://lea.hamradio.si/~s57uuu/emeconf/eme06.htm
The dimensions for 4.3mm thick PMMA are A=16mm, B=11mm, C=19mm

LNB Gospel bán ở ta có cái ống dẫn sóng hơi vuông chút nên cái C chắc phải to ra 22 mm.

Hình và kích thước miếng điện môi chuyển Ku HV sang RL thoi



Một số miếng điện môi thu phân cực quay RL của băng tần C

http://www.satellites.co.uk/forums/fringe-reception-general/190451-ku-band-depolarisation-plate.html?langid=9

Một cái LNB có 2 băng C và Ku, con Ku đút đầu vào đít con C


Nhiều miếng điện môi hình thang cho băng C




Nhiều miếng điện môi chữ nhật cho băng C và Ku





Hốc hội tụ-cộng hưởng 

Cái hốc cộng hưởng của truyền hình vê tinh thời đồ đá,

ống tản nhiêt bên dưới chứa LNB được nuôi bằng đèn điện tử


Hốc hội tụ ngày nay, mặt cộng hưởng bên trong, 2 kim thu 2 cực (đây là kim thu đúng nghĩa chứ không phải tiêng Chợ Trời kim thu dùng chỉ cả cục LNB.










Cái hốc thường dùng cho thu phát vi ba, thu phát mỗi kênh 1 phân cực.


Ví dụ về phân cực, Dual LNB mỗi phân cực có một đầu cáp ra riêng

Các LNB hiên nay đều thu được cả hai phân cực bằng lệnh từ đầu thu, không như những LNB nguyên thủy chỉ thu được 1 phân cực, khi chọn phân cực thì có motor quay. Cái ảnh này là nguyên lý giông như sau nguyên thủy một tí, 2 kim thu, mỗi kim thu một phân cực, được sử lý bằng hai mạch riêng và cho ra hai đầu cáp riêng. Mỗi đầu cáp ấy sẽ cắm vào môt cổng LNB của đầu thu, như con Vortech Nam Hàn ký hiệu là LNBA và LNBB. Đương nhiên là cái đuôi hốc hội tụ sẽ chĩa vào kim này. Những LNB kiểu này điều khiển chọn phân cực rất đơn giản, tức là cấp nguồn cho đuôi nào thì có phân cực ấy. Cái hộp ở giữa là mạch LO, tần số riêng.

Các LNB hiện nay điều khiển chọn kim thu phân cực qua tín hiệu cáp và chỉ dùng 1 cáp. Đương nhiên dễ hình dung là, khi chọn nhầm phân cực TP thì phải lộn LNB chổng đuôi lên trời. Người ta đổi điện áp nuôi LNB 13 volt thành 18 volt để đổi phân cực. Vì điều này mà ngày nay người ta làm lại kiểu AB này, cái LNB này gọi là dual lnb, mỗi đầu của combiner sẽ cắm vào một trong 2 phân cực này, ngoài ra, có một điện áp cố định để dự tính cắm vào 2 con single và điều khiển mỗi con ở một phân cực cố định.

Nhờ vậy, một dual lnb hoặc 1 cặp single lnb chó thể được gộp, chia, điều phối cho nhiều máy thu.


Ảnh to


Hình ảnh miếng teflon đổi phân cực xoắn RL thành phân cực thẳng HV, quay với kim thu 45 độ, trong ảnh là LNB băng C



còn Ku dưới này thì không Single, bộ LNB, dùng thu cả bộ vệ tinh xếp cạnh nhau khoảng cách đều.

 






Quả LNB có 8 đầu ra. Đây là các LNB đã có switch bên trong, dùng cho nhiều đầu thu cùng lúc. 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn