Subnet Mask










Là quy ước về đặt địa chỉ, trong các mạng WAN (là mạng nối nhiều LAN lại với nhau= LAN-to-LAN), các bộ định tuyến (router- các thiết bị làm chức năng quyết định chuyển một gói tin nào đó về mạng LAN A, B, C hay D dựa vào "destination network address" của gói tin đó. 

Router làm chức năng tương tự như "người Phụ trách phân loại thư từ theo địa chỉ đến được ghi trên bì thư" của ngành bưu điện: trước khi đi phát thư, người này sẽ phân loại thư và giao cho người Bưu tá phụ trách từng khu vực để họ đi phát thư) sẽ quyết định gói tin ở trên mạng sẽ được "chuyển giao" cho subnet nào tùy vào địa chỉ của Subnet đó trong phần "tiêu đề" (header) của gói tin. Ví dụ: Subnet của mạng LAN trong công ty GREENTEK có dạng: 255.255.255.0. Do vậy máy tính của tôi sẽ có địa chỉ là: 100.100.100.10 và các máy tính khác cùng Subnet nhất thiết phải có địa chỉ là: 100.100.100.X với X là số nguyên có giá trị từ 0-254).• Công ty A có 2 mạng LAN và có nhu cầu kết nối lại với nhau.
• Việc kết nối 2 mạng LAN (hay còn gọi là 2 phân mạng LAN - LAN segment) lại với nhau: LAN 1 tại Văn phòng ở Sài Gòn, LAN 2 ở Hongkong sử dụng một đường truyền số liệu là kênh thuê riêng tốc độ 64Kbps (64Kbps leased line) và một cặp Router (bộ định tuyến).
• Hệ thống mạng LAN-to-LAN này sử dụng giao thức TCP/IP để liên lạc với nhau. Xin nhắc lại: TCP/IP là bộ giao thức hỗ trợ định tuyến - routable network protocol. Do vậy nó cho phép MÁY 1, MÁY 2 & MÁY 3 được phép "vượt qua" ranh giới của Văn Phòng ở Sài Gòn để "nói chuyện" với các máy tính MÁY 4, MÁY 5, MÁY 6.
• SUBNET 1 là tên mà tôi đặt cho mạng LAN ở Sài Gòn. SUBNET 1 có Subnet mask (quy định về cách đặt địa chỉ ở lớp mấy) là 255.255.255.0 (nghĩa là gồm 3 lớp A.B.C) và địa chỉ cụ thể là 100.100.100.X. Do vậy, mỗi "nút" mạng trên SUBNET 1 đều có địa chỉ là 100.100.100.X với X là số chạy từ 1 - 254. Cụ thể là:
o MÁY 1 có địa chỉ: 100.100.100.2
o MÁY 2 có địa chỉ: 100.100.100.3
o MÁY 3 có địa chỉ: 100.100.100.4
o ROUTER ở SUBNET1 (Router cũng là một "nút" mạng): 100.100.100.1
• SUBNET 2 là tên mà tôi đặt cho mạng LAN ở Hongkong. SUBNET 2 có Subnet mask (quy định về cách đặt địa chỉ ở lớp mấy) là 255.255.255.0 (nghĩa là gồm 3 lớp A.B.C) và địa chỉ cụ thể là 100.100.200.Y. Do vậy, mỗi "nút" mạng trên SUBNET 2 đều có địa chỉ là 100.100.200.Y với Y là số chạy từ 1 - 254. Cụ thể là:
o MÁY 4 có địa chỉ: 100.100.200.2
o MÁY 5 có địa chỉ: 100.100.200.3
o MÁY 6 có địa chỉ: 100.100.200.4
o ROUTER ở SUBNET 2 (Router cũng là một "nút" mạng): 100.100.200.1
• Trong thực tế, trong sơ đồ mạng ở trên có tất cả là 3 Subnet khác nhau: SUBNET 1, SUBNET 2 và SUBNET 3 là phần mạng diện rộng (WAN)


• SUBNET 3 là tên mà tôi đặt cho mạng WAN kết nối 2 mạng LAN ở Sài Gòn và Hongkong lại với nhau. SUBNET 3 có Subnet mask (quy định về cách đặt địa chỉ ở lớp mấy) là 255.255.255.0 (nghĩa là gồm 3 lớp A.B.C) và địa chỉ cụ thể là 100.100.300.Z. Do vậy, mỗi "nút" mạng trên SUBNET 3 đều có địa chỉ là 100.100.300.Z với Z là số chạy từ 1 - 254. Cụ thể là:
o Giao diện WAN của Router ở Sài Gòn có địa chỉ: 100.100.210.1
o Giao diện WAN của Router ở Sài Gòn có địa chỉ: 100.100.210.2
• Như vậy, tôi hy vọng các bạn có thể hiểu khái niệm về "subnet", "subnet mask" và cách đặt địa chỉ dựa theo bộ giao thức TCP/IP.


Qua ví dụ trên, các bạn cũng có thể hiểu định nghĩa của cụm từ "giao thức hỗ trợ định tuyến" (routable network protocol). Bởi, bản thân từ "giao thức mạng" là tương đối "khó hiểu" đối với các bạn không chuyên ngành CNTT hoặc chuyên ngành CNTT nhưng không học chuyên đề mạng.

Do bộ giao thức về TCP/IP là một trong các chuẩn mạng "cực kỳ" quan trọng đối với người ham thích tìm hiểu và "hành nghề" mạng. Việc tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành về TCP/IP là "cực kỳ" bổ ích. Bởi vì ngày nay, khoảng cách về không gian và thời gian giữa quốc gia quốc gia và giữa cá nhân với cá nhân gần như không tồn tại. Điều đó ít nhiều liên quan đến khái niệm "net" hoặc "Internet". Mà các từ "net" hoặc "Internet" lại là "các tên gọi của mạng sử dụng bộ giao thức TCP/IP".

Một ví dụ khác rất thiết thực là khái niệm "VOIP" (Voice Over IP) hoặc IP Phone là một ứng dụng (trong vô vàn ứng dụng) của giao thức IP (Internet Protocol): gọi điện thoại qua mạng Internet. Khi bạn sử dụng các dịch vụ mạng: 171, 177 và 178 của các nhà cung cấp: Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (qua mạng VNN), Công ty Sài Gòn Postel (Saigon Net), Công ty Điện Tử Viễn thông Quân Đội (Vietel) để gọi điện thoại đường dài liên tỉnh hoặc gọi điện thoại đi nước ngoài với giá khá "bèo" : cước phí từ trên 2.0 USD-3.8USD/phút tùy theo quốc gia theo cách gọi thông thường (IDD call: International Direct Dialing, cách gọi: "00" +Mã quốc gia + mã vùng + số điện thoại thuê bao) được giảm xuống 1.4 USD/Phút hoặc thấp hơn cho tất cả các cuộc gọi đi tất cả các nước thông qua các dịch vụ trên (Internet call, cách gọi: 171+"00"+Mã quốc gia + mã vùng + số điện thoại thuê bao).

Nói như vậy, nghĩa là chi phí điện thoại hàng tháng của bạn sẽ giảm xuống rất nhiều. Cho dù bạn là cá nhân hay doanh nhiệp bạn cũng phải công nhận là Internet và các dịch vụ của nó như VOIP, WWW, E-mail cũng đã ít nhiều góp phần "làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn". Khái niệm "IP on Everything" - "nối mạng IP cho tất cả" là một khái niệm đang dần trở nên khá quen thuộc với mọi người.



Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn