Khi quay phim nên định dạng video hệ NTSC hay là PAL?

 Khi quay phim nên định dạng video hệ NTSC hay là PAL?



Hệ PAL và NTSC tuy rất quen thuộc với các nhà quay phim. Chúng ta sẽ thường xuyên nhìn thấy chúng khi cài đặt các thông số cho máy ảnh, máy quay và điện thoại thông minh. Và không phải ai cũng hiểu rõ về PAL hay NTSC là gì, khác biệt giữa chúng ra sao, khi nào thì dùng PAL, khi nào thì dùng NTSC.
PAL và NTSC là gì?
PAL và NTSC là thuật ngữ được dùng chủ yếu trong hệ thống truyền hình analog, trong đó NTSC (National Teltevision System Committee) ra đời trước và là tiêu chuẩn video tương tự được sử dụng ở Bắc Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn. Tại một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Mỹ sử dụng hệ thống điện lưới có tần số 60Hz vì vậy NTSC được sử dụng hầu hết ở các nước Châu Mỹ bao gồm: Mỹ, Canada, Mexico, một số khu vực trung và Nam Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Pal (Phase Alternating Line) là tiêu chuẩn video được dùng phần lớn ở Châu Âu, châu Á. Chuẩn PAL có tần số quét ngang là 50Hz (tương đương 25 khung hình/s). Mỗi khung hình được tao ra bởi 625 dòng quét. Đối với các nước châu Âu, châu Á sử dụng nguồn điện có tần số 50Hz, cho nên phần lớn sử dụng chủ yếu là hệ PAL. PAL được dùng rộng rãi tại các nước như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ, hầu hết các nước Châu Phi, Trung Đông và cả Việt Nam.

Chất lượng hình ảnh giữa PAL và NTSC?
Hệ PAL cho ra hình ảnh sắc nét hơn hệ NTSC: nguyên nhân là một frame hình ảnh của hệ PAL hơn một frame hình ảnh của hệ NTSC 100 dòng quét đơn
Hệ NTSC cho ra hình ảnh mượt mà hơn hệ PAL: nguyên nhân là trong một giây PAL chỉ có 25 frames, còn NTSC là 30 frames.
Vậy suy ra muốn hình ảnh mượt thì dùng hệ NTSC còn muốn hình ảnh nét thì dùng hệ PAL
Anh/em có thông tin gì hay về hai hệ phim này thì chia sẽ bằng bình luận bến dưới nhé!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn