Mạng số các Dịch vụ Tích hợp
ISDN là một hệ thống điện thoại chuyển mạch số hoàn toàn được thiết kế đầu tiên bởi các công ty điện thoại và các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu như một sự thay thế cho hệ thốáng điện thoại tương tự. Nó được đề xuất vào năm 1984, với mục tiêu xây dựng hệ chuyển mạch hoàn toàn vào cuối thế kỷ. Một hệ thống số hoàn toàn có nhiều thuận lợi, bao gồm sự tin cậy, tính khả mở và thích hợp cho việc truyền dữ liệu.
Chuyển sang dùng ISDN cho dữ liệu phù hợp một cách tự nhiên, nhưng với các cuộc thoại thì đòi hỏi phải chuyển đổi sang điện thoại ISDN. Hiện đã có các adapter dành cho thiết bị không phù hợp ISDN. Đối với thương mại, ISDN cung cấp các kết nối chuyển mạch thiết thực hơn so với kết nối modem và rẻ hơn các đường thuê bao trong trường hợp nhu cầu băng thông luôn thay đổi. ISDN hỗ trợ băng thông theo yêu cầu, như sẽ được thảo luận sau nầy.
BRI (Basic Rate ISDN) Version ISDN đáng quan tâm nhất đối với người tiêu dùng vì nó vận hành trên dây đồng có sẵn, cung cấp các kênh thoại số và dữ liệu. BRI được chia thành hai kênh, một kênh 64 Kbit/sec (gọi là kênh B) và một kênh 16 Kbit/sec (gọi là kênh D) được dùng cho các tín hiệu điều khiển như xác lập cuộc gọi. Kênh B có thể được dùng cho thoại hoặc dữ liệu và được kết hợp để tạo thành kênh dữ liệu 128 Kbit/sec.
PRI (Primary Rate ISDN) Các tổ chức có nhu cầu dùng ISDN ở tốc độ dữ liệu cao hơn (cho các kết nối mạng) thì cần đến PRI. Về cơ bản nó cung cấp các kênh bổ sung theo yêu cầu, lên đến tổng số là 23 kênh B và một kênh D 64 Kbit/sec cho toàn bộ băng thông, tương đương với một đường T1 (1.544 Mbit/sec)
B-ISDN (Broadband ISDN) Vào năm 1988, CCITT bắt đầu phát triển các dịch vụ B-ISDN với tốc độ trên 155 Mbit/sec do dự đoán các dịch vụ video và thông tin đa phương tiện. Kiến trúc B-ISDN sử dụng ATM (Asynchronuous Transfer Network) ở tầng liên kết dữ liệu và SONET (Synchronuous Optical Network) ở tầng vật lý. SONET là mạng sợi quang được hiện thực đầu tiên bởi các nhà cung cấp truyền tải theo tốc độ quốc tế. Các nhà truyền tải dùng công nghệ B-ISDN để kết nối hệ thống của chính họ. Các người dùng cuối có thể có tận dụng thuận lợi nầy thông qua các kết nối tốc độ dữ liệu cao khác như DSL. Xem phần “B-ISDN (Broadband ISDN)” để có thêm chi tiết.
Có một sự khác nhau đáng kể giữa BRI/PRI và B-ISDN. B-ISDN là một dịch vụ chuyển mạch cell dựa theo ATM. Ngược lại, BRI và PRI là các dịch vụ chuyển mạch điện. Tuy nhiên, B-ISDN có thể hiện thực mạch ảo trong các dòng cell của nó. Môi trường B-ISDN được phát triển đầy đủ sẽ hiện thực chuyển mạch cell ATM ở mọi nơi - trong máy tính và mạng ở phía khách hàng và trong mạng truyền tải. Nhiều công ty lớn vẫn có phương tiện để thực hiện điều nầy. Hầu hết chỉ cần thêm một bộ chuyển mạch ATM đường trục ngay tại chỗ của họ, nối trực tiếp vào thiết bị ATM của nhà cung cấp truyền tải. Dưới đây là các thảo luận về Basic Rate ISDN và Primary Rate ISDN, là version hướng-người dùng của ISDN. Hiện nay nó đã có sẵn sàng ở khắp nơi và nhiều người dùng nó để xây dựng WAN hay để truy cập tốc độ cao vào Internet. Có nhiều phương pháp cạnh tranh nhằm tăng cường tín hiệu trên các đường truyền tương tự có sẵn, như được mô tả trong “DSI (Digital Subscriber Line)”, và các sản phẩm modem mới dùng kỹ thuật dồn kênh, như được mô tả trong phần “Inverse Multiplexing“.
Các Dịch vụ và Kết nối ISDN
Các dịch vụ ISDN có thể cung cấp kết nối số dầu cuối cho người tiêu dùng. Các dịch vụ nầy có thuận lợi là vẫn dùng cáp truyền sẵn có và cho phép người tiêu dùng truy cập vào mạng số ISDN được xây dụng bởi các công ty truền tải. ISDN yêu cầu một kỹ thuật đặc biệt để biến đổi giọng nói thành dữ liệu số. Điều nầy ngược lại với hệ thống tương tự cũ trước đây mà trong hệ thống nầy modem được dùng để biến đổi dữ liệu số của người dùng cuối thành dữ liệu tương tự để truyền trên đường tương tự.
Mạch ISDN hỗ trợ nhiều thiết bị ở cùng một thời điểm bằng hiện thực dồn kênh phân chia theo thời gian. Điều nầy có nghiã là dòng dữ liệu bit được chia thành các khung, với mỗi khung mang dữ liệu từ một thiết bị khác. Các bit được chuyển theo dòng đi qua mạch và được tách ra trên bộ truyền tải cuối rồi phân phối về thiết bị đích.
Ở Bắc Mỹ, nhà truyền tải lắp đặt một thiết bị NT (Network termination) ở phía khách hàng. Như minh hoạ trong hình I-19, thiết bị NT1 kết nối khách hàng với đường truyền tương tự của công ty điện thoại. Đối với gia đình hay văn phòng nhỏ dùng các kết nối BRI, ISDN kết nối trực tiếp vào NT1. Đối với doanh nghiệp lớn cần nhiều đường (PRI), thì phải thêm một giao diện NT2. NT2 hỗ trợ hệ thống chuyển mạch, dồn kênh và tập trung nhiều đường ISDN từ PBX (voice calls) hay từ mạng LAN.
Thiết bị NT cung cấp một kết nối cho thiết bị TE (terminal equipment) và TA (terminal adapter) vào mạng dữ liệu. Thiết bị TE thì tương thích với ISDN, còn các TA là các thiết bị cung cấp kết nối cho các thiết bị không-ISDN như điện thoại hiện dùng. TA giống như một modem và thường có một đầu nối với điện thoại và một đầu nối với PC.
Thiết bị NT có thiết kế cho phép nối với tám thiết bị, và do NT quản lý điạ chỉ. Mạch bên trong NT làm nhiệm vụ cấp phát thời gian cho mỗi thiết bị được truy cập đường dây, dùng chiến lược điều khiển cạnh tranh. Chú ý rằng không phải tất cả thiết bị NT đều như nhau. Một số có thể chỉ có hai đầu nối, một cho dữ liệu và một cho điện thoại.
Băng thông theo yêu cầu
Như đã đề cập tới, ISDN hỗ trợ băng thông theo yêu cầu, gia tăng nhất thời tốc độ truyền tải. Với thiết bị và phần mềm thích hợp, thiết bị ISDN sẽ nối các đường phụ khi cần để kiểm soát sự đột biến lưu lượng truyền hay để điều hành các nhu cầu nhất thời cho hội nghị video. Như đã được bàn trong phần “Bandwidth on Demand”, các mạch bổ sung được kết hợp lại để tạo ra một đường ống dữ liệu lớn hơn. Quá trình nầy có thể tự động hay được lập trình chạy ở những khoảng thời gian xác định trong ngày. Với mạch chuyển, bạn chỉ phải trả tiền những gì mà bạn dùng, vì vậy mạch sẽ được gỡ bỏ ngay khi hết yêu cầu.
Với BRI, hai kênh có thể kết hợp lại thành đuờng kết nối dữ liệu 128 Kbit/sec. Với PRI, 23 kênh có thể được kết hợp lại khi cần để cung cấp tốc độ truyền lên đến 1,536 Mbit/sec (Ở Mỹ). Các giao thức để kết hợp các đường là đa kết nối PPP (Point-to-Point Protocol Multilink) và BACP (Bandwidth Allocation Control Protocol), được thảo luận trong những chủ đề liên quan. Cả hai giao thức đều xác định cách gửi datagram trên nhiều đường đã tổ hợp lại. Tuy nhiên, BACP làm việc liên kết với đa kết nối PPP để cung cấp kết nối kênh động. Hai hệ thống ngang hàng sẽ dàn xếp với nhau để thay đổi băng thông cho đa kết nối PPP khi cần.
Giao diện kênh tín hiệu
Kênh D được tách riêng với kênh B và cung cấp tín hiệu thiết lập cuộc gọi. Tín hiệu nầy vận hành trong các tầng vật lý, kết nối dữ liệu và tầng mạng (trong mô hình giao thức OSI). Các giao thức xác định kiểu thông điệp được trao đổi giữa thiết bị khách hàng, và trao đổi cục bộ dùng để thiết lập và duy trì dịch vụ. Các dịch vụ được cung cấp bởi mỗi tầng giao thức được mô tả dưới đây:
Physical layer (Tầng vật lý) thiết lập một kết nối chuyển mạch điện cung cấp truyền tải 64 Kbit/sec. Việc kiểm tra hồi tiếp và theo dõi cũng được quản lý trong tầng nầy. Tầng nầy cũng hỗ trợ đường multidrop cho việc kết nối điện thoại, máy tính và các thiết bị khác.
Data link layer (Tầng liên kết dữ liệu) dùng LAPD (Link Access Procedure for D Channel) cũng là một HDLC (High-level Data Link Control). LAPD làm việc trên kênh D để cung cấp thông tin điều khiển và tín hiệu. Nó cung cấp các dịch vụ liên vận khung (frame relay) và chuyển mạch khung (frame-switching) trong đó các khung được định tuyến thông qua các nút trung gian. Tầng liên kết dữ liệu chuyển tiếp các khung bằng cách đọc thông tin điạ chỉ và gửi tiếp các khung theo đường dẫn ảo tương ứng đến đích của chúng. Có thể có nhiều đích. Các thiết bị hoạt động ở tầng nầy là PBX số (private branch exchanges) và các thiết bị cầu nối cho máy tính. tầng nầy có thể dùng để cài đặt mạng riêng giữa hai site.
Network layer (tầng mạng) có thể cung cấp các dịch vụ chuyển mạch gói tương tự như X.25. Nó cũng có thể cung cấp chuyển mạch điện và kết nối người dùng với người dùng. Các thông điệp được phát ra trong tầng nầy được truyền đi bằng các giao thức tầng liên kết dữ liệu.
Circuit-Switching Services
Dịch vụ chuyển mạch
Dịch vụ chuyển mạch, ngược lại với chuyển gói, tạo nên kênh truyền thông chuyên dụng giữa hai hệ thống đầu cuối. Các cuộc gọi điện thoại trên mạng là một ví dụ. Đối với kết nối gia đình hoặc văn phòng, một mạch bắt đầu từ một cặp dây xoắn từ vị trí người gọi đến trung tâm chuyển mạch điện thoại ở địa phương. Nếu kết nối là giữa hai điện thoại trong cùng một khu vực, bộ chuyển mạch cục bộ là đủ để hoàn tất một mạch. Điều nầy được minh họa bởi các kết nối A1-A2 trong hình C-5. Nếu việc kết nối giữa các điện thoại là khác vùng, một mạch được thiết lập qua một sự trao đổi trung gian như mạch C1-C2. Các mạch đường dài được thực hiện qua một văn phòng chuyển mạch từ xa như mạch B1-B2.
Sự khác biệt giữa mạch chuyên dụng (dedicated circuit) và mạch chuyển mạch (switched circuit) là mạch chuyên dụng luôn được nối kết, và mạch chuyển mạch được thiết lập và ngắt bất kỳ lúc nào, giảm được chi phí kết nối. Các mạch chuyển mạch có thể bổ sung cho đường dây chuyên dụng (dedicated line). Ví dụ, một cầu nối hoặc bộ định tuyến thích hợp có thể dùng giao thức quay số theo yêu cầu (dial-on-demand) để quay số tự động đến đường dây chuyển mạch nếu luồng giao thông trên đường vượt quá khả năng của nó. Tham khảo mục “DDR (Dial-on Demand Routing)” để biết thêm thông tin. Các mạch chuyển mạch còn được dùng để truyền dữ liệu giữa các văn phòng từ xa. Một mạch chuyển mạch có thể kết nối để truyền một gói thư điện tử theo từng 15 phút.
Trong mạng chuyển gói, dữ liệu được phân chia thành các gói và truyền qua mạng hiện được chia sẻ cho các khách hàng khác. Các gói được xen kẻ với các gói từ nhiều nguồn khác. Bằng cách nầy việc sử dụng mạng sẽ hiệu qủa hơn và giảm được chi phí sử dụng, nhưng các mạng chuyển gói có thể bị chậm trễ khi có khách hàng nào đó tải quả nhiều lưu thông trên mạng. Các công ty điện thoại đã phát triển mạng chuyển mạch tốc độ cao sử dụng ATM (Asynchronous Transfer Mode) để giải quyết vấn đề nầy. ATM dùng các cell có kích thước cố định và chuyển mạch cao tốc để cải tiến dịch vụ.
Một số vấn đề cần lưu ý về các dịch vụ chuyển mạch:
- Một mạch end-to-end phải được thiết lập trước khi bắt đầu truyền thông. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể làm mạch nầy thường trực (permanent) hoặc quay số (dial-up)
- Một khi mạch được cài đặt, khách hàng có thể truyền với các tốc độ khác nhau và những cách định khung khác nhau để truyền dữ liệu giữa các hệ thống đầu cuối.
- Các mạng chuyển mạch chia các gói theo thứ tự và không gây ra chậm trễ đường truyền từ các khách hàng khác.
- Chuyển gói được ưa thích hơn đối với dịch vụ đường dài và chuyển mạch là thích hợp hơn cho các dịch vụ đường ngắn.
Các mạch ảo dùng riêng (private virtual circuit) được cài đặt trên mạng chuyển gói/cellxem mục “Virtual Circuit”. Như đã đề cập, ISDN (Integrated Services Digital network) là một ví dụ về các dịch vụ chuyển mạch. Tốc độ cơ bản của ISDN là hai kênh chuyển mạch tốc độ 64kbit/sec có thể dùng cho thoại hoặc dữ liệu. Các điện thoại ISDN số hóa âm thanh tương tự thành thông tin số để chuyển qua mạch. Hai kênh 64kbit/sec có thể kết hợp thành một kênh 128kbit/sec để truyền dữ liệu. Người dùng có thể quay đến bất kỳ nơi nào để thiết lập một mạch, như vậy kết nối được chuyển mạch. Trái lại, ISDN băng tần rộng (broadband) có định hướng chuyển gói (packet-switched orientation) và có thể tăng tốc độ dữ liệu lên rất cao. ISDN là một sản phẩm mà các công ty điện thoại mong muốn nhằm tạo ra một hệ thống điện thoại hoàn toàn số có khả năng chuyển mạch. Công nghệ nầy được đề nghị đầu tiên vào đầu những năm 1980 và cho đến nay vẫn còn xây dựng.
DSL
Digital Subscriber Line - Đường thuê bao Số
Công nghệ DSL cải tiến đáng kể băng thông của các hệ điện thoại tương tự hiện nay. Nó có thể cung cấp độ thông suất (throughput) lên đến 52 Mbit/s qua những khoảng cách giới hạn.
DSL nâng cấp dung lượng dữ liệu của đường truyền xoắn cặp giữa tổng đài điện thoại của công ty điện thoại và các gia đình. Băng thông của đường truyền nầy bị giới hạn cỡ 3000 Hz do được sử dụng cho hệ thoại. Trong khi bản thân đường truyền có thể xử lý các tần số cao hơn, các thiết bị chuyển mạch điện thoại được thiết kế để cắt các tín hiệu trên 4000 Hz để lọc nhiễu trên đường truyền. Dĩ nhiên là các công ty điện thoại sẽ không giận dữ khi nâng cấp thiết bị chuyển mạch của họ để có được băng thông lớn hơn, nhất là khi đi kèm với Internet. Ngày nay mọi người đang tìm cách tăng dung lượng băng thông để cải tiến truy cập web. DSL là thành công lớn nhất, nhưng nhiều người còn nhớ những hứa hẹn của ISDN (Intergrated Services Digital Network), ngày nay trở nên phổ biến sau 12 năm quảng cáo dữ dội. Các công ty TV cáp cũng đưa ra truy cập cao tốc (dùng Ethernet 10Mbit/s) qua hệ cáp sẵn có. Điều nầy sẽ dẫn đến sự cạnh tranh với các công ty điện thoại hoặc buộc các công ty điện thoại đưa ra dịch vụ DSL nhanh hơn cả dịch vụ ISDN.
Có bảy loại hình dịch vụ DSL, phân theo tốc độ từ 16Kbit/s đến 52 Kbit/s. Các dịch vụ nầy hoặc đối xứng (có cùng tốc độ theo cả hai chiều), hoặc bất đối xứng (dung lượng đến có thể cao hơn dung lượng đi). Các dịch vụ bất đối xứng là thích hợp cho người dùng Internet vì người ta lấy về thông tin nhiều hơn là gởi đi. Ví dụ, chỉ cần nhấp một nút chuột là có thể lấy về nhiều thứ, gồm cả ảnh và văn bản.
Nên nhớ rằng khi tốc độ truyền tăng thì khoảng cách truyền tải giảm đi. Điều nầy có nghĩa là những người dùng ở qúa khoảng cách nhất định từ công ty điện thoại sẽ không thể đạt tốc độ cao. Ví dụ, Dịch vụ tốc độ cao nhất đòi hỏi khách hàng ở trong phạm vi 1000 bộ tính từ tổng đài trung tâm. Mặc dù ít gia đình đạt điều kiện nầy, nhưng nhiều công ty gần công ty điện thoại sẽ hưởng được dịch vụ nầy.
Các kết nối DSL là điểm-điểm chuyên dụng, nghĩa là luôn luôn được kết nối. Không còn dịch vụ dial-up nữa. Cũng không còn vấn đề chuyển mạch nữa, nghĩa là đường truyền là kết nối trực tiếp vào hệ thống frame relay, ATM hoặc Internet của nhà cung cấp. Về phía khách hàng, cần phải có modem DSL, và nhà cung cấp phải có thiết bị hỗ trợ để cung cấp dịch vụ. Có hai kỹ thuật điều biến xung đột nhau, vì thế người dùng phải bảo đảm rằng modem của họ tương thích với thiết bị của nhà cung cấp. Nhiều nhà cung cấp đang đưa ra các gói dịch vụ đi kèm với modem thích hợp.
Ví đường truyền luôn trực tuyến, bạn có thể nghĩ rằng RBOC (regional Bell operating companies) sẽ tính giá cao, nhưng gía hiện nay, với thông suất bằng đường truyền T1, là dưới $150/tháng. Giá nầy có thể cao đối với gia đình, nhưng vẫn chấp nhận được đối với các văn phòng tại nhà. Khách hàng cũng cần xét đến giá modem, khoảng từ $500-$1000/cái.
Để ý rằng dịch vụ T1 là không thích hợp để dùng ở nhà vì nhiều lý do. Thứ nhất, là nó gây ra tiếng nhiễu (cross-talk) giữa các cặp xoắn trong cáp 50 cặp chạy từ công ty điện thoại đến các khu dân cư. Điều nầy có nghĩa là chỉ có thể dùng một đường truyền T1 cho một đường cáp 50 cặp. Kỹ thuật mã hóa đường truyền trong T1 cũng phí phạm băng thông, và các bộ lặp lại tín hiệu (repeater) phải có theo từng 2km. Các dịch vụ DSL giải quyết được vấn đề nầy và cung cấp thông suất cao hơn.
HDSL (High-bit-rate Digital Subscriber Line) HDSL là dịch vụ phổ biến nhất. Nó cung cấp tốc độ T1 1.544 Mbit/s qua đường truyền với khoảng cách 3.6km. Nói chung, HDSL là dịch vụ T1 không cần dùng repeater nhưng dùng hai đường truyền.
SDSL (Symetrical Digital Subscriber Line) SDSL là dịch vụ đối xứng giống như dịch vụ HDSL nhưng hoạt động trên dây xoắn cặp. Nó cung cấp tốc độ T1 1.544 Mbit/s, và hoạt động trên tần số thoại, vì thế thoại và dữ liệu có thể được truyền trên cùng đường truyền.
ADSL (Asymetrical Digital Subscriber Line) ADSL là dịch vụ tốc độ cao cho các đường nội hạt. Đây là công nghệ bất đối xứng, nghĩa là tốc độ đến cao hơn nhiều so với tốc độ đi. Điều nầy thích hợp với các phiên làm việc trên Internet, trong đó thông tin lấy về nhiều hơn hẳn thông tin gởi đi. ADSL hoạt động trong dải tần số trên tần số thoại, vì vậy hai hệ thống có thể vận hành trên cùng đường truyền. Tốc độ truyền đến và khoảng cách được liệt kê trong bảng dưới đây. Tốc độ truyền đi trong phạm vi từ 16Kbit/s đến 640 Kbit/s. Downstream rate Downstream distance
1.544 Mbit/s 5.5 km
2.048 Mbit/s 4.8 km
6.312 Mbit/s 3.6 km
8.448 Mbit/s 2.7 km
VDSL (Very high bit rate Digital Subscriber Line) VDSL về cơ bản là dịch vụ ADSL với tốc độ cao hơn nhiều. Đây là dịch vụ bất đối xứng có tốc độ truyền đến cao hơn nhiều so với tốc độ truyền đi. Dịch vụ nầy được dùng trên cùng một đường truyền với mạng điện thoại và ISDN. Tốc độ truyền đi từ 1.6Mbit/s đến 2.3 Mbit/s. Tốc độ truyền đi được liệt kê trong bảng dưới đây:
Upstream rate Upstream distance
12.96 Mbit/s 1.4 km
25.82 Mbit/s 0.9 km
51.84 Mbit/s 0.3 km
RADSL (Rate-Adaptive Digital Subscriber Line) Dịch vụ nầy cũng tương tự như ADSL, nhưng có đặc điểm thích nghi với tốc độ (rate-adaptive). Tốc độ truyền được thay đổi theo chất lượng đường truyền và chiều dài đường truyền. Kỹ thuật line-polling được dùng để thiết lập tốc độ kết nối trong lần đầu tiên thiết lập đường truyền.
ADSL đang được chú ý nhiều nhất như là một dịch vụ truy cập Internet. Nó được ANSI phê chuẩn. Các hãng truyền tải và các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang cố gắng loại bỏ những tin xấu về cài đặt ISDN và đang nỗ lực để bảo đảm dịch vụ ADSL là dễ thiết lập. Khách hàng chỉ cần có hệ tương thích với TCP/IP, Ethernet adapter và modem ADSL để có thể truy cập Internet. Có thể thuê modem như là một phần của dịch vụ nầy. Giá modem loại nầy khoảng từ $500-$1000.
Đối với các kết nối văn phòng, đường truyền ADSL truyền tải lưu lượng ATM trực tiếp vào hệ chuyển mạch ATM của nhà cung cấp. Các gói IP được đặt trong cell ATM, sau đó được truyền qua đường ADSL. Hãng Arial (http://www.arial.com) đã phát triển một adapter ATM cho máy trạm. Cho phép truy cập trực tiếp đến dịch vụ ADSL không dùng modem.
Hai kỹ thuật điều biến (mã hóa trên đường truyền) đang được dùng cho ADSL. Một kỹ thuật là DMT (discrete multitone), được thiết lập như chuẩn ANSI. Kỹ thuật khác, gọi là CAP (carrierless amplitude and phase) đang được nhiều nhà cung cấp ủng hộ. Với DMT, phổ đường truyền điện thoại được chia thành 256 kênh 4 kHz. Mỗi kênh tránh được nhiễu và giao thoa với các tín hiệu phổ rộng. CAP dùng một kênh và kỹ thuật điều biến gọi là QAM (quadrature amplitude modulation) tương tự như trong modem V.34 (28.8 Kbit/s). Khi mua modem ADSL, cần bảo đảm các thiết bị kết nối sử dụng cùng một kỹ thuật mã hóa. Các modem ADSL dùng DMT sử dụng kỹ thuật FDM (frequency division multoplexing) để tạo 3 kênh riêng biệt, xem hình D-32. Để ý đến kênh thoại, kênh truyền đi tốc độ thấp và kênh truyền đến tốc độ cao. Kỹ thuật lọc được dùng để cô lập mạch thoại với các kênh ADSL, và bảo đảm dịch vụ thoại không bị ngắt trên đường truyền. Nó cũng tách dịch vụ dữ liệu khỏi dịch vụ thoại, làm giảm tắt nghẽn cho hệ điện thoại.
PSTN
Public-Switched Telephone Network - Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
PTSN đã được dùng như là hệ thống chuyển mạch điện thoại trong nhiều năm. Hệ thống nầy truyền tải các cuộc gọi điện thoại bằng tín hiệu analog bằng cáp đồng xoắn từ nhà và văn phòng đến nhà truyền tải; thường được gọi là local loop (vòng lặp cục bộ). PSTN là một hệ thống chuyển mạch điện, nghĩa là toàn bộ mạch nầy được thiết lập riêng cho người gọi và người được gọi. Để truyền tải tín hiệu dạng digital thì bạn phải dùng modem. Các trạm chính của nhà truyền tải được nối kết với nhau bằng nhiều loại phương tiện truyền thông, gồm cáp đồng, cáp quang, và các tháp truyền sóng ngắn. Các cuộc gọi thường được chuyển qua dạng dữ liệu digital để truyền tải qua các phương tiện nầy. Chỉ có vòng lặp cục bộ (local loop) là giữ lại các đặc tính của hệ thống điện thoại gốc.
Wide Area Network - Mạng Diện Rộng
Mạng WAN nối các văn phòng cách xa nhau của một tổ chức thông qua các kênh truyền thông công cộng hay dành riêng. Cách đây không lâu, chỉ có ít cách để làm điều nầy. Bạn có thể nối mạng các văn phòng bằng các modem quay số chậm chạp hay nối qua các đường truyền thuê bao. Các line nầy có thể truyền dẫn thông tin với tốc độ cao nhưng phải trả cước phí khá lớn vì giá cước sẽ tăng theo khoảng cách.
Đăng nhận xét