Hướng dẫn cách sử dụng mây Ichimoku hiệu quả trong đầu tư Chứng khoán, Forex


I. Ichimoku là gì?

Ichimoku Kinko Hyo (IKH) hay đơn giản là Ichimoku là một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu ích và cho nhiều góc nhìn về sự vận động của giá. Tên của nó được dịch từ tiếng Nhật như “một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng về giá và thời gian”. Ý tưởng của Ichimoku là giúp nhà giao dịch có thể có được tất cả những gì mình cần trên một đồ thị, Ichimoku có thể dùng độc lập mà không cần kết hợp với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác.

Chỉ báo Ichimoku thể hiện các thông tin quan trọng:

  • Cho thấy xu hướng chủ đạo
  • Cho thấy động lực và sức mạnh của xu hướng
  • Cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy
  • Đưa ra tín hiệu giao dịch

Khi mới tiếp cận, Ichimoku có thể trông đáng sợ nhưng khi chúng ta tìm hiểu kỹ, đây là công cụ vô cùng đơn giản và rất đáng giá trong việc phân tích thị trường. Trong bài viết, chúng tôi sẽ cho bạn biết về các yếu tố của Ichimoku và các tín hiệu mà chúng tạo ra. Chúng tôi sẽ giải thích cách phân tích thị trường bằng công cụ kỹ thuật này.

II. Các thành phần của Ichimoku

Các chỉ số được dựa trên trung bình di động có một số điều chỉnh. Tên của các đường bao gồm cả tên truyền thống theo tiếng Nhật Bản lẫn tên được dịch theo nghĩa thông dụng.

Chỉ báo Ichimoku gồm 5 đường có thể là những đường hỗ trợ và kháng cự, và giao nhau có thể được coi là tín hiệu bổ sung:

1. Tenkan -Sen (Đường chuyển đổi): Thông thường được tính là (cao nhất 9 phiên + thấp nhất 9 phiên)/2

2. Kijun -Sen (Đường cơ sở): Thông thường được tính là (cao nhất 26 phiên + thấp nhất 26 phiên)/2

3. Chikou Span (Đường trễ): Giá đóng cửa phiên hiện tại được vẽ lùi về thông thường 26 phiên

4. Senkou Span A (Đường dẫn dắt A): (đường chuyển đổi + đường cơ sở)/2 và thông thường được vẽ về phía trước 26 phiên

5. Senkou Span B (Đường dẫn dắt B): Thông thường được tính là (cao nhất 52 phiên + thấp nhất 52 phiên)/2 và thông thường được vẽ về phía trước 26 phiên


Minh họa: Các thành phần của Ichimoku

 

Ý nghĩa của các đường trong Ichimoku

Tekan Sen: với công thức là giá cao nhất và thấp nhất chia đôi trong 9 phiên nó tương ứng với điểm cân bằng trong 9 phiên và đường tekan khá giống với đường MA(9) .

Kijun Sen: Công thức giống với Tenkan sen nhưng trong 26 phiên điều này tương ứng với điểm cân bằng trong 26 phiên.

Tekan và Kijun là 2 đường dùng làm tính hiệu cho xu hướng ngắn hạn, cản của tekan là cản yếu nhất trong hệ thống Ichimoku tương đượng với tỉ lệ Fibbonacci 38%

Chikou Span: Là giá đóng cửa lùi về 26 phiên giúp cho ta thấy được giá hiện tại như thế nào, cao hơn hay thấp hơn 26 phiên trước đó. Là một công cụ để nhìn thấy sự Break out hoặc Break down dễ dàng. (Tuy nhiên trong tài liệu chính gốc của Ichimoku mình cảm thấy đường Chikou không có quá nhiều ứng dụng.)

Span A và Span B: Ở đây mình chỉ tính cả 2 đường này hợp lại gọi là Mây Kumo SEN. các đường tạo ra và dời lên trướng 26 nến. Cho thấy được xu hường tương lai như thế nào.

Khi một đường nào phẳng (Chikou, Tekan, hay Span B) tức nó đại diện là không có sự phá đỉnh hoặc phá dáy trong X phiên tức giá đang tích luỹ. Vậy nên điểm cân bằng trở thành một kháng cự hay hỗ trợ rất mạnh. Và cũng là điểm đặc biết của Ichimoku đó chính là sự phẳng của các đường. Một người sử dụng Ichimoku thì câu khẩu huyết đó chính là bất cứ cái gì phẳng cũng đều là kháng cự hay hỗ trợ mạnh, phẳng càng dài thì càng mạnh

Cái gì Phẳng đều lợi hại
  • Ichimoku được coi là sự cân bằng về giá tức nó sẽ dự báo về sự cân bằng, nơi mà giá sẽ muốn trở về đó. Và 2 điểm cân bằng chí trong hệ thống đó chính là Kijun và Span B
  • Một khi giá đi quá xa 2 đường này, sau đó không thể phá đỉnh hoặc dày sẽ tạo ra một đường Kijun hoặc Span B phẳng, đó cũng là nơi cân bằng giá dự đoán giá sẽ bị hút về khu vực này.
  • Những khu vực phẳng này rất khó phá vỡ, tuy nhiên nếu đã phá vỡ thì ta cần phải sử dụng Price action để xem xét (thường những cây nến lớn mới phá vỡ còn những cây nến nhỏ thì thường dễ bị cản tại đây. Và tại đây chúng ta cũng sẽ không sử dụng chiến lượt kumo breakout nếu nến phá vỡ khu vực mây phẳng
  • Mây chính là điểm đặc biệt nhất trong hệ thống này. Mây được cho là thể tâm lý của đám đông, tâm lý của thị trường. Khi mây to sẽ thể hiện đám đông đang bình tĩnh và rất khó phá vỡ. và ngược lại thì mây nhỏ tức đám đông đang không vững mạnh và dễ dàng bị phá hơn.

III. Phân tích mây Ichimoku

Phần được giới hạn giữa Senkou Span A và Senkou Span B được gọi là mây (Kumo trong tiếng Nhật hoặc cloud trong tiếng Anh) và có màu khác nhau tùy thuộc vào Senkou Span A (màu xanh) nằm phía trên hay phía dưới của Senkou Span B (màu đỏ). Mây là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống Ichimoku.

Có hai cách để xác định xu hướng chung bằng cách sử dụng đám mây. 

- Đầu tiên, xu hướng tăng khi giá ở trên đám mây, giảm khi giá ở dưới đám mây và đi ngang khi giá nằm trong đám mây. 

- Thứ hai, xu hướng tăng được củng cố khi Span A (đường mây xanh) đang tăng và ở trên Span B (đường mây đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây xanh. Ngược lại, một xu hướng giảm được củng cố khi Span A (đường đám mây màu xanh lá cây) đang rơi xuống và ở bên dưới Span B (đường mây đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây màu đỏ. Bởi vì đám mây được dịch chuyển về phía trước 26 ngày, nó cũng cung cấp một cái nhìn thoáng qua về sự hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.

Như ở hình minh họa ở phía trên, giá cổ phiếu BID đang trong xu hướng tăng mạnh khi giá ở trên và cách khá xa đám mây Ichimoku xanh khi Span A ở trên Span B. Hơn nữa có thể thấy vùng đám mấy được dịch chuyển về phía trước 26 phiên cho thấy trong vòng khoảng một tháng tới, nếu có sự điều chỉnh, vùng 50, nơi có Span A sẽ đóng vai trò là hỗ trợ quan trọng cho BID.

 

IV. Giá và đường Kijun-Sen (Đường cơ sở) hay đường Tenkan-Sen (Đường chuyển đổi) và đường Kijun-Sen (Đường cơ sở)

Các đường cơ sở và đường chuyển đổi có vai trò như các đường trung bình di động do đó cách sử dụng tín hiệu giao dịch của giá và đường cơ sở hay đường cơ sở và đường chuyển đổi cũng tương tự như cách sử dụng tín hiệu giao cắt của giá với đường trung bình di động hay sự giao cắt của hai đường trung bình di động với nhau.

Cũng ở ví dụ lấy trên biểu đồ BID ở trên, trong giai đoạn cuối năm 2019, giá BID có dấu hiệu đi ngang và đi vào phía trong đám mây, cùng với đó đường chuyển đổi cũng cắt xuống dưới đường cơ sở. Đây là tín hiệu cho thấy giá tạm thời đi ngang tích lũy. Sau đó giá bứt lên khỏi đường cơ sở và đường chuyển đổi cũng cắt lên trên đường cơ sở tạo tín hiệu mua cho BID. Từ lúc các tín hiệu mua được tạo lập, tính đến thời điểm lấy ví dụ, chưa có tín hiệu bán cho BID.

V. Tóm tắt

Trên đây là một số cách dùng cơ bản nhất. Một số cách dùng có thể tóm lại như sau:

 Tín hiệu Tăng giá:

  • Giá di chuyển trên đám mây (xu hướng)
  • Đám mây chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lá cây (dòng chảy trong xu hướng)
  • Giá di chuyển trên đường cơ sở (đà)
  • Đường chuyển đổi di chuyển lên trên Đường cơ sở (động lượng)

 Tín hiệu Giảm giá:

  • Giá di chuyển dưới đám mây (xu hướng)
  • Đám mây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ (dòng chảy trong xu hướng)
  • Giá di chuyển dưới đường cơ sở (đà)
  • Đường chuyển đổi di chuyển bên dưới Đường cơ sở (động lượng)

♦ Hỗ trợ và kháng cự trong Ichimoku

Tất cả các đường trong Ichimoku đều là hỗ trợ và kháng cự, tuy nhiên chúng không có cùng sức mạnh. Về xu hướng tăng lý tưởng được mô tả trước đó, mức độ hỗ trợ của các mức hỗ trợ (theo thứ tự giảm dần) sẽ là:

  • Span B
  • Span A
  • Kijun-Sen (Bản thân mình thấy Kijun và Span A có mức kháng cự ngang nhau)
  • Tenkan-Sen

Trên đây bài viết đã giới thiệu về các nội dung cơ bản nhất về Ichimoku. Ichimoku nói riêng và các công cụ phân tích kỹ thuật Nhật Bản nói chung thường được biết đến là các công cụ cần sự nhạy cảm nhất định của người sử dụng. Do đó hiểu là một chuyện, nâng tầm cách dùng lại là chuyện khác và cách tốt nhất để tự cải thiện là theo dõi cũng như thực hành thường xuyên. Tự học qua những lần đúng và quan trọng hơn ở cả những lần sai.

Chúc quý nhà đầu tư giao dịch thành công!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn